Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Phòng trưng bày của nhiếp ảnh gia

Sự Hấp Dẫn của Không Ảnh: Chụp Phong Cảnh Khó Dự Đoán Ở Điều Kiện Khó

2017-08-10
4
2.26 k
Trong bài viết này:

Cho phép chúng ta nhìn thế giới từ một quan điểm vô cùng khác biệt, chụp không ảnh có thể là một quy trình khó, nhưng rất xứng đáng. Trong bài phỏng vấn sau đây, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Jeffry Lim đưa ra một số lời khuyên và thủ thuật đáng giá về việc cần có những gì để chụp không ảnh.

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 38mm/ Shutter-priority AE (f/3.5, 1/1600 giây)/ ISO 800/ WB: Auto

 

Triển lãm không ảnh được nhiều người đón nhận tại Malaysia

Jeffry Lim

Trên 50 tấm ảnh cỡ lớn được trưng bày trong triển lãm ảnh 'Aspiring New Zealand' của Jeffry Lim, tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Được tổ chức từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 7 tháng 5, 2017, tại Trung Tâm Mua Sắm Bangsar ở Kuala Lumpur, Malaysia, triển lãm ảnh 'Aspiring New Zealand' trưng bày một bộ sưu tập gồm trên 50 tấm ảnh khổ lớn, chụp bởi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Malaysia, Jeffry Lim trong chuyến đi New Zealand của ông vào tháng 6, 2016.

 

Quá trình chụp ảnh cho triển lãm này diễn ra trong bao lâu? Ngoài ra, ông có thể chia sẻ với chúng tôi một số khó khăn ông đã gặp phải hay không?

Quá trình chụp mất khoảng 23 ngày. Một số khó khăn tôi gặp phải gồm có thời tiết rất lạnh, nhiễu động bay, gió lớn, thiếu ánh nắng, và thông tin về địa điểm chụp (vì những địa điểm này không phải là những điểm du lịch thông thường). Một khó khăn nữa là thử áp dụng các kỹ năng mới khi chụp từ một loại máy bay khác. Ngoài ra, đôi lúc trên trời có thể có sương mù, làm cho khó chụp, điều này đòi hỏi phải chờ thêm cho đến khi trời trong.

 

Ông có phải đăng ký xin bất kỳ giấy phép đặc biệt nào để chụp ảnh hay không?

Tại New Zealand bạn có thể chụp không ảnh bằng máy bay hạng nhẹ, không cần xin giấy phép đặc biệt như ở các quốc gia khác, việc này thường làm cho bạn khó chụp được không ảnh.

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 70mm/ Shutter-priority AE (f/5, 1/1250 giây)/ ISO 800/ WB: Auto
Harvest Land (Kaikoura Flat): một tấm ảnh chụp thẳng đứng thể hiện cảnh quan xanh ngút mắt cánh đồng với kết quả thu hoạch tốt.

 

Ông có gặp bất kỳ tình huống nguy hiểm nào trong quá trình chụp hay không?

Có, vì hầu hết ảnh được chụp khi cửa máy bay mở toang, chuyển động ở độ cao lớn và nhiễu động ở điều kiện gió lớn làm cho tôi khó giữ thăng bằng hơn, và điều đó làm cho tôi cảm thấy khá nguy hiểm.

 

Ông có thể chia sẻ với chúng tôi một câu chuyện về điều kỳ diệu nhất đã xảy ra trong quá trình chụp hay không?

Tôi đã mơ về từ ‘Aspiring’ (Khát Vọng), và ở những địa điểm khác nhau mà tôi đã đến, từ này xuất hiện trên các biển hiệu. Nó dường như nhắc nhở tôi tìm kiếm nó. Sau khi tìm hiểu trên mạng, tôi vô tình phát hiện Núi Aspiring và quyết định chụp không ảnh ở New Zealand. Tôi có một chuyến bay khó khăn, vì bị ảnh hưởng bởi nhiễu động mạnh liên tục, và không có đủ ánh nắng để có ảnh đẹp. Tôi bắt đầu cầu nguyện sự can thiệp của đấng thiêng liêng. Sau khi cầu nguyện, một phép màu xảy ra khi mặt trời bắt đầu xuất hiện đằng sau những đám mây, và sương mù che phủ ngọn núi di chuyển sang một bên, để lộ ra đỉnh núi quang đãng cho tôi chụp. Đó là một cảnh ngoạn mục và đáng kinh ngạc!

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 90mm/ Shutter-priority AE (f/4, 1/1250 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Majestic Abba (Núi Aspiring): mặc dù có thời tiết nhiễu động với ít nắng, một phép màu đã xảy ra khi mặt trời đột nhiên xuất hiện và đỉnh núi phủ sương lộ ra.

 

Bí quyết thành công trong chụp không ảnh

Jeffry Lim

Nhiếp ảnh gia người Malaysia, Jeffry Lim chuẩn bị thiết bị để chụp không ảnh tại New Zealand, ở nhiệt độ -30 °C, ở độ cao 15.000 bộ trên mực nước biển.

Là một trong nhiều thể loại nhiếp ảnh, không ảnh là hành động chụp ảnh từ một nền tảng trên không, chẳng hạn như máy bay, trực thăng, dù lượn, khí cầu, hoặc thiết bị bay không người lái. Không ảnh có thể được chia thành hai loại chính: "xiên", khi nó được chụp hướng xuống theo một góc so với mặt đất, và "thẳng đứng", khi chụp trực tiếp từ trên nhìn xuống. Chụp không ảnh là một trong những ưu điểm chính của Jeffry Lim, và có chuyên môn cao ở cả hai loại này, ông sử dụng các góc khác nhau thích hợp cho từng đối tượng.

 

Ông có thể cho chúng tôi biết về lần đầu tiên ông đến với không ảnh, và ông thấy nó có gì hấp dẫn hay không?

Khi còn trẻ, tôi có một chuyến đi du ngoạn bằng trực thăng dành cho các gia đình tại một sự kiện địa phương. Chính từ chuyến đi đó tôi phát hiện ra những phối cảnh nhiếp ảnh khác nhau từ trên trời.

 

Ông thấy điều gì là khó nhất khi chụp ảnh từ máy bay?

Không như trực thăng, có thể bay lơ lửng và dừng lại ở một điểm cụ thể, máy bay cánh bằng cần phải bay liên tục. Do đó, chúng ta chỉ có một cơ hội để chụp một địa điểm từ cùng một điểm, làm cho rất khó có được ảnh đẹp.

 

Một chuyến bay mất khoảng bao lâu trong các buổi chụp ảnh của ông?

Khoảng từ 30 phút đến 2 giờ, tùy vào đường bay và khu vực cần chụp.

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 135mm/ Shutter-priority AE (f/14, 1/1600 giây)/ ISO 640/ WB: Auto
Serene (Conway Ridge): Một cảnh thanh bình vào sáng sớm, chụp khi bay bên trên những vùng biển nước sâu để tìm cá voi và cá heo.

 

Ông thường chuẩn bị thế nào trước một buổi chụp (kế hoạch bay, v.v.)? Ông trải qua quá trình trực quan hóa gì trước khi chụp ảnh cuối cùng?

Bước chuẩn bị đầu tiên là đảm bảo bạn có tất cả thiết bị chụp ảnh phù hợp, dây bảo hộ, và quần áo ấm khi lên máy bay. Bước thứ hai là có đường bay cơ bản, và đảm bảo rằng máy bay có đủ nhiên liệu để hoàn thành hành trình. Rất tiếc là, chúng ta không thể hình dung cụ thể địa điểm chụp cho đến khi bạn bay đến khu vực đích trên thực tế, vì thiên nhiên rất khó đoán và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết, gió, và điều kiện ánh nắng, mỗi yếu tố này có thể thay đổi nhanh chóng.

 

Ông sử dụng thiết bị gì trong quá trình chụp (máy ảnh, ống kính, kính lọc, v.v.)?

Máy ảnh tôi dùng là EOS 5D Mark III, và tôi dùng ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, EF24-70mm f/2.8L II USM, và EF70-200mm f/2.8L IS II USM. Ngoài ra, tôi sử dụng kính lọc phân cực.

 

Ông làm gì để tránh rung máy khi chụp cầm tay từ trên máy bay?

Chúng ta không thể thực sự tránh được rung máy trong khi bay, nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tác động này bằng cách chụp nhanh và chụp nhiều hơn. Cài đặt máy ảnh của bạn thành chụp liên tục tốc độ cao và sử dụng tốc độ cửa trập cao sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nhòe ảnh.

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 44mm/ Shutter-priority AE (f/11, 1/1600 giây)/ ISO 800/ WB: Auto
Flow (Sông Tasman): hình dạng đẹp cho thấy những mô thức được tạo thành bởi những dòng chảy nhỏ, chảy ra từ băng đá, tỏa ra nhiều hướng.

 

Cảm ứng và động lực của một nhiếp ảnh gia

Jeffry Lim

Jeffry Lim thực hiện kỹ thuật kiểm tra màu press check trong quá trình xuất bản tập sách ảnh ‘Aspiring New Zealand’, để đảm bảo độ chính xác màu của các tác phẩm của mình.

Nhiếp ảnh gia người Malaysia, Jeffry Lim hoạt động nhiếp ảnh chuyên nghiệp từ năm 1995, và trong những năm tháng này đã biến chụp không ảnh, chụp ảnh công nghiệp, ngoài khơi và chụp ảnh hàng hải thành một ưu điểm chính của mình.

 

Nguyên nhân gì giúp ông trở thành một nhiếp ảnh gia?

Ban đầu tôi là sinh viên báo ảnh của một tờ báo tiếng Hoa địa phương để kiếm tiền tiêu vặt. Trong thời gian này, tôi thực hành chụp ảnh rất nhiều và tự học. Từ đó tôi khám phát ra là mình thích chụp ảnh và dần dần nó truyền cảm hứng cho tôi để trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

 

Ông thấy điều gì là sự hấp dẫn và thú vui của chụp ảnh phong cảnh?

Chụp ảnh phong cảnh cho phép chúng ta tạo ra những tâm trạng và cảm xúc khác nhau trong ảnh dựa theo mùa chụp. Nó cũng là về cách chúng ta kết nối với phong cảnh và mang trải nghiệm đó trở lại với người xem.

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 50mm/ Shutter-priority AE (f/8, 1/1250 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Overcome (Sông Macaulay): con sông uốn khúc qua những địa hình khác nhau, phản ánh cách chúng ta có thể tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn khác nhau trong đời như thế nào.

 

Ông thường cảm thấy điều gì khi gặp những phong cảnh hùng vĩ? Mỗi lần ông có ấn tượng khác biệt hay không? Hay nó có làm cho ông nghĩ ra chủ đề của mình hay không?

Những yếu tố thiên nhiên khác nhau tạo ra những thứ khác nhau. Do đó, tất cả phong cảnh hùng vĩ đều rất khó đoán trước, cho phép chúng ta tạo ra những tấm ảnh đẹp khác nhau.

 

Ông đã hoạt động nhiếp ảnh một thời gian dài, nhưng ông có thể chia sẻ với chúng tôi về động lực của mình hay không?

Tôi thích hành trình nhiếp ảnh của mình, niềm đam mê, và kỹ năng Chúa ban. Tôi thấy mình như một người đưa tin thông qua các tác phẩm hình ảnh và điều này là động lực thúc đẩy tôi.

Jeffry Lim

EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 28mm/ Shutter-priority AE (f/2.8, 1/1600 giây)/ ISO 800/ WB: Auto
Forest City (Đảo Motuariki): ánh nắng sớm mai đổ bóng lên những hàng cây trên đảo, tạo ra một cái bóng giống như bóng của những tòa nhà cao tầng.

 

Kết luận

Mặc dù chụp không ảnh có nhiều khó khăn và thử thách, nhưng Jeffry Lim thấy mình như một người kể chuyện bằng hình ảnh, một người đưa tin thông qua các tác phẩm bằng hình ảnh, điều này mang lại động lực cho ông để chụp thể loại này, trong quá trình ông theo đuổi mục tiêu ghi lại vẻ đẹp thiên nhiên để người xem nhìn thấy. Thông qua sự hiểu biết của mình về các đối tượng hùng vĩ và sự đam mê đối với những đối tượng này, các nhiếp ảnh gia có thể có được lòng can đảm và năng lượng vô biên, và do đó, có thể chụp được những tấm ảnh xứng đáng nhất.

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Jeffry Lim

Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với trên 20 năm kinh nghiệm, Jeffry Lim chụp ảnh ở trên 40 quốc gia trong quá trình tác nghiệp. Ông có uy tín cao với các khách hàng trong ngành dầu khí, khối công nghiệp và doanh nghiệp, cho phép ông phát triển kinh nghiệm nhiếp ảnh đa dạng trên biển, trên không và đất liền.
Tác phẩm của ông được giới thiệu trên các kênh truyền hình như National Geographic Channel và Discovery Channel, và trên các phương tiện truyền thông như National Geographic Traveler, và Associated Press (AP).

http://www.jeffrylim.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi