Một ống kính hoán đổi được cho phép bạn mở rộng phạm vi biểu đạt nhiếp ảnh của một chiếc DSLR. Trong loạt bài viết này, tôi sẽ đánh giá các ống kính EF-S dùng mẫu máy ảnh tầm trung phổ biến, chiếc EOS 80D. Ngôi sao trong bài viết này là ống kính zoom góc cực rộng được trang bị cơ chế ổn định hình ảnh và góc ngắm lớn nhất trong EF-S series, ống kính EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)
Những Lợi Ích Chính
- Hữu ích đôi với tốc độ cửa trập thấp: Được trang bị một chức năng ổn định hình ảnh hiệu quả
- Thiết kế nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ—lý tưởng để sử dụng với máy ảnh EOS 80D
10mm
EOS 80D/ EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM/ FL: 10mm (tương đương 16mm)/ Aperture-Priority AE (f/4.5, 1/40 giây, EV+0,3)/ ISO 200/ WB: Daylight
Bằng cách đến gần đối tượng, tôi không chỉ có thể chụp phóng lớn những bông hoa hồng tuyệt đẹp, mà còn có thể tạo ra được một tấm ảnh hấp dẫn bằng cách chụp lại những màu sắc tươi sáng của cửa hàng hoa và người qua đường. Đối tượng chính trở nên rõ hơn nữa khi khẩu độ được cài đặt đến mức tối đa. (Người chụp: Yurika Kadoi)
10mm
EOS 80D/ EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM/ FL: 10mm (tương đương 16mm)/Manual Exposure (f/8, 1/200 giây)/ISO 200/WB: Daylight
Góc ngắm rộng sẽ rất tuyệt khi bạn muốn kết hợp nhiều yếu tố. Bằng cách sử dụng hiệu ứng méo phối cảnh, chỉ có ở ống kính góc cực rộng, trên các tòa nhà gồm có cả các đường thẳng và đường cong, tôi có thể tạo ra một tấm ảnh những tòa nhà giống như một chiếc chăn chắp vá. (Người chụp: Yurika Kadoi)
Hiệu ứng méo phối cảnh mạnh xuất hiện nhờ vào góc ngắm rộng
Một ống kính góc cực rộng là ống kính hoàn hảo để lắp vào máy ảnh EOS 80D vì nó có thể chụp được phạm vi rộng nhất có thể. Nó cho phép bạn có được góc ngắm 16 - 29mm ở mức tương đương phim 35mm, cho phép bạn chụp ảnh với phạm vi góc rộng thực sự. Mặc dù góc ngắm ở đầu góc rộng là giống như của EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM, có được một thiết kế trọng lượng nhẹ bằng cách làm cho thấu kính trước nhỏ gọn hơn và rút ngắn đầu tele. Ngoài ra, bằng cách trang bị cho nó một cơ chế ổn định hình ảnh lên đến 4 stop tốc độ cửa trập, giờ đây bạn có thể chụp ở chế độ Live View dễ dàng hơn trong đó tư thế chụp có xu hướng không ổn định so với chụp qua khung ngắm.
Một số công nghệ quang học mới nhất đã được tích hợp vào thiết kế ống kính. Bằng cách giảm khoảng cách chụp tối thiểu xuống 22cm, hiệu năng chụp macro góc rộng vượt trội so với EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM (khoảng cách chụp tối thiểu là 24cm). Cũng có thể lấy nét một cách mượt mà đối với cả ảnh tĩnh và video nhờ vào việc sử dụng STM loại vít dẫn hướng trong cơ chế truyền động thấu kính chỉnh tiêu trong.
Các đặc điểm quang học nằm trong thiết kế nhỏ gọn có được trong các thấu kính phi cầu. Bằng cách đặt một thấu kính phi cầu có độ cong cao làm thấu kính thứ hai để khéo léo điều chỉnh ánh sáng tới trực tiếp cũng như một thấu kính phi cầu làm thấu kính thứ 14, có thể chỉnh quang sai dạng méo một cách thích hợp, đây là dạng quang sai không thể chỉnh được hết bằng thấu kính bình thường. Mặc dù quang sai dạng méo có xu hướng nổi bật hơn khi chụp ở góc rộng, vì dữ liệu chỉnh quang sai của ống kính được đăng ký trong EOS 80D, bạn vẫn có thể chụp ở góc ngắm khá rộng nếu bạn bật chức năng chỉnh quang sai dạng méo để chỉnh méo đường thẳng.
Thủ thuật: Tăng thời gian xem lại ảnh, và đảm bảo quang sai dạng méo đã được chỉnh
Khi chỉnh quang sai dạng méo, góc ngắm đã chụp có xu hướng hẹp hơn một chút so với góc ngắm nhìn thấy trong khung ngắm. Do đó, bạn có thể muốn tăng thời gian xem lại ảnh ngay sau khi chụp để kiểm tra đầy đủ xem ý định nhiếp ảnh của bạn có bị ảnh hưởng hay không. Nếu bạn muốn kiểm tra toàn màn hình, hãy chọn "8 sec" hoặc "Hold" cho thời gian Xem Lại Ảnh để đảm bảo bạn có đủ thời gian xem lại.
Có thể cài đặt thời gian xem lại ảnh từ mục “Image review” (Xem Lại Ảnh) trong Shooting Menu 1.
EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM
(tương đương 16 - 29mm khi lắp vào EOS 80D)
Cấu hình ống kính: 11 nhóm 14 thấu kính
Khoảng cách chụp tối thiểu: 0,22m
Hệ số chụp tối đa: 0,15X
Tỉ lệ kính lọc: φ67mm
Đường kính tối đa x chiều dài: Xấp xỉ φ74,6×72mm
Trọng lượng: Xấp xỉ 240g
Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết
Sơ đồ cấu hình ống kính
A: Thấu kính phi cầu
B: Thấu kính UD
C: Bộ phận ổn định hình ảnh
Loa che nắng: EW-73C (bán riêng)
Ryosuke Takahashi
Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation