Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Chính Xác: Những Vệt Sao Được Căn Hoàn Hảo Quay Quanh Sao Bắc Đẩu

2018-09-27
1
1.89 k
Trong bài viết này:
Trong ảnh này, sao Bắc Đẩu, là tâm của vệt sao tròn, được căn ngay trên đỉnh núi. Đây là cách bạn cũng có thể có được cùng hiệu ứng này. (Người trình bày: Michiko Kaneko)

 

Vệt sao tròn trên núi

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/9, 25 phút)/ ISO 200/ WB: Auto

Địa điểm chụp: Núi Nantai (Quận Tochigi)

 

Chuẩn bị chụp

Vẻ đẹp của ảnh bên trên là cách sao Bắc Đẩu, tạo thành tâm của vệt sao tròn, được căn hoàn hảo ngay bên trên đỉnh núi. Những ảnh như thế này chắc chắn không thể có được bằng cách chỉ nhắm ống kính và chụp ngẫu nhiên.

Một số thủ thuật bắt đầu:
1. Tìm vị trí chính xác của Sao Bắc Đẩu.
2. Nghĩ đến việc bạn muốn liên hệ nó với các đối tượng khác trong bố cục của bạn như thế nào.
3. Chọn một địa điểm chụp có đèn đường tối thiểu. Bằng cách này, sẽ nhìn thấy nhiều sao hơn trong ảnh của bạn.
4. Ánh sáng của mặt trăng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát sao. Bạn nên chụp vào đêm trăng non.

 

Địa điểm và thời điểm: Ánh sáng nhân tạo càng ít thì càng tốt

Để tránh phơi sáng ở khu vực quanh hồ (Hồ Chuzenji), tôi chụp ảnh này vào lúc trời khuya khi có ánh sáng nhân tạo ít hơn. Trên thực tế, ánh sáng chỉ đủ để phản chiếu bề mặt Núi Nantai, cho phép chụp rõ hình dạng ngọn núi.

 

Bước 1: Quyết định bạn muốn các vệt sao và núi xuất hiện ở đâu trong khung hình

Khi tôi lập bố cục ảnh, việc đầu tiên là tôi lập khung hình sao cho sao Bắc Đẩu nằm ngay trên đỉnh núi. Sau đó, tôi quyết định đối tượng chính (các vệt sao) và đối tượng phụ (ngọn núi).

Phân tích bố cục

A: Sao Bắc Đẩu
B: Đối tượng chính (các vệt sao)
C: Đối tượng phụ (núi)

 

Cách xác định sao Bắc Đẩu

Là một ngôi sao lớn thứ hai, sao Bắc Đẩu tương đối sáng và dễ xác định. Có một số ứng dụng di động bạn có thể dùng để giúp bạn định vị nó, nhưng nếu bạn thích cách truyền thống hơn, sau đây là 2 phương pháp:

Dùng sao Đại Hùng:
1. Định vị sao Đại Hùng.
2. Kẻ một đường tưởng tượng để nối sao thứ 6 và thứ 7 từ đỉnh của đuôi sao Đại Hùng.
3. Kéo dài đoạn thẳng đó 5 lần. Sao Bắc Đẩu sẽ nằm trong khoảng cuối đoạn thẳng đó.

Dùng la bàn (hoặc ứng dụng la bàn):
1. Nắm được vĩ độ của bạn.
2. Sử dụng la bàn (hoặc ứng dụng la bàn trên điện thoại thông minh) để tìm hướng Chánh Bắc. Hướng mặt về đó.
3. Chiều cao của sao Bắc Đẩu bên trên đường chân trời bằng với vĩ độ của bạn, ví dụ, nếu bạn đang ở 36 độ vĩ bắc, thì sao Bắc Đẩu sẽ nằm trong khoảng 36 độ bên trên đường chân trời.

 

Thủ thuật: 10 độ là khoảng nắm tay của bạn giữ ở chiều dài một cánh tay. Nếu bạn đang ở 36 độ vĩ bắc, sao Bắc Đầu sẽ nằm ở khoảng 3,5 nắm tay trên đường chân trời. (Nguồn: www.space.com)

Hình chụp màn hình ứng dụng la bàn

 

Bước 2: Đảm bảo chỉnh tiêu sắc nét ở sao Bắc Đẩu

Chìa khóa để chụp ảnh sao đẹp là đảm bảo rằng sao Bắc Đẩu được chụp với tiêu điểm chính xác. Cài đặt chế độ lấy nét của ống kính thành MF và phóng to hình ảnh Live View. Sao Bắc Đẩu có thể bị nhòe và mất nét—hãy điều chỉnh cho đến khi đúng nét. Nó xuất hiện càng nhỏ và càng sắc nét thì càng tốt.

 

Thủ thuật: Để tái tạo màu sắc trung thực hơn, hãy cài đặt thiết lập Picture Style thành ‘Standard’ hoặc ‘Faithful’.

Công tắc MF trên ống kính

Chuyển sang MF

Trình đơn Picture Style
 

 

Bước 3: Sử dụng chế độ Bulb; phơi sáng lâu cho ảnh

Chế độ Bulb trên bánh xe điều chỉnh chế độ

Xoay bánh xe điều chỉnh chế độ đến ‘B’ (chế độ Bulb).

Tôi chụp ảnh này ở 16mm và lập bố cục sao cho bầu trời chiếm phần lớn ảnh. Điều này đảm bảo rằng đường đi tròn của các ngôi sao được ghi lại rõ.

Để tạo ra các vệt sao tròn, bạn cần phải sử dụng phơi sáng lâu. Tôi sử dụng chế độ Bulb và chức năng hẹn giờ cách quãng tích hợp trong máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn không có chức năng hẹn giờ cách quãng, bạn có thể cần phải tìm một cách khác để mở màn trập trong toàn bộ thời gian chụp, chẳng hạn như công tắc từ xa có chức năng hẹn giờ.
 

Thủ thuật: Thời gian phơi sáng
Những ngôi sao trên bầu trời phương bắc di chuyển khoảng 15 độ mỗi giờ. Thời gian phơi sáng càng lâu, vệt sang sẽ càng dài, nhưng nó cũng còn phụ thuộc vào độ dài tiêu cự bạn sử dụng và các yếu tố khác. Với ảnh này, tôi cài đặt thời gian phơi sáng lâu hơn 25 lần so với mức có khả năng gây ra dư sáng ở các ánh đèn ở chân núi. Có thể cần phải làm thử và tìm lỗi để biết thiết lập nào phù hợp với bố cục và điều kiện chụp của bạn. 

 

Sau đây là một số ý tưởng khác để chụp ảnh sao:
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Sử Dụng Kỹ Thuật Zoom Burst Để Biến Những Ngôi Sao Trên Trời Thành Mưa Sao Băng
Cảnh Sao Ngoạn Mục: Chụp Ảnh Đom Đóm Lập Lòe Dưới Trời Đầy Sao

Để biết thêm thủ thuật và đề nghị chụp ảnh thiên văn, hãy tham khảo:
Nhiếp ảnh thiên văn: Những điều nên tránh khi chụp ảnh những ngôi sao
Những Ứng Dụng Thiết Yếu Để Đưa Kỹ Năng Chụp Ảnh Ngoài Trời Lên Tầm Cao Mới (Phiên bản tiếng Anh)
5 Lý Do Tại Sao EOS 5D Mark IV Lại Rất Phù Hợp với Chụp Ảnh Thiên Văn

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Michiko Kaneko

Sinh ở Sendai, Quận Miyagi, Kaneko bắt đầu tham gia hoạt động nhiếp ảnh sau khi gặp một tấm ảnh mang lại nhiều cảm hứng ở Okunikko vào năm 1987. Bà đã học với cố nhiếp ảnh gia nổi tiếng, Shotaro Akiyama, trước khi thành lập một studio ảnh và trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Thích thú với màu sắc tuyệt đẹp của tự nhiên, bà đi du lịch khắp Nhật Bản trong một chiếc xe hơi, chụp ảnh phong cảnh vào những mùa khác nhau cũng như ảnh có cả xe lửa và phong cảnh. Là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS) và Japan Society for Arts and History of Photography (JSAHP).

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi