Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Focus Stacking: Một Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp Được Đơn Giản Hóa với Focus Bracketing

2019-10-02
3
6.22 k
Trong bài viết này:

Focus stacking (hay “depth compositing”) là một kỹ thuật thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp sản phẩm sử dụng để có ảnh chi tiết về sản phẩm. Đây là một công việc nhàm chán, tốn thời gian khi được thực hiện theo cách thủ công, nhưng có thể được đơn giản hóa bằng sự hỗ trợ của chức năng Focus Bracketing trong máy ảnh. Ảnh focus-stack khác nhau như thế nào, và bạn có thể tạo ra chúng bằng cách nào? Đọc tiếp để tìm hiểu—bạn có thể muốn tạo ảnh của riêng mình!

Những tấm ảnh focus bracket nên xem

 

Focus stacking: Một kỹ thuật kết hợp các tấm ảnh chụp ở các khoảng cách tiêu điểm khác nhau để có được một độ sâu trường ảnh lớn hơn

Chức năng Focus Bracketing sử dụng hệ thống AF để chụp nhiều tấm, mỗi tấm có tiêu điểm cách xa một chút. Bạn có thể sử dụng phần mềm xử lý hậu kỳ Digital Photo Professional (DPP) của Canon để kết hợp các khu vực đúng nén của các ảnh đã bracket, dẫn đến ảnh cuối cùng sắc nét và đúng nét hoàn toàn từ trước ra sau.

Minh họa về focus stacking

Ảnh A đến D là ảnh focus bracket với các tiêu điểm khác nhau, từ các phần của đối tượng gần máy ảnh nhất đến xa máy ảnh nhất. Sử dụng công cụ Depth Compositing trong DPP để kết hợp chúng nhằm tạo ra một tấm ảnh cuối cùng sắc nét toàn bộ. (Sơ đồ chỉ để minh họa.)

 

Tại sao chúng ta cần focus stacking?


Những điểm cơ bản về độ sâu trường ảnh

Tất cả chúng ta đều biết rằng sử dụng khẩu rộng sẽ làm "nhòe" hậu cảnh, hay nói cụ thể hơn là, làm mất nét. Nói cách khác, khu vực đúng nét trở nên hẹp hơn. Trường hợp này cũng có thể được mô tả là "độ sâu trường ảnh nông".

"Độ sâu trường ảnh" là khu vực sắc nét trong ảnh ("đúng nét") sau khi chúng ta lấy nét ở một đối tượng. Nó bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố:

1. Khẩu độ
2. Độ dài tiêu cự
3. Khoảng cách chụp


Mối quan hệ giữa từng yếu tố và độ sâu trường ảnh được cho biết bên dưới:

Yếu tố Độ sâu trường ảnh
Nông Sâu
Khẩu độ Lớn Nhỏ
Độ dài tiêu cự Dài Ngắn
Khoảng cách chụp Gần Xa

 

Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến độ sâu trường ảnh?

Câu trả lời sẽ gây ngạc nhiên cho một số người: Trên thực tế đó chính là khoảng cách chụp:

Bạn có khả năng cao nhất là sẽ không nhận thấy sự khác biệt khi chụp chân dung hoặc phong cảnh thiên nhiên, vì đối với các ảnh này, đối tượng có xu hướng ở xa một khoảng nhất định. Tuy nhiên, có khả năng bạn sẽ nhận thấy nó khi bạn chụp cận cảnh và chụp ảnh macro, vì khoảng cách chụp ngắn hơn nhiều.

Sau đây là một ví dụ minh họa: Giả sử bạn muốn chụp cận cảnh một bông hoa nhỏ. Bạn có từng cài đặt khẩu độ đến f/2.8, muốn tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh, cuối cùng gặp độ sâu trường ảnh nông đến mức bạn không thể lấy nét toàn bộ bông hoa?

Nghe có quen không? 

Trong những trường hợp như thế, bạn thường sẽ khép khẩu đến khoảng f/11. Việc này không chỉ giúp dễ lấy nét hơn, mà bạn sẽ vẫn có được hiệu ứng bokeh hậu cảnh đẹp. Điều này là vì khoảng cách chụp gần, nó vẫn cho phép bạn có được độ sâu trường ảnh cần thiết để có hiệu ứng bokeh hậu cảnh mặc dù có khẩu độ hẹp. 

 

Focus stacking khác với lấy nét sâu bình thường như thế nào?

Ảnh focus stack chụp hoa

Sử dụng một khẩu độ rất hẹp như f/22 sẽ giúp chúng ta có được những tấm ảnh như thế này, đúng nét hoàn toàn. Nhưng nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng không phải phần nào cũng sắc nét như sau.

 

Chụp ở f/22

Cận cảnh hoa không có focus stacking ở f/22

Đây là phần giữa ảnh. Tiêu điểm được đặt ở đây, nhưng nó vẫn trông hơn mờ một chút do nhiễu xạ.

Ảnh focus-stack

Cận cảnh hoa có focus stacking

Tâm ảnh, vị trí tiêu điểm, xuất hiện sắc nét.

Cận cảnh hoa không có focus stacking cho thấy độ mờ

Đóa hoa nằm đằng sau tiêu điểm và nằm ngoài mặt phẳng tiêu một chút. Do đó nó có vẻ mất nét một chút.

Cận cảnh hoa có focus stacking với những sợi lông nhỏ trông sắc nét.

Cũng bông hoa đó có vẻ sắc nét.

Tùy vào đối tượng chụp, khi bạn thử lấy nét sâu cho ảnh với khẩu độ hẹp, vẫn khả năng là dộ sâu trường ảnh không đủ sâu để tất cả các yếu tố sắc nét. Các khẩu độ cực hẹp cũng làm tăng khả năng xuất hiện nhiễu xạ, dẫn đến độ mờ trong ảnh.

Vì lý do này, chúng ta sử dụng focus stacking để đảm bảo rằng ảnh có độ sâu trường ảnh lớn, thật sự sắc nét với chất lượng hình ảnh cao.

 

Cách sử dụng Focus Bracketing

Focus stacking được sử dụng rộng rãi nhất trong chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp. Trước đây, nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng lấy nét thủ công (MF) để chụp một số tấm, tăng dần tiêu điểm cho từng ảnh. Sau đó họ sẽ căn chỉnh và kết hợp những tấm ảnh này bằng phần mềm sửa ảnh.

Nghe thì đơn giản, trên thực tế nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm để có ảnh đẹp. Sử dụng chức năng Focus Bracketing giúp đơn giản hóa quy trình bằng cách tự động hóa các tấm ảnh, và công cụ Depth Compositing trong DPP giúp cho bạn kết hợp những tấm ảnh dễ dàng hơn để tạo ra ảnh cuối cùng thành công.


Từng bước

1. Đặt máy ảnh lên chân máy. Điều quan trọng là phải giữ cho máy ảnh được ổn định nhất có thể!

2. Quyết định bố cục. Chụp rộng hơn một chút: Sau này bạn sẽ cần phải xén ảnh.

3. Đảm bảo rằng chế độ lấy nét của bạn được đặt thành “AF”.

4. Bật Focus Bracketing. Cài đặt số tấm được chụp mỗi lần chụp, và khoảng tăng tiêu điểm. (Nhấp vào đây để xem hướng dẫn trình đơn)

5. Lấy nét ở phần đối tượng gần ống kính nhất. Nhả cửa trập.

6. Chuyển các tập tin ảnh sang máy tính có cài đặt phiên bản DPP mới nhất. (Các phiên bản cũ hơn v4.10.0 không có công cụ Depth Compositing).

7. Trong DPP, chọn tất cả các ảnh focus-bracket và mở công cụ Depth Compositing.

8. Kiểm tra ảnh kết hợp. Nếu không đẹp, hãy thay đổi các tham số của bạn và thử lại.

(Bạn có thể cần phải chụp lại dùng các khoảng tăng tiêu điểm khác.)

 

Cách cài đặt Focus Bracketing trên máy ảnh

Trình đơn chụp với "Focus bracketing" được chọn

Chọn “Focus bracketing” từ trình đơn Shooting. Chọn “Enable”.

Trình đơn hiển thị số tấm

Cài đặt số tấm mỗi lần chụp.
Lưu ý: Nếu bạn cài đặt quá nhiều tấm, sẽ mất nhiều thời gian hơn để kết hợp chúng.

Trình đơn thể hiện chọn khoảng tăng tiêu điểm

Cài đặt khoảng tăng tiêu điểm Khoảng tăng hẹp hơn có nghĩa là tiêu điểm đối với từng ảnh sẽ khá gần nhau; khoảng tăng rộng hơn có nghĩa là chúng sẽ cách nhau xa hơn. Thông thường, các đối tượng càng nhỏ sẽ yêu cầu khoảng tăng càng hẹp và ngược lại. Cân nhắc ảnh cuối cùng khi bạn điều chỉnh giá trị này.

Trình đơn để bật/tắt làm mượt phơi sáng

Thông thường, mức phơi sáng được cố định ở tấm đầu tiên. Nhưng trên các máy ảnh có hỗ trợ làm mượt phơi sáng (exposure smoothing), những điều chỉnh nhỏ được thực hiện đối với mọi tấm để tránh làm thay đổi độ sáng ảnh.

 

Hình chụp màn hình DPP cho thấy ảnh thu nhỏ của các ảnh focus bracket

Một khi bạn đã chụp và tải ảnh lên DPP, hãy chọn các ảnh đó và mở công cụ Depth Compositing từ trình đơn DPP.

 

Trình đơn DPP hiển thị các tham số có thể chọn cho Depth Compositing

Bạn có thể điều chỉnh các tham số khác nhau trước khi chạy công cụ này.

 

Sử dụng Focus Bracketing trên thực tế

Focus stacking thường được sử dụng nhất để chụp ảnh sản phẩm để quảng cáo, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó để chụp ảnh sản phẩm cho các trang thương mại điện tử hoặc đấu giá trực tuyến. Bạn cũng có thể muốn thử dùng nó để chụp cảnh quan tự nhiên—nó là một cách để có được ảnh sâu nét mà không có rủi ro gặp nhiễu xạ ở khẩu hẹp.

Bạn có thể quan tâm đến:
Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thủ Thuật Nhanh Để Có Ảnh Nét Sâu Tuyệt Đẹp 

 

Các máy ảnh có Focus Bracketing

EOS RP

EOS RP

Focus bracketing: Bật/tắt
Số tấm: 2 – 999
Khoảng tăng tiêu điểm: Hẹp – Rộng (1 - 10)
Exposure smoothing: Bật/Tắt

Tìm hiểu thêm về EOS RP ở đây

Các ống kính tương thích*

RF24-105mm f/4L IS USM
RF28-70mm f2/L USM
RF50mm f/1.2L USM
RF35mm f/1.8 Macro IS STM
EF16-35mm f/4L IS USM
EF24-70mm f/4L IS USM
EF100mm f/2.8L Macro IS USM^
EF180mm f/3.5L Macro USM^
EF-S35mm f/2.8 Macro IS STM
EF-S60mm f/2.8 Macro USM^

*Vào tháng 10, 2018
^Với exposure smoothing được tắt

 

EOS 90D

EOS 90D

Focus bracketing: Bật/tắt
Số tấm: 2 – 999
Khoảng tăng tiêu điểm: Hẹp – Rộng (1 - 10)
Exposure smoothing: Bật/Tắt

Tìm hiểu thêm về EOS 90D ở đây

Các ống kính tương thích*

EF16-35mm f/4L IS USM
EF24-70mm f/4L IS USM
EF100mm f/2.8L Macro IS USM
EF180mm f/3.5L Macro USM
EF-S35mm f/2.8 Macro IS STM
EF-S60mm f/2.8 Macro USM

*Vào tháng 8, 2019

 

EOS M6 Mark II

EOS M6 Mark II

Focus bracketing: Bật/tắt
Số tấm: 2 – 999
Khoảng tăng tiêu điểm: Hẹp – Rộng (1 - 10)
Exposure smoothing: Bật/Tắt

Tìm hiểu thêm về EOS M6 Mark II ở đây

Các ống kính tương thích*

EF-M28mm f/3.5 Macro IS STM
EF-M15-45mm f/3.5-6.3 IS STM
EF-M18-150mm f/3.5-6.3 IS STM
EF16-35mm f/4L IS USM
EF24-70mm f/4L IS USM
EF100mm f/2.8L Macro IS USM
EF180mm f/3.5L Macro USM
EF-S35mm f/2.8 Macro IS STM
EF-S60mm f/2.8 Macro USM
EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM

*Vào tháng 8, 2019

 

PowerShot G5 X Mark II

PowerShot G5 X Mark II

Focus bracketing: Bật/tắt
Số tấm: 2 – 100
Khoảng tăng tiêu điểm: Hẹp – Rộng (1 - 10)
Exposure smoothing: Nil

PowerShot G7 X Mark III

PowerShot G7 X Mark III

Focus bracketing: Bật/tắt
Số tấm: 2 – 100
Khoảng tăng tiêu điểm: Hẹp – Rộng (1 - 10)
Exposure smoothing: Nil

Tìm hiểu thêm về PowerShot G5 X Mark II và PowerShot G7 X Mark III ở đây

 

Ảnh mẫu


Ảnh focus stack chụp xe lửa

EOS RP

 

Ảnh focus stack chụp đồng hồ

EOS RP

 

Ảnh focus stack chụp hoa

PowerShot G5 X Mark II

 

Ảnh focus stack chụp bánh ngọt

PowerShot G7 X Mark III

 

Để biết thêm thủ thuật về chụp ảnh sản phẩm, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
Kỹ Thuật Cơ Bản Để Chụp Sản Phẩm
Cách Tạo Ra Hậu Cảnh Lấp Lánh Bằng Vòng Tròn Bokeh Cho Ảnh Vật Trang Trí Đẹp

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi