Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

5 Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh Cần Thử Trong Chuyến Đi Tiếp Theo Của Bạn

2019-07-10
0
1.79 k
Trong bài viết này:

Bạn đang chờ khám phá và ghi lại cảnh đẹp ở điểm đến du lịch lần tới? Một chiếc máy ảnh mirrorless nhỏ gọn, lưu động sẽ là người bạn thân nhất của bạn, nhất là với lựa chọn ống kính phù hợp. Sau đây là cách tôi xoay xở chụp 5 loại cảnh khác nhau bằng máy ảnh EOS RP (Phiên bản tiếng Anh), ống kính zoom tiêu chuẩn (RF24-105mm f/4L IS USM) và ống kính macro một tiêu cự (RF35mm f/1.8 Macro IS STM). (Người trình bày Teppei Kohno)

 

1. Tận dụng ánh sáng đẹp vào buổi sáng để chụp đường phối với chi tiết nhỏ

Vòng đu quay từ đài quan sát

EOS RP/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/250 giây)/ ISO 200/ WB: Auto


Hướng ánh sáng từ mặt trời buổi sáng là hoàn hảo để làm nổi bật tính ba chiều

Để có một khởi đầu tốt đẹp vào buổi sáng, tại sao không tìm một nơi nào đó trên cao với cảnh thành phố thật đẹp?

Nếu bạn chụp ảnh vào buổi sáng sau khi mặt trời mọc, ánh sáng ở điều kiện lý tưởng để chụp ảnh các tòa nhà vì mặt trời không quá thấp. Điều này dẫn đến một góc chiếu sáng chéo tạo ra mức đổ bóng vừa phải ở những địa điểm thích hợp, làm nổi bật tính ba chiều ở các tòa nhà và đường phố.


Thủ thuật chuyên nghiệp để sử dụng ống kính: Sử dụng độ dài tiêu cự dài để làm cho bố cục được chặt chẽ hơn

Nhiều người sẽ muốn sử dụng một góc rộng để chụp những cảnh như thế, nhưng cách này có xu hướng ghi lại không gian không cần thiết, có thể làm cho ảnh có vẻ rời rạc.

Thay vào đó, hãy sử dụng độ dài tiêu cự tele để chụp một phần thú vị của cảnh. Ví dụ, bạn có thể chụp một tấm cận cảnh hơn về một tòa nhà mang tính biểu tượng. Điều này sẽ dẫn đến bố cục chặt chẽ hơn và có ấn tượng mạnh hơn.

105mm: Đối tượng quan tâm rõ ràng

Ảnh tele chụp vòng đu quay

40mm: Chụp mọi thứ

Ảnh góc rộng chụp hòn đảo có vòng đu quay

Các ví dụ bên trên cho thấy các độ dài tiêu cự khác nhau có tác động khác nhau rất nhiều như thế nào. Sử dụng góc rộng hơn (40mm) sẽ mang lại cảm giác rộng mở, trong khi một độ dài tiêu cự dài hơn (105mm) thu hút sự chú ý đối với các tòa nhà chụm lại sát nhau, dẫn đến ảnh có ấn tượng mạnh.

Xem thêm: Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (3): Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả

 

2. Ống kính macro: Hoàn hảo để chụp ảnh quán ăn

Cận cảnh món tráng miệng với môi trường xung quanh

EOS RP/ RF35mm f/1.8 Macro IS STM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/2.2, 1/250 giây, EV+0,3)/ ISO 400/ WB: Auto


Để chụp chi tiết món ăn, hãy sử dụng ống kính macro. Để cũng chụp chi tiết môi trường, hãy thử một ống kính macro góc rộng

Bạn ghé vào một quán ăn hoặc nhà hàng để nghỉ ngơi? Có khả năng là con mọt ảnh trong bạn sẽ muốn chụp ảnh đồ ăn. Ống kính gì tốt hơn ống kính macro để chụp một tấm cận cảnh sắc nét với từng món ăn với chi tiết hấp dẫn?

Một ống kính macro góc rộng như RF35mm f/1.8 Macro IS STM cho phép bạn không chỉ chụp được chi tiết món ăn, mà còn chụp được không khí hậu cảnh. Rất phù hợp để giữ lại những kỷ niệm về nơi bạn đã ăn món bánh sandwich bơ kem tuyệt ngon.


Thủ thuật:

- Tìm một chỗ ngồi kế bên cửa sổ. Ánh sáng bên rất phù hợp không chỉ với chụp ảnh đồ ăn, mà còn với chân dung.
- Nếu bạn muốn tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh, hãy chụp gần đối tượng nhất có thể. Có thể khó lấy nét hơn với một độ sâu trường ảnh nông hơn, nhưng sử dụng Touch Shutter sẽ giúp ích.


Thủ thuật chuyên nghiệp để sử dụng ống kính: Đừng quên ràng ống kính macro cũng rất phù hợp để chụp ảnh kéo lùi!

Ở khoảng cách lấy nét gần nhất

Xa đối tượng hơn một chút

Một chiếc ống kính macro 35mm rất phù hợp với các loại ảnh khác nhau. Khi bạn chụp ở khoảng cách lấy nét gần nhất, bạn sẽ có được một tấm ảnh chặt chẽ cho thấy kết cấu của đồ ăn. Nếu bạn chụp từ khoảng cách xa hơn, góc xem sẽ đủ rộng để chụp chi tiết môi trường. Ống kính này cũng có khẩu rộng, cho phép bạn dễ dàng chụp ảnh trong nhà.

Xem thêm: Ảnh Macro Tuyệt Ngon: Nghệ Thuật Chụp Ảnh Cận Cảnh Đồ Ăn

 

3. Bạn nhìn thấy một chiếc xe thú vị? Hãy đóng băng nó để lưu lại

Chiếc xe buýt cổ điển

EOS RP/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/1.000 giây, EV+0,3)/ ISO 800/ WB: Auto


Tăng độ nhạy sáng ISO để có được một tấm ảnh sắc nét chụp các đối tượng chuyển động

Những chiếc xe mang tính biểu tượng, một đàn chim đang bay thành đội hình…có khả năng là nhiều cơ hội chụp ảnh mà bạn gặp trong chuyến đi của bạn sẽ gồm có dạng đối tượng chuyển động nào đó.

Đối với các đối tượng lớn (ví dụ như xe cộ) và các đối tượng có xu hướng xuất hiện trong một nhóm (ví dụ như chim), bạn sẽ thường muốn sử dụng một khẩu hẹp và chụp ở góc rộng để đảm bảo ảnh sắc nét. Nhưng theo quy tắc phơi sáng, khẩu càng hẹp yêu cầu tốc độ cửa trập càng chậm để đảm bảo đủ phơi sáng, ngược lại điều này làm tăng khả năng nhòe đối tượng.

Để khắc phục vấn đề đó, hãy tăng độ nhạy sáng ISO để tăng tốc độ cửa trập.

Thủ thuật: Cài đặt vòng điều chỉnh có thể tùy chỉnh trên ống kính RF/ngàm chuyển EF-EOS R để điều chỉnh độ nhạy sáng ISO, và chỉ cần xoay vòng này là bạn có thể thay đổi thiết lập ISO. Hoàn hảo để chụp những khoảnh khắc thoáng qua!


Thủ thuật chuyên nghiệp để sử dụng ống kính: Để có được ảnh trông sắc nét hơn, hãy sử dụng khẩu độ hẹp hơn

Sắc nét ở f/11, 1/1,000 giây, ISO 800

Chiếc xe buýt cổ điển ở f/11

Quá mờ ở f/4, 1/250 giây, ISO 100

Chiếc xe buýt cổ điển ở f/4

2 ảnh chụp xe buýt này được chụp ở góc gần giống nhau. Ảnh được chụp ở khẩu độ tối đa (f/4) ở độ dài tiêu cự 65mm có độ sâu trường ảnh rất nông, ảnh có vẻ mờ. Lấy nét sâu ảnh có khẩu hẹp giúp làm cho ảnh trông sắc nét hơn.


Mẹo thiết lập máy ảnh: Cách chuẩn bị cho những cơ hội chụp ảnh bất ngờ

Duy trì thiết lập khẩu độ mặc định của bạn đủ hẹp để đảm bảo độ sâu trường ảnh lớn. Bằng cách đó, khi xuất hiện một cơ hội chụp ảnh bất ngờ, bạn có thể nhanh chóng có được một tấm ảnh tương đối sắc nét mà không phải lo lắng quá nhiều về việc cần lấy nét ở đâu.

Xem thêm: Thiết Lập Máy Ảnh Để Chụp Được Những Khoảnh Khắc Quyết Định: Một Chiếc Máy Bay Bay Qua Cầu Vồng

 

4. Tìm bóng đổ, nhất là lúc chạng vạng

Bóng đổ lúc mặt trời lặn

EOS RP/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 28mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/500 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Auto


Buổi tối: Thời điểm hoàn hảo để chụp ngược sáng

Bạn có được ánh nắng rất đẹp lúc chạng vạng khi mặt trời sắp lặn. Nếu bạn chụp ngược sáng, việc kết hợp bóng của người qua đường và các tòa nhà vào ảnh của bạn có thể mang lại cho bạn một tấm ảnh rất ấn tượng. Điều này là vì mặt trời sáng tương phản đẹp với các yếu tố phía trước nó và bóng đổ.

Thủ thuật: Mặt trời xuống càng thấp ở đường chân trời, bóng sẽ càng dài.


Thủ thuật chuyên nghiệp để sử dụng ống kính: Khi chụp ảnh góc thấp, hãy cố định máy ảnh bằng cách cầm ống kính

Tôi chụp ảnh bên trên trong khi quỳ gối xuống đất. Khi bạn phải chụp từ một vị trí thấp và góc thấp như thế này, hãy cố định máy ảnh bằng cách cầm chặt ống kính từ bên dưới bằng một tay. Việc đó giúp cho tay kia của bạn được rảnh để vận hành máy ảnh.

Ảnh này được chụp ở chế độ Live View, sử dụng màn hình có thể thay đổi góc và tính năng Touch Shutter.


Nắm thông tin này: Ống kính RF được thiết kế để giảm lóa và bóng ba

Khi nói đến ảnh ngược sáng, lóa và bóng ma thường là một mối quan ngại rất lớn vì những hiện tượng này có thể làm giảm chất lượng hình ảnh. Ống kính RF được thiết kế để giảm thiểu sự xuất hiện của chúng, để bạn sẽ có thể chụp ngược sáng mà không có vấn đề nghiêm trọng.


Xem thêm: Cách Chụp Của Tôi: Giờ Vàng Trên Đường

 

5. Chụp một tấm ở tốc độ cửa trập thấp—bằng tay!

Cảnh đường phố vào ban đêm

EOS RP/ RF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 43mm/ Shutter-priority AE (f/5.6, 1/4 giây, EV+0,6)/ ISO 800/ WB: Auto


Với khả năng ổn định hình ảnh lên đến 5 stop, rung máy được giảm rất nhiều

Khi màn đêm buông xuống, các thành phố có một vẻ quyến rũ khác biệt, lấp lánh. Chụp cảnh này sẽ trở nên dễ dàng với hệ thống ổn định hình ảnh (IS) trên ống kính RF24-105mm f/4L IS USM and RF35mm f/1.8 Macro IS STM. Hệ thống này, kết hợp với hệ thống Dual Sensing IS trong máy ảnh, nó sử dụng thông tin từ cảm biến hình ảnh cũng như cảm biến hồi chuyển trong ống kính để chống rung máy, đảm bảo hiệu ứng ổn định hình ảnh lên đến 5 stop tốc độ cửa trập.

Tôi tận dụng hết hệ thống IS trong ảnh chụp cầm tay bên trên, trong đó tôi sử dụng một tốc độ cửa trập chậm để tạo ra hiệu ứng nhòe chuyển động từ đèn đuôi của một chiếc xe chạy ngang qua. Cảm biến hình ảnh full-frame đảm bảo khả năng dựng chi tiết hoàn hảo ngay cả với độ nhạy sáng ISO khá cao là 800.

Khi bạn muốn đi du lịch với trang bị nhẹ, đôi khi không có gì thích thú hơn so với việc có thể chụp ảnh thiếu sáng mà không cần chân máy.


Thủ thuật chuyên nghiệp để sử dụng ống kính: Tìm một tốc độ cửa trập cung cấp mức nhòe chuyển động vừa phải

1/4 giây

Cảnh đêm với một chiếc xe đang di chuyển ở 1/4 giây

1/10 giây

Cảnh đêm với một chiếc xe đang di chuyển ở 1/10 giây

Nhòe chuyển động có thể thêm một điểm nhấn thú vị cho một tấm ảnh chụp cảnh đêm, nhưng lưu ý bạn muốn tạo ra mức nhòe bao nhiêu. Trong các ví dụ bên tên, bạn có thể thấy tốc độ cửa trập 1/4 giây dẫn đến nhòe chuyển động ở chiếc xe nhiều hơn như thế nào, tạo ra cảm giác năng động hơn.

Thận trọng: Nhòe chuyển động quá nhiều có thể làm cho khó thấy được trong ảnh của bạn có gì, do đó đừng đi quá xa!

Xem thêm: Những Thiết Lập Máy Ảnh Cần Sử Dụng Để Có Ảnh Chụp Tốc Độ Thấp Tuyệt Vời!


Thiết bị được sử dụng

 

Tìm hiểu thêm về ống kính RF trong:
6 Đặc Điểm Quan Trọng của Ống Kính RF

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Teppei Kohno

Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.

http://fantastic-teppy.chips.jp

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi