Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Inspirations >> Photos & People

Cảm hứng Canon: Cuộc phỏng vấn với Bang Dzoel

2020-07-01
0
434
Trong bài viết này:

Bang Dzoel không phải là một nhiếp ảnh gia bình thường. Là người khuyết tật bẩm sinh không có tay chân, anh đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách, định kiến và khó khăn trong suốt thời thơ ấu cũng như khi trưởng thành. Nhưng hiện tại, Bang Dzoel là một nhiếp ảnh gia vô cùng được ngưỡng mộ-anh chụp ảnh ở khắp nơi trên thế giới và truyền cảm hứng cho mọi người ở bất cứ nơi nào anh đi qua.

Bang Dzoel là một nhiếp ảnh gia người Indonesia có nhiều tác phẩm giành được sự mến mộ của công chúng địa phương, quốc gia và quốc tế. Cho dù là chụp ảnh chân dung, thiên nhiên hay đám cưới, anh luôn được chào đón ở mọi quốc gia. Anh ấy còn là sinh viên luật, chuyên gia trượt ván, một người có khả năng sử dụng máy tính thành thạo và là một tay chơi bass thứ thiệt.

Không cần phải nói nhiều hơn, Bang Dzoel có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến rất nhiều người nhờ quan điểm về nghề nghiệp và cuộc sống của mình. Anh đã chứng minh rằng mọi khó khăn đều có thể vượt qua được khi có đủ sự quyết tâm và động lực.

Cuộc phỏng vấn này sẽ hé lộ đôi điều về cuộc sống của Bang Dzoel và nhiếp ảnh đã giúp anh trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều người như thế nào.

Dzoel, anh có thể giới thiệu về bản thân cho chúng tôi biết được không, anh đến từ đâu và anh làm nghề gì?
Chúc các bạn tốt lành, tôi tên là Ahmad Zulkarnain. Tôi cũng được biết đến với cái tên Bang Dzoel hay Zul, và tôi đến từ Indonesia. Ở Indonesia, với vai trò là nhiếp ảnh gia, tôi luôn tìm kiếm để ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng. Tôi liên tục tìm kiếm cho đến khi bắt gặp một khoảnh khắc đủ đặc sắc để ghi lại nó bằng chiếc máy ảnh mà tôi có.

Anh cảm thấy như thế nào khi cầm máy ảnh và chụp?
Thông qua nhiếp ảnh, tôi có thể hiểu rõ về bản thân hơn và khám phá cá tính của mình, khiến tôi cảm thấy mình thật sự phi thường. Tôi đã luôn cố gắng tìm kiếm tiềm năng hay tài năng của mình, thông qua âm nhạc, trượt ván hay bất cứ lĩnh vực nào mà tôi từng thử sức. Nhưng chính nhiếp ảnh là nơi tôi tìm thấy cá tính của mình.

Anh đã học được điều gì về bản thân mình thông qua nhiếp ảnh?
Thực ra, tôi phải trải qua rất nhiều điều để trở thành Nhiếp ảnh gia Chuyên nghiệp. Phải mất một khoảng thời gian dài - 5 đến 6 năm - tôi mới có thể đạt trình độ này. Tôi đến với nhiếp ảnh thông qua công việc đầu tiên của mình - một người thợ chụp ảnh thẻ, ví dụ như ảnh hộ chiếu, và khi đó tôi đã phải mượn một chiếc máy ảnh. Khi tôi đổi việc làm, tôi đã sử dụng một chiếc máy ảnh trả góp. Đó là chiếc Canon 1100D và tôi đã dùng nó khoảng một đến hai năm. Sau khi học hỏi và cải thiện dần những kỹ năng của mình, tôi đã nâng cấp máy ảnh. Tôi đã đọc thông tin và tìm kiếm trên YouTube, nghĩa là tôi học về nhiếp ảnh bằng cách tự học. Sau đó, tôi giành được khoản học bổng để học nhiếp ảnh ở Trường Nhiếp ảnh Darwis Triadi tại Jakarta.

Anh đã xây dựng cho mình phong cách nào?
Tôi có xu hướng hướng về những câu chuyện truyền thống và chụp ảnh để thể hiện văn hóa dân gian. Indonesia có nền văn hóa đa dạng, vì vậy tôi muốn lưu lại chúng làm tài liệu giáo dục cho những thế hệ tương lai của Indonesia.

Thành tựu lớn nhất mà anh cho là mình đã đạt được là gì?
Công việc chính của tôi hiện tại là chụp ảnh sản phẩm, cụ thể là thời trang. Tôi cũng chụp ảnh chân dung của các CEO trong các tổ chức.

Anh có thể giải thích tại sao chụp ảnh sản phẩm được coi là một trong những thành tựu của mình không?
Chụp ảnh sản phẩm rất thoải mái vì tôi không phải phơi nắng - chúng đều ở trong phòng cả. Công việc không quá mệt mỏi và tôi có thể điều chỉnh ánh sáng, sử dụng đèn theo ý muốn của mình.

Vì vậy đó là thành tựu lớn nhất của anh vì anh vẫn đang tìm cách chụp ảnh ở những điều kiện và địa hình kém ổn định hơn, ví dụ như điều kiện thời tiết và môi trường sao?
Thực tế, không có trở ngại nào và không có khó khăn nào với địa hình. Sở thích của tôi là du lịch và đi bộ đường dài, chụp ảnh từ trên đỉnh những ngọn núi. Tôi cũng thích lặn với ống thở, lặn biển và lướt sóng.

Anh cũng thực hiện các bài nói chuyện để động viên giới trẻ. Anh thường nói về điều gì trong đó?
Tôi luôn nói về việc nuôi dưỡng tâm hồn và làm thế nào để trân trọng mọi thứ mà Chúa trời đã ban cho chúng ta. Hầu hết chúng ta dường như đều quên mất cách bày tỏ lòng biết ơn và trân trọng, và đó là điều mà tôi thường nhấn mạnh trong các bài nói chuyện của mình. Tôi có thể là một người khuyết tật, nhưng tôi vẫn biết ơn và trân trọng những gì mình có. Hầu hết mọi người bình thường, nghĩa là không khuyết tật, cũng ít để ý đến việc biết ơn và trân trọng những gì mà Chúa trời đã ban tặng cho họ hơn.

Anh có muốn đưa ra bất kỳ lời khuyên nào cho những nhiếp ảnh gia trẻ tuổi hơn và cho những người khuyết tật không?
Đầu tiên, đừng lãng phí thời gian. Nếu bạn chỉ mải nghĩ về cách thể hiện bản thân mà không có bất kỳ hành động nào, vậy cuộc sống của bạn sẽ không có giá trị. Thứ hai, chúng ta không khuyết tật, chúng ta chỉ khác biệt. Với tôi, định nghĩa về khuyết tật không phải là khuyết tật thể chất mà là khuyết tật về hành vi.

Có người trẻ nào từng nói với anh rằng anh là một biểu tượng truyền cảm hứng chưa?
Rất nhiều. Và tôi cảm thấy tự hào vì tôi không nghĩ tầm ảnh hưởng của mình lớn đến vậy. Tầm ảnh hưởng của tôi không chỉ giới hạn ở Indonesia, mà trên toàn cầu. Vào năm 2018, tôi đã tham gia một triển lãm ảnh ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và tôi cũng đã tổ chức một buổi triển lãm riêng của mình tại Surabaya, Indonesia. Vào tháng 5/2020, tôi cũng đã tổ chức một buổi triển lãm riêng ở Brazil.

Và anh có khám phá được điều gì về bản thân mình không? Và anh có giành được sự tự tin không?
Có một nhóm bạn bè đã khuyến khích tôi học thêm về nhiếp ảnh. Ngoài ra còn có một cộng đồng hỗ trợ luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học. Tuy nhiên, trong hành trình trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp - trong đó chỉ có khoảng năm đến sáu năm học - tôi đã từng trải qua những thời điểm rất tồi tệ. Lúc đầu, tôi đã từng có ý muốn tự tử cho đến khi tôi cố gắng thay đổi quan điểm, cách nghĩ và cách sống của mình cho tới khi tôi trưởng thành trở thành tôi như hiện tại.

Vậy trưởng thành đối với anh là gì?
Trong suốt thời thơ ấu, tôi đã phải chịu sự phân biệt đối xử của gia đình, bạn bè, học sinh trong trường và cả bạn chơi chung. Dần dần, sau khi học xong tiểu học, tôi bỏ học. Tôi tiếp tục việc học tại một ngôi trường đặc biệt, trường học dành cho trẻ em khuyết tật. Ở đó tôi đã học về tâm lý và trở nên tự tin khi cạnh tranh với những người không khuyết tật. Sau đó, tôi tiếp tục việc học của mình tại một ngôi trường đại học với chuyên ngành về luật.


Canon EOS 6D, EF50mm f/1.8L STM lens, f/1.8, 50mm, 1/640 sec, ISO100

Nếu anh cảm thấy thoải mái để chia sẻ, vậy trải nghiệm đau đớn hay đáng buồn nhất với anh là gì?
Một thời điểm khiến tôi đau đớn nhất trong cuộc đời là khi cả bố và mẹ đều không chấp nhận tôi là con họ và sau đó tôi bị bỏ rơi bên dòng sông rồi họ bỏ đi, chỉ như vậy.

Anh cảm thấy như thế nào về điều đó?
Tôi tự hào. Tôi tự hào vì hành động của bố mẹ giống như hiệu ứng boomerang vậy. Nó trở thành động lực của tôi. Động lực để tôi đứng lên và chứng tỏ với cả Indonesia và thế giới biết rằng khuyết tật không phải là một vi rút, khuyết tật không phải là bệnh. Người khuyết tật không phải là thứ bỏ đi. Thực tế, người khuyết tật chỉ đơn thuần là những người khác nhau với các khả năng khác nhau và họ cần cơ hộ để sống và cơ hội để làm việc. Họ cần cơ hội cho chính họ khám phá tương lai của mình.

Thật kỳ lạ khi đã bỏ rơi anh bên dòng sông, họ lại thương cảm và đón anh trở về, và sau đó anh thậm chí còn có mối liên kết thân thiết với họ, đặc biệt là mẹ của anh. Anh và bố mẹ của mình đã xây dựng sự gắn kết chặt chẽ ấy như thế nào?
Sau một thời gian, họ nhận ra rằng Chúa trời đã trao tôi cho họ; đó là số phận. Cuối cùng, họ bắt đầu thừa nhận sự tồn tại của tôi, mặc dù khá miễn cưỡng, dần dần mối quan hệ của chúng tôi trở nên bền chặt hơn.

Vậy có ai động viên anh, hay giúp đỡ anh không?
Có, mẹ tôi! Bà luôn bảo rằng tôi là ‘người được chọn’: “Con là người được chọn để một ngày nào đó hoàn thành một công trình vĩ đại. ” Và tôi vẫn nhớ mãi những lời đó của bà cho đến hôm nay, ngay cả sau khi bà qua đời

Mẹ anh qua đời khi nào, và như thế nào?
Mẹ tôi mất 4 năm trước do ung thư.

Thật đáng buồn. Anh đã vượt qua sự mất mát đó ra sao?
Đó là lúc cuộc sống của tôi trở nên rất lộn xộn vì bà là nguồn động viên chính của tôi và mất bà nghĩa là tôi mất đi mọi thứ. Để đứng lên một lần nữa, tôi mất khoảng một năm. Và khi mẹ tôi mất, tôi vẫn thất nghiệp, vì vậy không có nguồn thu nhập nào. Và từ khi đó tôi nghĩ, nếu tôi tiếp tục quẩn quanh với mất mát của mình, tôi sẽ không thể sống tiếp. Rồi điều gì sẽ xảy ra với gia đình tôi? Điều gì sẽ xảy ra với bố tôi? Vì thế tôi tự bảo mình hãy đứng lên và làm việc, để kiếm tiền và nuôi bố.


Canon EOS 5D Mark II, EF50mm f/1.8L STM lens, f/2.8, 50mm, 1/250 sec, ISO200

Sau sự kiện đó thì anh chọn nhiếp ảnh phải không? Anh đã trở thành nhiếp ảnh gia như thế nào?
Vâng, chỉ sau khi mẹ qua đời tôi mới tập trung học nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh có gợi nhớ anh về mẹ của mình không?
Hừm, có. Trước đây, mẹ tôi luôn mong ước tôi có một công việc không cần lao động chân tay nhiều, ví dụ như làm ruộng. Đó là vì tôi không thể làm ruộng. Và tối thiểu thì anh cần có trí tuệ để làm việc. Và thông qua nhiếp ảnh, tôi đã tìm thấy mọi thứ.

Đều khó khăn nhất mà anh gặp phải trong khi học để trở thành nhiếp ảnh gia là gì?
Tôi phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách. Một trong số đó là sự phân biệt đối xử của những nhiếp ảnh gia khác. Có lúc tôi muốn tham gia một khóa học nhưng không được phép. Khi tôi hỏi tại sao, họ nói vì tôi khuyết tật. Tuy nhiên, tôi không ngừng ở đó vì tôi phải khám phá tiềm năng của mình. Một trong những cách như vậy là thông qua người giáo viên tốt nhất của tôi: Google và YouTube.

Đó có phải là một trong những thử thách lớn nhất của anh không, ý tôi là công nghệ? Và anh đã vượt qua những thử thách đó ra sao?
Thực ra tôi không sử dụng những công nghệ cụ thể nào, tôi chỉ thích ứng với chúng. Từ chiếc máy ảnh cũ cho đến máy ảnh mới, tôi phải thích ứng, tôi không chỉ sử dụng những ngón tay của mình để điều khiển chiếc máy ảnh DSLR, tôi còn sử dụng miệng của mình nữa

Anh từng nói rằng anh đã ngã khỏi một vách đá khi chụp ảnh! Anh có thể chia sẻ về trải nghiệm đó không?
Đó là lần đầu tiên tôi học nhiếp ảnh. Trước khi đến với công việc chụp ảnh thời trang và sản phẩm, tôi bắt đầu học về nhiếp ảnh phong cảnh. Tôi biết rằng địa hình xung quanh thác nước không dễ di chuyển lắm và biết rằng tôi phải vượt qua nó. Cuối cùng thì tôi ngã từ độ cao 10 m. Tuy nhiên, cái đầu tiên mà tôi chú ý không phải là thương tích của mình, mà là chiếc máy ảnh.


Canon EOS 6D, EF70-200mm f/4L USM lens, f/4, 184mm, 1/200 sec, ISO640

Anh có thể miêu tả về bản thân mình không? Anh có phải là người vui tính không? Ưa thích mạo hiểm? Thích cười hay nghiêm túc?
Trong ngôn ngữ Indonesia, có thể là ‘Goplak’. ‘Goplak’ là từ chỉ người vui tính. Tôi có thể giao tiếp và nói chuyện với bất kỳ ai mà không cần để ý họ có khuyết tật hay không.

Bạn bè có gọi anh là ‘Goplak’ không?
Ồ có chứ, rất nhiều người gọi như vậy.

Vậy anh thích đi bộ đường dài và lặn với ống thở, nhưng anh không sợ sao?
Không, tôi không sợ. Thực sự, với ý chí của Chúa trời, trong tương lai, tôi còn muốn thử chụp ảnh dưới nước.

Thiết bị yêu thích của anh là gì?
Thiết bị yêu thích của tôi là Canon 5D Mark II, Canon 6D và Canon 1DX.

Anh có thấy nặng khi phải cầm thiết bị không?
Không, tôi thậm chí còn từng dùng chiếc Canon 5D Mark II với ống kính chụp xa F2. 8. Đó là chiếc máy ảnh yêu thích của tôi.

Vậy anh rất khỏe phải không?
Có thể, haha!

Anh còn muốn chia sẻ điều gì với chúng tôi nữa không?
Thực ra, tôi muốn cảm ơn vì sự ủng hộ của Canon trong suốt ba năm qua. Một vài thiết bị của tôi là nhờ có Canon Indonesi ủng hộ. Một ví dụ gần đây là khi tôi gọi cho Merry Harun của Canon Indonesia để yêu cầu giúp đỡ vì tôi cần một chiếc đèn tốc độ cho chuyến đi đến Singapore của mình. Cô ấy đã đồng ý và thậm chí còn gửi nó về nơi tôi ở tại Bayuwangi.

Wow, giao hàng đặc biệt phải không, tuyệt quá! Anh có thể nói vài lời động viên cho những độc giả đang đọc bài Hỏi và Đáp này không?
Hãy tiếp tục làm việc và đừng bao giờ từ bỏ!

Bạn có thể xem các bức ảnh của Bang Dzoel trên Instagram của anh ấy. Xem phiên bản video của cuộc phỏng vấn với Bang Dzoel với Canon tại đây:

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi