Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Vượt qua giới hạn của ống kính Kit: Ống kính Góc rộng và Tiêu chuẩn

2021-11-26
3
752
Trong bài viết này:

Ống kính kit thường đi kèm với chiếc máy ảnh ống kính rời đầu tiên của bạn, cho dù đó là máy ảnh DSLR hay máy ảnh không gương lật. Đối với những người mới học nhiếp ảnh, những ống kính kit này rất tuyệt vời; ống kính kit có nhiều lựa chọn từ cả góc rộng đến chụp tele, cho phép người dùng khám phá tác động của những độ dài tiêu cự khác nhau đối với hình ảnh chụp được. Nhưng khi tiến xa hơn trên hành trình nhiếp ảnh, một số người dùng có thể sẽ khám phá ra một mảng nhỏ mà họ muốn tập trung phát triển. Ví dụ: nếu bạn muốn tập trung chụp phong cảnh, bạn sẽ muốn đầu tư vào một ống kính góc rộng chuyên dụng. 

 

Trong phần đầu tiên của loạt bài gồm hai phần này, chúng ta sẽ khám phá các lựa chọn ống kính tiêu chuẩn và góc rộng cho bốn loại ngàm ống kính của Canon. Và chúng ta sẽ không chỉ tìm hiểu những ống kính gắn trực tiếp, mà cả cách lắp một số ống kính vào dòng ngàm khác nhờ bộ chuyển đổi ngàm. Ví dụ: ngàm EF-M có thể nhận cả ống kính EF và EF-S khi dùng kèm với Bộ chuyển đổi ngàm EF-EOS M của Canon. 

 

Để tìm hiểu những lựa chọn ống kính tele và ống kính macro phù hợp, hãy nhấp vào đây

 

Bạn có thể xem bảng tổng hợp ngắn gọn dưới đây để dễ dàng tìm hiểu những loại ngàm và ống kính có thể tương thích với nhau:  

Các mẫu ống kính góc siêu rộng và góc rộng

Để so sánh, góc siêu rộng là ống kính 24mm hoặc rộng hơn, trong khi góc rộng là ống kính 35mm và rộng hơn.

Ống kính EF-M 11-22mm f/4-5.6 IS STM (tương đương khoảng 18mm-35mm ở khổ 35mm)

Ống kính này phù hợp với các máy ảnh ngàm EF-M như EOS M50 Mark II, mang lại trường nhìn siêu rộng 18mm (ở khổ 35mm) khi cài đặt ở chế độ rộng nhất, cho phép các nhiếp ảnh gia chụp được phong cảnh rộng chỉ với một bộ thiết bị rất nhỏ gọn.

Ống kính EF-S 10-22mm f/3.5-4.5 USM (tương đương khoảng 16mm-35mm ở khổ 35mm)

Ống kính này cho góc rộng tương đương 16mm (ở khổ 35mm) khi phóng to với khẩu độ lớn f3.5 và được thiết kế cho các nhiếp ảnh gia có máy ảnh ngàm EF-S như EOS 850D hoặc có thể được gắn vào máy ảnh ngàm EF-M như M50 Mark II thông qua bộ chuyển đổi ngàm. Phạm vi thu phóng cũng cho phép bạn linh hoạt cắt bớt các yếu tố không cần thiết trong khung hình mà vẫn giữ được độ phân giải của ảnh. 

 

Ống kính EF16-35mm f/4L IS USM

Cái tên ống kính L đã nói lên tất cả; ống kính này là lựa chọn hoàn hảo cho người dùng máy DSLR full-frame muốn sở hữu một ống kính có thiết kế tốt, cho phép họ chụp những bức ảnh góc rộng ngoạn mục. Ống kính này cũng có khẩu độ f4 không đổi ở tất cả các độ dài tiêu cự. Nếu bạn thấy khẩu độ f4 có phần hạn chế, bạn có thể chọn ống kính EF 16-35mm f2.8L IS USM. Mặc dù được coi là ống kính EF, nhưng mẫu ống kính này có thể dễ dàng được gắn vào máy ảnh ngàm EF-S hoặc thân máy ngàm EF-M (thông qua bộ chuyển đổi ngàm), nhưng vì hệ số cắt nên góc rộng nhất của ống kính này sẽ chỉ là 26mm.

 

Ống kính RF14-35mm f/4L IS USM

Là ống kính RF mới nhất trong dòng sản phẩm, RF14-35mm f/4 L IS USM mang đến cho các nhiếp ảnh gia dùng dòng RF một lựa chọn ống kính góc siêu rộng gắn trực tiếp. Trước khi mẫu ống kính này được phát hành, người dùng máy ảnh RF sẽ phải dùng một ống kính EF tương đương cùng với bộ chuyển đổi ngàm khi cần chụp ảnh góc siêu rộng. 

 

Ống kính Tiêu chuẩn và Chân dung

Ống kính EF-M32mm f/1.4 STM (tương đương khoảng 50mm ở khổ 35mm)

Với khẩu độ cực lớn f/1.4, bạn có thể kỳ vọng thu được hiệu ứng bokeh mịn màng từ mẫu ống kính được thiết kế cho máy ảnh EOS M này. Khi được lắp vào thân máy, ống kính này sẽ cho trường nhìn tương đương khoảng 50mm và thực sự là một ống kính đa năng, linh hoạt. Với trọng lượng 235g, ống kính này cũng sẽ không khiến bạn cảm thấy nặng nề. Khi kết hợp ống kính này với một thân máy EOS M có trọng lượng nhẹ, bạn sẽ có bộ đồ nghề hoàn hảo để chụp ảnh đường phố.

 

Ống kính EF-S24mm f/2.8 STM (tương đương khoảng 38mm ở khổ 35mm)

Khi gắn vào máy ảnh ngàm EF-S và EF-M, mẫu ống kính pancake này có thể cho trường nhìn 38mm nhưng đừng để vóc dáng nhỏ bé của nó đánh lừa bạn. Khẩu độ lớn f/2.8 cũng đủ linh hoạt để giúp bạn chụp trong điều kiện ánh sáng yếu.

 

Ống kính EF50mm f/1.8 STM

Đối với nhiều nhiếp ảnh gia dùng máy ảnh full-frame, đây là sản phẩm bắt buộc phải có trong bộ ống kính của họ. Trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn và giá cả phải chăng giúp cho mẫu ống kính 50mm này mang lại giá trị tuyệt vời so với chi phí bỏ ra. Đối với các nhiếp ảnh gia dùng máy ảnh ngàm EF-S và EF-M, đây chính là ống kính chụp chân dung 80mm, khẩu độ lớn cho máy ảnh của họ. Ngoài ra còn có phiên bản f/1.4 và f/1.2.

 

Ống kính RF50mm f/1.8 STM

Phiên bản RF của ống kính 50mm cũng nhỏ gọn và nhẹ cân không kém phiên bản EF50mm. Không khó để hiểu lý do đây là ống kính được hầu hết mọi nhiếp ảnh gia dòng RF mang theo trong túi máy ảnh.

 

Tùy thuộc vào loại ngàm của máy ảnh đang sử dụng, bạn có rất nhiều mẫu ống kính để lựa chọn. Không những thế, với một bộ chuyển đổi ngàm thích hợp, bạn sẽ có thêm càng nhiều lựa chọn. Một số bộ chuyển đổi ngàm đa chức năng, như Bộ chuyển đổi ngàm dạng gắn lắp có khe lắp kính lọc EF-EOS R, sẽ giúp bạn gắn ống kính ngàm EF và EF-S vào thân máy ngàm RF và lắp thêm một kính lọc mật độ trung tính vào khe gắn. 

 

Nhấp vào đây để đọc phần thứ hai trong loạt bài này và tìm hiểu chi tiết các lựa chọn ống kính tele và macro. 

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi