Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

[Phần 2] Chụp Cảnh Đêm – Các Tia Sáng và Màu Sắc

2014-08-14
6
7.56 k
Trong bài viết này:

Chụp cảnh đêm cho phép bạn thưởng thức các kiểu biểu đạt khác nhau bằng cách thay đổi thiết lập của máy ảnh. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật về cách chụp 'các tia sáng' bằng cách sử dụng giá trị khẩu độ, cũng như các cách thể hiện 'màu sắc' bằng cách sử dụng cân bằng trắng. (Người trình bày: Takuya Iwasaki)

Trang: 1 2

Khép Khẩu

Chụp ‘các tia sáng’ trong ảnh đêm là một kỹ thuật thú vị, được thực hiện bằng cách điều chỉnh giá trị khẩu độ. Các tia sáng xuất hiện khi khép khẩu. Đối với các nguồn sáng ở gần bạn, chẳng hạn như đèn đường, việc khép khẩu một mức nhất định sẽ giúp tạo ra các tác phẩm hấp dẫn hơn.

Các Tính Năng Của Máy Ảnh Cần Sử Dụng

Giá Trị Khẩu Độ

Các tia sáng từ đèn đường xuất hiện rõ nét khi khép khẩu.

Kỹ Thuật Chụp Tia Sáng: Sử Dụng Khẩu Độ

Các tia sáng xuất hiện thế nào trong ảnh là phụ thuộc vào số lá khẩu trong ống kính cũng như giá trị khẩu độ. Nếu bạn muốn tạo ra các tia sáng, hãy khép khẩu càng nhiều càng tốt. Có thể có được kết quả tốt nhất trong khoảng f/8 và f/11, mặc dù hiệu ứng có thay đổi tùy vào các ống kính khác nhau. Lưu ý rằng, khép khẩu quá mức sẽ tạo ra tia sáng quá dài, điều này có thể làm ảnh hưởng đến bố cục. Mặt khác, khẩu độ mở gần hết sẽ làm cho ảnh thiếu tác động. Ngoài ra, hiệu ứng sẽ là không đáng kể nếu nguồn sáng ở quá xa. Hình dạng của các tia sáng thay đổi tùy theo số lá khẩu, do đó sẽ rất thú vị khi so sánh các ảnh được chụp bằng các ống kính khác nhau.

EOS 5D Mark II/EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Manual exposure (15 giây, f/8)/ ISO 200/ WB: White fluorescent light

Các tia sáng từ đèn đường ở cả tông màu ấm lẫn tông màu lạnh làm tăng vẻ đẹp cho ảnh.

Các Tia Sáng Được Tạo Ra Dùng Số Lá Khẩu Khác Nhau

Trái: 8 Lá, Phải: 9 Lá

Các ống kính hoặc có số lá khẩu chẵn hoặc số lá khẩu lẻ. Đối với loại chẵn, số tia sáng được tạo ra là bằng số lá khẩu, trong khi số tia sáng bằng gấp đôi số lá khẩu trong trường hợp là loại lẻ.

Các Tia Sáng Được Tạo Ra ở Các Giá Trị Khẩu Độ Khác Nhau

Trái: f/4, Phải: f/11

Ở khẩu độ tối đa f/4, các tia sáng ngắn và tròn. Ngược lại, các tia sáng mạnh được tạo ra khi khép khẩu xuống f/11.

Chọn Cân Bằng Trắng cho Ảnh Của Bạn

Trong chụp cảnh đêm, không có ánh nắng và đối tượng được chiếu sáng bằng các loại nguồn sáng khác nhau, không có màu trắng chính xác. Nói cách khác, bạn có hể biểu đạt ‘màu sắc’ bằng cân bằng trắng bạn thích. Các tùy chọn [Daylight (Ánh sáng ban ngày)] và [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)] là các tùy chọn được sử dụng thường xuyên nhất, vì chúng tạo ra màu sắc gần với những gì chúng ta nhìn thấy. Nếu bạn muốn so sánh các hiệu ứng dùng các thiết lập cân bằng trắng khác nhau, hãy cài đặt chất lượng ghi ảnh thành RAW trước khi chụp. Bằng cách đó, bạn có thể tự do thay đổi thiết lập trong quá trình phát triển ảnh RAW.

Chức Năng Của Máy Ảnh Cần Sử Dụng

Cân Bằng Trắng

Nói chung, việc chọn một thiết lập nhiệt độ màu cao hơn sẽ thay đổi màu của cảnh đêm từ tông màu ngả xanh sang ngả đỏ.

Kỹ Thuật Chọn Màu

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Manual exposure (3,2 giây, f/9)/ ISO 200/ WB: White fluorescent light

Ở đây, tôi muốn tạo ra một tấm ảnh cây cầu hình học, cùng với khu vịnh bằng tông màu lạnh. Để tăng màu xanh, tôi đặt cân bằng trắng thành [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)].

Trong chụp cảnh đêm, không có quy tắc về việc sử dụng thiết lập cân bằng trắng cụ thể. Cân bằng trắng là một chức năng nhằm để tái tạo chính xác màu sáng vào ban ngày hoặc dưới ánh đèn ở một địa điểm trong nhà. Khi không có ánh nắng vào ban đêm, bạn có thể sử dụng cân bằng trắng để quyết định màu của toàn bộ ảnh bằng cách tạo ra hiện tượng đổ màu một cách có chủ đích. Các thiết lập cân bằng trắng thường được sử dụng nhất trong chụp cảnh đêm là [Daylight (Ánh sáng ban ngày)] và [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)], vì cả hai đều tái tạo cảnh đêm ở những màu sắc gần với những gì mắt chúng ta nhìn thấy. Đối với các máy ảnh cao cấp, bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ màu theo cách thủ công (đo bằng đơn vị Kelvin). Giảm giá trị Kelvin sẽ tăng tông màu xanh, trong khi tăng giá trị này sẽ mang lại tông màu đỏ mạnh hơn.

Đổ màu ở các thiết lập cân bằng trắng khác nhau trong chụp cảnh đêm

  1. 2,500K
  2. 2,800K
  3. 4,000K (White fluorescent light)
  4. 5,500K (Daylight)
  5. 10,000K

Màu Sắc ở Các Thiết Lập Cân Bằng Trắng Khác Nhau

WB: Preset (2,800K)

Khi chọn một nhiệt độ màu thấp hơn thiết lập [White fluorescent light (Ánh sáng đèn huỳnh quang trắng)], đèn LED màu trắng sẽ có màu xanh dương, và toàn bộ ảnh được tái tạo ở tông màu xanh lạnh.

WB: White Fluorescent Light

Màu xanh mạnh, trong khi màu hồng của tòa tháp cũng được tái tạo sống động. Bên cạnh tông màu lạnh, ảnh này mang lại ấn tượng nhân tạo phần nào.

WB: Daylight

Toàn bộ ảnh được tái tạo ở màu cam. Chi tiết của bầu trời lúc chạng vạng cũng sáng, mang lại ấn tượng ấm cho ảnh.

Takuya Iwasaki

Sinh năm 1980 tại Osaka. Sau khi tốt nghiệp Khoa Kinh Tế Học, Đại Học Hosei, Iwasaki trở thành nhiếp ảnh gia cảnh đêp vào năm 2003. Ông làm hướng dẫn cho All About (http://allabout.co.jp) cũng như giảng viên cho ‘Khóa Nhiếp Ảnh Đêm’ của Tokyu Seminar BE.
http://www.yakei-photo.jp/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi