Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn In Focus: Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp- Part3

Kỹ Thuật Sử Dụng Đèn Flash Tích Hợp #3: Tạo Ảnh Chân Dung Tuyệt Đẹp Bằng Daylight Sync

2019-08-19
13
12.34 k
Trong bài viết này:

Trong bài viết đầu tiên, chúng ta đã tìm hiểu việc nháy đèn flash vào ban ngày có thể giúp ích thế nào cho ảnh của chúng ta. Đây là một kỹ thuật được gọi là "daylight sync", và ứng dụng cơ bản nhất của nó là cân bằng ánh sáng ở tiền cảnh và hậu cảnh khi chụp ở điều kiện ánh sáng tự nhiên mạnh. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu nó có thể được sử dụng một cách sáng tạo như thế nào để tạo ra một hiệu ứng đẹp giống đèn sân khấu chiếu lên đối tượng. (Người trình bày: Teppei Kohno)

Chân dung với hiệu ứng đèn sân khấu

FL: 18mm (tương đương 28mm)/ Manual exposure (f/11, 1/200 giây)/ ISO 100
Bù phơi sáng flash EV+2

Trong ảnh này, hậu cảnh tối hơn đối tượng, làm cho nó có vẻ như đối tượng đang đứng dưới đèn sân khấu. Phần khó là làm rõ hiệu ứng đồng thời đảm bảo rằng độ tương phản giữa hậu cảnh và đối tượng không quá mạnh và có vẻ thiếu tự nhiên.

 

Từng bước: Cách tạo ra hiệu ứng

Sơ đồ

A: Sử dụng các hướng dẫn thiết lập máy ảnh sau đây để phơi sáng hậu cảnh.

  • - Chế độ phơi sáng: Manual
  • - Độ nhạy sáng ISO: Thấp (Ở đây tôi sử dụng ISO 100)
  • - Khẩu độ: Tương đối hẹp (có thể bắt đầu bằng f/8)
  • - Tốc độ cửa trập: Tốc độ đồng bộ flash của máy ảnh (Thường là 1/200 giây)

B: Áp dụng bù phơi sáng flash dương để chiếu sáng đối tượng. Chụp.
C: Kiểm tra kết quả chụp, và điều chỉnh bù phơi sáng flash nếu cần.
D: Nếu bạn cần làm cho hậu cảnh tối hơn, hãy tăng số f.

Ở bên dưới, chúng ta tìm hiểu các khái niệm đằng sau các bước này một cách chi tiết hơn.

 

Khái niệm 1: Thiết lập phơi sáng cơ bản của máy ảnh quyết định độ sáng của hậu cảnh

Để tạo ra hiệu ứng đèn sân khấu, bạn muốn đối tượng trông sáng hơn hậu cảnh. Một thủ thuật để đạt được điều đó là làm cho hậu cảnh tối hơn một chút, có thể đạt được điều này bằng một khẩu độ hẹp hơn và tốc độ cửa trập cao hơn.

Việc tăng số f cũng ghi lại chi tiết ở hậu cảnh, giúp mang lại hiệu ứng siêu thực cho ảnh.

Việc sử dụng chế độ phơi sáng thủ công mang lại cho bạn khả năng kiểm soát cả thiết lập khẩu độ lẫn tốc độ cửa trập.

 

Tốc độ cửa trập càng chậm, hậu cảnh càng sáng

Chân dung với hậu cảnh quá sáng

FL: 18mm (tương đương 28mm)/ Manual exposure (f/8, 1/80 giây)/ ISO 100/ WB: Auto/ Bù phơi sáng flash: EV+2

Trong ảnh này, tốc độ cửa trập chậm đã dẫn đến hậu cảnh sáng hơn gần như bằng độ sáng với đối tượng. Nó hoạt động như một tấm ảnh bình thường, nhưng nó không phải là hiệu ứng chúng ta muốn. 

Tốc độ cửa trập (tốc động đồng bộ flash) càng cao, hậu cảnh càng tối

Chân dung với hậu cảnh vừa đủ đẹp

FL: 18mm (tương đương 28mm)/ Manual exposure (f/8, 1/200 giây)/ ISO 100/ WB: Auto/ Bù phơi sáng flash: EV+2

Ngoài tốc độ cửa trập, đây là ảnh có thiết lập chính xác như ảnh trước đó. Hậu cảnh tối hơn làm cho hiệu ứng đèn sân khấu rõ hơn.

 

Nắm thông tin này: Tốc độ đồng bộ flash là gì?

Tốc độ đồng bộ flash là tốc độ cửa trập cao nhất mà bạn có thể sử dụng với đèn flash. Ở mức cao hơn tốc độ cửa trập này, máy ảnh sẽ không thể nháy đèn flash đủ nhanh trước khi màn trập đóng lại, dẫn đến các phần trong ảnh của bạn bị tối, hoặc tối hoàn toàn hoặc ở dạng các sọc tối nằm ngang được gọi là banding. Tốc độ đồng bộ flash trên hầu hết các máy ảnh là khoảng 1/200 giây.

 

Khái niệm 2: Bù phơi sáng flash kiểm soát độ sáng của đối tượng và hiệu ứng "đèn sân khấu"

Mặc dù điều này phụ thuộc vào khoảng cách của bạn với đối tượng, có khả năng nhất là bạn sẽ phải tăng bù phơi sáng flash để làm cho đối tượng của bạn sáng hơn và hoàn chỉnh hiệu ứng đèn sân khấu. Nếu bạn thấy rằng hiệu ứng này quá sáng, hãy giảm giá trị bù phơi sáng flash của bạn.

Có khả năng là bạn sẽ cần phải tiếp tục điều chỉnh độ sáng của hậu cảnh/đối tượng cho đến khi bạn có được hình ảnh bạn muốn. 

 

Bù phơi sáng flash EV±0: Đối tượng quá tối

Đối tượng quá tối

Có ít sự chênh lệch về phơi sáng giữa hậu cảnh và đối tượng. Toàn bộ ảnh trông quá tối.

Bù phơi sáng flash EV+2: Hiệu ứng đèn sân khấu tốt

Đối tượng được chiếu sáng đầy đủ

Áp dụng một giá trị bù dương lớn cho phơi sáng flash sẽ tạo ra độ tương phản cao hơn giữa đối tượng và hậu cảnh, làm tăng hiệu ứng đèn sân khấu.

 

Thủ thuậtSử dụng đầu góc rộng của ống kính

Điều này làm tăng tỉ lệ hậu cảnh tối trong ảnh, làm cho khu vực được chiếu "đèn sân khấu" trở nên nổi bật hơn. Nó cũng làm tăng cảm giác không gian và tạo ra một tấm ảnh sống động.

Xin chúc mừng! Bạn vừa có được một tấm chân dung ngoài trời độc đáo chỉ với máy ảnh, ống kính và đèn flash tích hợp.


Cải thiện nó thêm bằng đèn Speedlite

Ánh sáng từ đèn flash không chỉ có thể chiếu xa hơn, cho phép bạn đứng cách xa đối tượng hơn, bạn còn có thể nháy đèn flash ngoài máy ảnh để có các hiệu ứng sáng tạo khác nhau. Đèn flash ngoài cũng có chế độ đồng bộ tốc độ cao loại bỏ giới hạn tốc độ cửa trập, cho phép bạn sử dụng khẩu độ lớn hơn để tạo ra hiệu ứng bokeh.

Sau đây là cách mà một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới sử dụng tính năng daylight sync trên đèn Speedlite ngoài máy ảnh để tạo ra bóng đổ rất đẹp:
2 Kỹ Thuật Dùng Một Đèn Để Có Ảnh Cưới Chân Dung Ngày/Đêm Tuyệt Đẹp

---

Trong bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng kỹ thuật đồng bộ chậm trên đèn flash tích hợp để chụp ảnh chân dung trên nền hoàng hôn.

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Teppei Kohno

Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.

http://fantastic-teppy.chips.jp

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi