Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (2): "Mô Thức & Sự Nhịp Nhàng" & "Đường Cong Chữ S"

2019-01-23
7
6.15 k
Trong bài viết này:

Tìm hiểu cách làm cho ảnh của bạn trông hấp dẫn và thú vị hơn nữa bằng cách sử dụng các kỹ thuật này của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Trong bài thứ hai trong loạt bài này, chúng ta xem xét các khái niệm "mô thức & sự nhịp nhàng" và "đường cong chữ S". (Người trình bày: Tatsuya Tanaka)

Hình ảnh chính về các kỹ thuật lập bố cục chuyên nghiệp

 

Mô thức & sự nhịp nhàng: Sử dụng các yếu tố lặp lại để tạo ra những tấm ảnh bắt mắt

Sơ đồ mô thức

 

Sự nhịp nhàng và mô thức xuất hiện xung quanh bạn!

Nếu bạn nhìn quanh, bạn sẽ tìm thấy mô thức ở những đường thẳng, hình dạng và thậm chí là màu sắc. Bạn có thể thấy chúng trong hàng cây được trồng ngăn nắp ven đường, trong những viên gạch xây tường, hoặc trong những phiến đá lát đường.

 

Ví dụ về mô thức

Chim mòng biển trên biển
Chim mòng biển trên biển (được đánh dấu)
Gạch trên tường
Gạch trên tường (được đánh dấu)
Đá lát đường
Đá lát đường (được đánh dấu)

Khi bạn nhìn thấy những mô thức này, hãy chú ý đến cấu trúc và sự hài hòa của chúng. Những yếu tố tạo thành mô thức là gì? Chúng kết hợp với nhau như thế nào?

Điều đó sẽ giúp bạn tạo ra một tấm ảnh hấp dẫn.

 

Sự nhịp nhàng: Thay đổi tùy vào cách sắp xếp các yếu tố lặp đi lặp lại

Miễn là các yếu tố này được lặp lại, sẽ có dạng nhịp nhàng nào đó, hãy xem nội dung sau:

 

Bố trí ngẫu nhiên

những đống rơm trên đồng (bố trí ngẫu nhiên)
những đống rơm trên đồng (bố trí ngẫu nhiên)

Ảnh bên trên là những đống rơm được bố trí ngẫu nhiên trên đồng. Mặc dù có sự bố trí ngẫu nhiên, vẫn có một dạng cân đối nào đó mang lại sự nhịp nhàng cho ảnh.

 

Bố trí đều

những đống rơm trên đồng (bố trí đều)
những đống rơm trên đồng (bố trí đều)

Ở đây, cũng những đống rơm đó được bố trí theo một bố cục dễ đoán hơn. Điều này dẫn đến một dạng nhịp nhàng khác, và ảnh có được cũng có cảm giác khác.

 

Tìm hiểu thêm về cách sử dụng các mô thức trong các bài viết sau đây:
Làm sao để có những bức ảnh chụp đẹp hơn cho Instagram
Nhiếp ảnh trừu tượng: Biến thiên nhiên thành những đối tượng chụp
Cách Sử Dụng Những Đường Nét hoặc Hoa Văn trong Nhiếp Ảnh

 

Bố cục đường cong chữ S: Một cách khác để thêm độ sâu và phối cảnh vào ảnh của bạn

Sơ đồ đường cong chữ S

Những đường cong trong bố cục đường cong chữ S thêm cảm giác chuyển động cho ảnh lẽ ra là ảnh tĩnh. Trong một số trường hợp, thậm chí chúng còn có thể thêm chiều sâu trực quan và phối cảnh cho ảnh.

 

Cách tạo bố cục đường cong chữ S?

Tìm các yếu tố giống với chữ 'S'. Bạn có thể tìm thấy chúng trong những con sông uốn khúc, những con đường uốn lượn, hoặc thậm chí là trong cây thường xuyên mọc trên cây.

 

i) Đường cong chữ S có thể thêm độ sâu cho ảnh

Đường quê uốn lượn

Đường quê uốn lượn
Đường quê uốn lượn (minh họa)

Trong ảnh được đánh dấu "X", đường cong xuất hiện quá nhẹ nhàng. Để có ảnh thành công ở trên cùng, tôi thay đổi vị trí chụp và góc máy để làm cho hình chữ 'S' của con đường trông rõ hơn (hình thứ 3). Hãy để ý điều này cũng mang lại thêm chiều sâu cho ảnh như thế nào.

 

ii) Đảm bảo chữ 'S' được gọn gàng

Dòng sông uốn khúc

Dòng sông uốn khúc (minh họa)
Dòng sông uốn khúc (minh họa)

Mặc dù ảnh có dấu "X" có đường cong chữ S, nhưng chữ 'S' không gọn lắm: Hãy để ý nước rẽ nhánh thế nào ở giữa làm cho bố cục có vẻ luộm thuộm. Ảnh trên cùng ghi lại một đường cong chữ S gọn gàng, không có yếu tố gây xao lãng, và do đó, bố cục trông gọn gàng hơn.
 

Thủ thuật: Bố cục chỉ có một con đường hoặc dòng sông uốn khúc có thể trông nhàm chán. Cải thiện thêm nữa bằng cách thêm sự thu hút trực quan, chẳng hạn như một chiếc xe hay vài cái cây.

 

Bố cục đường cong chữ S không chỉ dành cho ảnh phong cảnh hay đường phố!

Nó cũng phù hợp cho chụp ảnh sản phẩm thú vị, nhất là khi bạn có một số đồ vật nhỏ. Chỉ cần sắp xếp các đồ vật đó để tạo ra hình chữ S, như trong ví dụ bên dưới.

Những đồ vật nhỏ được xếp thành hình chữ S

Những đồ vật nhỏ được xếp thành hình chữ S
Những đồ vật nhỏ được xếp thành hình chữ S (minh họa)

Trong ảnh đầu tiên, những đồ vật được xếp theo kích thước. Tuy nhiên, bố cục này thiếu kết cấu, và có vẻ luộm thuộm. Tái sắp xếp chúng thành một hình chữ S (hình thứ hai) sẽ giúp cho ảnh được gọn gàng và có cảm giác nhịp nhàng.

 

Thủ thuật cuối cùng: Kết hợp với một kỹ thuật lập bố cục khác để có kết quả tốt hơn!

Mặc dù chỉ riêng bố cục đường cong chữ S có thể làm nổi bật độ sâu và phối cảnh, bạn có thể có được một hiệu ứng còn đẹp hơn bằng cách kết hợp nó với bố cục đường chéo hoặc bố cục chia đôi.

 

Tham khảo Phần 1 để tìm hiểu về khái niệm định hướng trực quan, sự bất ngờ và giảm trừ.


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Tatsuya Tanaka

Sinh năm 1956, Tanaka là một trong các nhiếp ảnh gia hiếm hoi sáng tác các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau từ một phối cảnh bình thường. Những thể loại này là từ những thứ trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như côn trùng và hoa, đến phong cảnh, các tòa nhà cao tầng, và các thiên thể. Ngoài nhiếp ảnh, Tanaka cũng đã phát triển phương pháp riêng của mình trong các quy trình hậu xử lý bao gồm sửa ảnh và in ảnh.

http://tatsuya-t.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi