Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Thể hiện phối cảnh bằng một ống kính tiêu chuẩn

2014-11-20
2
1.8 k
Trong bài viết này:

Một ống kính tiêu chuẩn có thể chụp được những tấm ảnh trông gần như phối cảnh và hiệu ứng bokeh tự nhiên. Ở đây, tôi muốn giải thích phương pháp tạo ra và thể hiện các bố cục chỉ có ở một ống kính tiêu chuẩn. (Người trình bày: Mutsumi Ishibashi)

TÁC DỤNG CỦA ỐNG KÍNH

Khả năng lập bố cục của một ống kính tiêu chuẩn là quan trọng

Ảnh này được chụp bằng ống kính EF24-70mm f/4L IS USM. Loại ống kính này là phù hợp để tái tạo các ảnh đơn giản, và có đặc điểm là khả năng chụp phong cảnh từ một phối cảnh bình thường. Nói cách khác, nó không phù hợp để tái tạo những tấm ảnh ấn tượng. Do đó, cần có một bố cục hoàn chỉnh bằng cách sử dụng một ống kính zoom với góc ngắm tiêu chuẩn. Nếu bố cục ổn định, có thể chụp ảnh mà, ngoài tính chân thực của nó, thậm chí còn có thể cho phép bạn tưởng tượng ra những vùng không được thể hiện trong ảnh.

Ví dụ như, ảnh chụp mặt đất một khu rừng được minh họa bên dưới, dưới lớp tuyết mỏng manh ở phía sau, và một đám cây sồi phân bố đều. Với bố cục này, nó muốn thể hiện cảm giác mùa xuân cũng như không khí tươi mới.

EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 50mm/ Manual exposure(1/15 giây, f/13)/ ISO 200/ WB:Daylight

Một khu rừng sồi ở Quận Fukushima. Một khu rừng được chụp vào mùa xuân với lớp tuyết mỏng nhìn thấy được giữa những chiếc cây và giữa những chiếc lá sồi mềm mại, xanh biếc.

SỬ DỤNG ỐNG KÍNH

EF24-70mm f/4L IS USM

Ống kính 24-70mm này có thể bao phủ một phạm vi góc rộng lên đến một phạm vi tele nhỏ. Với khoảng cách chụp tối thiểu lên đến 0,2 m, có có khả năng chụp cận cảnh tuyệt đẹp. Với chiều dài chung là 93 mm và trọng lượng 600 g, nó tương đối nhỏ gọn và dễ thao tác. Đây là một ống kính mà bạn có thể trông cậy để có được chất lượng hình ảnh cao.

Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF24-70mm f/4L IS USM

KỸ THUẬT

Cây phân bố đều

Điều quan trọng cần lưu ý khi chụp một khu rừng là khắc họa bố cục bằng một nhóm cây phân bố đều khắp. Để làm như thế, phải có một số cây nổi bật ở nền trước, nền giữa và nền sau. Tìm một góc trong đó các cây này không chồng lên nhau. Nếu cũng có thể chụp lớp tuyết mỏng trong ảnh, có thể tạo ra cảm giác về mùa.

Làm nổi bật đối tượng chính mà không nhấn mạnh các đối tượng khác quá mức

Bạn có thể xây dựng khả năng tìm các mô típ khi bạn đi vào một khu rừng bằng cách nào? Bạn có thể làm như thế bằng cách tìm hiểu thêm về khu rừng bạn sẽ tới. Bằng cách tìm hiểu môi trường khu rừng bạn muốn chụp, các đối tượng bạn muốn chụp sẽ cũng được xác định một cách tự nhiên. Sau khi đến địa điểm chụp, trước tiên bạn phải hiểu được các đặc điểm tạo thành phong cảnh tại chỗ đó. Bằng cách đó, bạn sẽ dễ dàng có thể tìm được đối tượng cần chụp. Chủ đề của ví dụ bên trên là một sự thể hiện khu rừng xanh mướt vào mùa xuân. Tìm một địa điểm có đặc điểm rừng hoàn chỉnh và cài đặt máy ảnh của bạn ở một nơi tại đó các cây không phủ chồng lên nhau.

Chụp ở 17 mm, ví dụ này khắc họa khu rừng sồi Mizunara tuyệt đẹp với những cây trúc đang nhú lên trên mặt đất. Tùy vào ống kính được chọn, sự thể hiện sẽ khác nhau khi chụp một khu rừng như thế. Trong ví dụ được chụp ở 17 mm dùng một ống kính góc rộng, sự phát triển của khu rừng được thể hiện bằng cách nhấn mạnh những cây trúc trên mặt đất. Trong ví dụ chụp ở 45 mm dùng một ống kính zoom tiêu chuẩn, trọng tâm là khắc họa đặc điểm của khu rừng. Cảm giác khoảng cách được thể hiện bằng cách tạo một bố cục sắp xếp những chiếc cây nổi bật một cách đồng đều trên toàn màn hình ở nền trước, nền giữa và nền sau.

Chụp ở 17 mm

Tạo ra một bố cục nhấn mạnh nền trước khi chụp bằng một ống kính góc rộng. Trong ảnh này, những chiếc lá trúc được đặt ở nền trước. Cũng có thể tạo ra cảm giác tỉ lệ bằng cách kết hợp thêm đặc điểm của khu rừng ở phía xa.

Chụp ở 47 mm

Chụp ảnh bằng một ống kính tiêu chuẩn là phù hợp nhất để chụp phong cảnh có góc ngắm đơn giản. Chìa khóa nằm ở việc khắc họa một bố cục sắp xếp những khóm cây mà không tạo ra không gian không cần thiết trong góc ngắm.

Mutsumi Ishibashi

Sinh tại Quận Chiba vào năm 1947. Từ khi còn là thiếu niên, Ishibashi đã đi khắp Nhật Bản với mục tiêu tìm hiểu phong cảnh thiên nhiên của đất nước. Vào khoảng năm 1975, ông bắt đầu thu hẹp sự tập trung của mình vào phong cảnh tự nhiên của khu vực Tohoku. Từ đó, ông đã theo đuổi sự nghiệp tái tạo cảnh đẹp tự nhiên có được nhờ vào điều kiện ẩm chỉ có ở Nhật Bản.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi