Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Thợ lặn tự do Pepe Arcos chia sẻ về thế giới dưới nước qua ống kính của mình

2017-05-15
0
1.83 k
Trong bài viết này:

Hoà mình vào lòng đại dương sâu thẳm, huyền bí và chiêm ngưỡng những bức ảnh chụp dưới nước mà bạn chưa từng thấy trước đây. Thông qua các tác phẩm của thợ lặn từng giành chức vô địch kiêm nhiếp ảnh gia và nhà quay phim Pepe Arcos, cùng tìm hiểu phương thức để anh chụp được những bức ảnh phi thường và nơi khơi nguồn cảm hứng cho anh.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 23mm, 1/160 giây, f/10, ISO 800
Vương quốc Tonga

Chào Pepe, xin anh hãy giới thiệu về bản thân mình.

Xin chào! Tôi là một thợ lặn tự do, một nhiếp ảnh gia và là một người làm phim đến từ Tây Ban Nha, nhưng tôi đã sống ở châu Á được 5 năm và hiện đang làm việc tại Bali. Tôi đến với nhiếp ảnh kể từ khi còn rất trẻ, đã sử dụng nhiều loại máy ảnh khác nhau, thử sức với nhiều thể loại nhiếp ảnh từ chụp chân dung, phong cảnh, thời trang tới nhiếp ảnh đường phố. Chiếc máy ảnh đầu tiên nhất của tôi là một chiếc máy ảnh phim chỉnh bằng tay mà bố tôi cho. Thời đó chưa có Internet nên tôi học cách tác nghiệp với các ống kính, sử dụng chế độ chỉnh bằng tay và rửa phim thông qua thực hành thực tế.

EOS 5D Mark IV, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 16mm, 1/160 giây, f/7.1, ISO100
Niết bàn

Hãy cho chúng tôi biết anh đến với nhiếp ảnh dưới nước như thế nào?

Tôi nghĩ mọi thứ bắt đầu với Biển Đỏ. Tôi từng tới Dahab để tập luyện và tôi luôn bỏ lỡ việc xem các tấm ảnh chụp lặn tự do. Tôi chỉ biết một vài người bạn chụp hình [thợ lặn] vào thời điểm đó và tôi thực sự muốn kết hợp kỹ năng chụp ảnh trên mặt đất của mình và thiết kế phần hậu cảnh với một môi trường dưới nước để thể hiện được “dáng vẻ” của lặn tự do. Hiện tại, tôi kết hợp nhiếp ảnh thời trang chuyên nghiệp với nhiếp ảnh dưới nước và lặn tự do.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 35mm, 1/200 giây, f/9, ISO 800
Khu vườn trong biển

Vì sao anh lại muốn tập trung vào các thợ lặn tự do?

Tôi tin rằng thông qua lặn tự do, chúng ta trải nghiệm một sự kết nối khác với đại dương. Việc ở dưới nước mà không sử dụng bất kỳ thiết bị nhân tạo nào là rất tự nhiên, mà trong đó chứa đựng sự hài hoà và cả vẻ đẹp nữa.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 16mm, 1/250 giây, f/9, ISO 400
Dáng hình đại dương

Những khác biệt chính giữa nhiếp ảnh lặn bình khí và lặn tự do là gì?

Tôi có thể nói về điều này hàng giờ! Nhưng điểm khác biệt nổi bật là sự tự do trong chuyển động bởi chúng tôi có thể di chuyển tới bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Chúng tôi có thể lặn xuống sâu và trồi lên mặt nước nhanh mà không cần tới điểm dừng an toàn hoặc không phải bận tâm về áp suất (trừ việc giữ cân bằng), và điều này cho phép tôi phân tích ánh sáng và bố cục trong bối cảnh thực tế. Với nhiếp ảnh lặn bình khí, mọi thứ cần phải được lên kế hoạch trước bởi việc giao tiếp có thể khá phức tạp, còn trong lặn tự do, tôi có thể trao đổi với các người mẫu về việc họ cần làm gì và cũng có thể tuỳ cơ ứng biến khi theo sau họ trong lúc lặn và chờ đợi các khoảnh khắc thú vị.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 16mm, 1/250 giây, f/9, ISO 400
Những vũ công ánh sáng

Chúng tôi có một thắc mắc: anh giao tiếp với các người mẫu khi ở dưới nước như thế nào?

Tôi muốn tìm các khoảnh khắc độc đáo trong quá trình tương tác của họ với đại dương nên tôi cùng lặn với các người mẫu. Chúng tôi trao đổi trong các quãng thời gian nghỉ trên mặt nước nên tôi có thể hướng dẫn hoặc thảo luận một số ý tưởng. Lặp lại chính là điểm mấu chốt và trong trường hợp của tôi, điều quan trọng là chụp lại nét tinh hoa của khoảnh khắc đó, mà ở đó việc tạo dáng chụp hình sẽ phá vỡ đà đó. Tôi coi đó là một điệu nhảy giữa nhiếp ảnh gia và người mẫu, cùng nhau tận hưởng những gì chúng tôi muốn làm nhất.

EOS 5D Mark IV, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 19mm, 1/160 giây, f/9, ISO 250
Sensei

Đâu là những thử thách lớn nhất mà anh phải đối mặt khi chụp hình thợ lặn tự do?

Thách thức lớn nhất là dẫn dắt họ ra khỏi các ý niệm tồn tại trong họ trước đó về việc làm người mẫu lặn tự do - nói cách khác, vì hầu hết mọi người không quen với công việc của tôi nên họ cố gắng tạo dáng rập khuôn như tập yoga dưới nước hay tạo dáng quá mức như thể họ đang ở trong một câu chuyện cổ tích hoặc cố tỏ vẻ trông như một siêu anh hùng...

Khi chúng tôi lặn tự do cùng nhau và họ thật thoải mái, và xem những thành quả đầu tiên trên máy ảnh thì chúng tôi có thể làm việc đồng điệu với nhau. Đó là khi tôi có được bức hình mình muốn.

EOS 5D Mark IV, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 16mm, 1/160 giây, f/5, ISO 6400
Sâu thẳm

Anh cũng chụp ảnh sinh vật biển nữa. So với chụp ảnh thợ lặn tự do thì trải nghiệm đó như thế nào?

Một trong những lý do chính tiếp động lực để tôi tiếp tục lặn tự do chính là để được “chạm trán” nhiều hơn với các loài động vật hoang dã. Tôi luôn cảm thấy thế giới hoang dã có sức hút mãnh liệt và đó là nguồn cảm hứng vô tận. Chụp ảnh cá voi, cá mập hay cá đuối là trải nghiệm độc đáo, đầy cảm xúc khiến tôi muốn tác nghiệp mỗi khi có cơ hội. Một trong những chủ đề chính của tôi trong nhiếp ảnh là mối qua hệ của con người với các đại dương, nên sự kết hợp hoàn hảo để có được bức hình đẹp là có một thợ lặn tự do tương tác với các loài sinh vật dưới biển. Nó cho phép tôi chụp được những khoảnh khắc độc đáo luôn khiến chúng tôi suy ngẫm về cách chúng ta sống và hiểu về thực tại.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 23mm, 1/160 giây, f/9, ISO 640
“Chạm trán”

Các thiết bị anh sử dụng là gì?

Hiện tại, tôi sử dụng máy ảnh EOS 5D Mark IV với một ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM trong một vỏ chống nước Nauticam. Tôi chụp trong ánh sáng tự nhiên, nhưng gần đây tôi có thêm hai đèn Strobe Inon Z240 để chụp hình thời trang dưới nước. /p>

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM , 16mm, 1/200 giây, f/6.3, ISO 400
Mỹ nhân ngư II

Vậy anh thiết lập thế nào khi chụp hình dưới nước?

Tôi tường bắt đầu với tuỳ chọn thiết lập cơ bản có tốc độ cửa trập 1/160 và khẩu độ f/5.6. Rồi, tôi tính toán mức ISO tối ưu tuỳ theo điều kiện ánh sáng trong lúc chụp hình và dựa vào việc chủ thể sẽ chuyển động nhanh hay chậm. Tôi thay đổi thiết lập tương ứng với để đạt được các hiệu ứng mong muốn như Bokeh. Tôi cũng thích chụp các bức ảnh cận cảnh ở khẩu độ f/2.8 khi người mẫu bất động.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 35mm, 1/200 giây, f/7.1, ISO 640
Jukai

Anh có thể chia sẻ 5 mẹo để người khác cũng có thể chụp được những bức hình giống của anh không?

1. Hiểu thật rõ về ánh sáng và bố cục.
2. Chính bạn hãy trở thành một thợ lặn tự do kinh nghiệm để cảm thấy thoải mái khi nín thở và giữ an toàn khi ở dưới nước.
3. Quan sát trước, chụp ảnh sau. Điều quan trọng nhất để có được thành quả như ý là huấn luyện đôi mắt của chúng ta.
4. Hãy cố gắng mới mẻ và thoả sức sáng tạo với môi trường xung quanh và người mẫu để tìm ra các bố cục độc đáo.
5. Hiểu rõ thiết bị của bạn, sử dụng chế độ bằng tay và quen với việc mang theo máy ảnh khi lặn tự do. Việc này rất mất sức nên bạn phải làm quen với nó.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 35mm, 1/50 giây, f/2.8, ISO 100
Hài hoà

Những ai là nguồn cảm hứng lớn nhất của anh?

Đó là một câu hỏi lớn... Là một nhà thiết kết, tôi đã học nghệ thuật và thẩm mỹ trong suốt cuộc đời mình và cảm hứng trong tôi đến từ nhiều nguồn khác nhau. Với nhiếp ảnh, tôi luôn chịu ảnh hưởng từ Sebastiao Salgado, Tomas Munita, Steve McCurry, Richard Avedon, Henri Cartier-Bresson, v.v. Nhưng tôi cũng thường quay lại các tác phẩm cổ điển của Velazquez, Caravaggio và William Turner.

Tôi cũng thấy bất ngờ trước quá trình sáng tạo và thành quả của các đầu bếp đi trước thời đại như Ferran Adrià - người thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về ẩm thực. Rồi cả những công trình kiến trúc ý niệm của bạn tôi là Eduardo Arroyo. Tôi còn có thể kể tiếp, nhưng tóm lại, nguồn cảm hứng cho tôi là vô tận!

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 20mm, 1/160 giây, f/7.1, ISO 250
Thiền tịnh

Hãy chia sẻ với chúng tôi về bức ảnh đáng nhớ nhất của anh!

Tôi không chỉ có một bức hình đáng nhớ đâu, nhưng tôi cho rằng lần lặn tự do ở những “hố thần tiên” ở Mexico là trải nghiệm mang tính “cách mạng” cho sự nghiệp nhiếp ảnh của tôi. Tôi nhớ đã chụp Flavia Eberhard ở “hố thần tiên” đó; những tia sáng, trông như các thanh dầm, chiếu xuống Flavia vô cùng hài hoà với môi trường xung quanh, sự đối lập giữa hang động tối đen bên dưới và khu rừng sum suê phía trên tạo một ấn tượng sống mãi trong tâm trí tôi. May mắn thay, tôi đã chụp được cảnh đó! Một bức ảnh từ lần chụp hình đó đã trở thành bức ảnh chính trong triển lãm của tôi, “TINH HOA CỦA SỰ HOANG DẠI”. Tôi đã in ra định dạng lớn và bức ảnh đó vẫn là “nhân vật chính” trong bộ sưu tập đó.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 23mm, 1/200 giây, f/7.1, ISO 3200
Không trọng lực

Một người bạn của anh muốn thử sức với dòng nhiếp ảnh mà anh đang theo đuổi, vậy anh muốn truyền đạt những lời khuyên hữu ích nào tới người đó?

Hãy trở thành một thợ lặn tự do kinh nghiệm và tự tin. Chụp ảnh khi lặn tự do rất khó, đây là công việc đòi hỏi nhiều thể lực và huấn luyện để đảm bảo bạn được an toàn và có thể giữ thăng bằng đúng cách trong khi sử dụng đồ nghề tác nghiệp. Bạn cũng phải học cách điều khiển máy ảnh của mình thật nhanh và đưa ra quyết định nhanh chóng.

Phần còn lại của quy trình là chất nghệ thuật. Từ bố cục tới ánh sáng, bạn phải dạy chính bản thân mình cách để nhận ra các góc nhìn khác nhau nhằm tìm ra những khoảnh khắc thú vị, đáng được chụp lại đang diễn ra quanh bạn.

EOS 5D Mark IV, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 35mm, 1/200 giây, f/7.1, ISO 400
Chắp tay

Cuối cùng, có dự án thú vị nào mà anh đang dự định thực hiện không?

Tôi đang lên kế hoạch thực hiện một triển lãm mới, đầy thú vị với một nhóm những người bạn cùng trong lĩnh vực nhiếp ảnh dưới nước, mà tại đó chúng tôi sẽ phô diễn niềm đam mê dành cho lặn tự do qua những cái nhìn khác nhau. Tôi cũng đang suy tính về các cuộc thám hiểm trong tương lai ngay chính tại Indonesia và biển Banda, Mexico và một vài chuyến đi tới Trung Quốc để hợp tác trong các dự án khác nhau. Tôi luôn sẵn sàng có những ý tưởng điên rồ mới, nên hãy chờ xem năm 2017 sẽ mang tới những bất ngờ gì.

EOS 5D Mark III, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, 16mm, 1/200 giây, f/6.3, ISO 1250
Nước Rừng Trời

 

Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!

 

Giới thiệu về tác giả

Pepe Arcos

Vốn là cựu vô định môn lặn tự do và giờ là nhiếp ảnh gia và nhà làm phim toàn thời gian, Pepe Arcos là một nhà bấm máy đa tài từng gặt hái được giải thưởng cao. Anh đam mê khám phá lãnh địa dưới nước và có thể nín thở hàng phút để có thể chụp được những bức hình độc đáo về thế giới siêu trần. Anh cũng là một cá nhân tài năng, luôn đối mặt với cả những điều khác thường nhất để có thể ghi lại được nhiều khía cạnh của thế giới dưới nước, mà ngay cả những thợ lặn nhanh nhất cũng không thể chụp lại được.

Xem các tác phẩm của anh ở đây:

Facebook

Instagram

Vimeo

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi