Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

Ấn Tượng Đầu Tiên Theo Đối Tượng: Chim Muông

2014-10-09
0
1.96 k
Trong bài viết này:

Máy ảnh EOS 7D Mark II tạo ra các loại ảnh gì, và nó cách mạng hóa nhiếp ảnh truyền thống như thế nào. Bài này trình bày ấn tượng ban đầu về EOS 7D Mark II trên quan điểm của một nhiếp ảnh gia chụp chim muông. (Người trình bày: Gaku Tozuka)

Hiệu Suất Cao Tương Đương EOS-1D X

Với một người như tôi, đã sử dụng EOS 7D hết công suất từ khi ra mắt, sự ra đời của EOS 7D Mark II đã được chờ đợi từ lâu. Những kỳ vọng của tôi, đã tăng lên cùng với thời gian chờ đợi lâu, đã được đáp ứng với sự nâng cấp về số điểm ảnh từ khoảng 18 lên 20,2 megapixel. Sự ngạc nhiên thú vị nhất là không chỉ sử dụng một, mà là hai bộ xử lý hình ảnh DIGIC 6.

Tôi đã thử sử dụng chiếc máy ảnh này ngay lập tức, và tôi hài lòng khi thấy rằng âm thanh cửa trập không ồn là lý tưởng để chụp chim muông, mặc dù sở thích về loại âm thanh cửa trập có thể khác nhau tùy người. Tốc độ chụp liên tục cũng đã cải thiện từ khoảng 8 fps lên 10 fps, nhưng những kỳ vọng tham lam của tôi thực ra là hy vọng có tốc độ khoảng 12 fps. Âm thanh cửa trập không ồn và mượt rất là dễ chịu, và với tổng số chế độ chọn vùng AF tăng lên 7, hiện nay có thể chụp được những cảnh không được các máy ảnh hiện có hỗ trợ. Sau khi sử dụng EOS 7D Mark II trên thực tế, ấn tượng của tôi là có thể sử dụng tính năng [AF point expansion (mở rộng điểm AF)] (chọn thủ công) để chụp bình thường, [Zone AF (AF vùng)] (chọn vùng thủ công) để chụp những chuyển động mạnh hoặc khi đối tượng đang bay trên trời, và [Spot AF (AF điểm)] (chọn thủ công) đối với các cảnh trong đó bối cảnh đóng vai trò quan trọng. Làm như thế giúp cho dễ sử dụng máy ảnh hơn đồng thời giúp nâng cao năng suất.

Những cải tiến so với EOS 7D cũng có thể được cảm nhận khi tôi chụp con cú Nhật Bản được chiếu sáng vào ban đêm. Mặc dù môi trường xung quanh tối, tôi ngạc nhiên khi EOS 7D Mark II không khó lấy nét ở chú chim nhỏ này. Ngoài ra, khi gắn ống kính EF500mm f/4 vào EOS 7D và sử dụng bộ mở rộng 2x, khẩu độ tối đa lên f/8 và không thể chụp bằng AF. Tuy nhiên, với EOS 7D Mark II, tôi có thể sử dụng AF, mặc dù chỉ có thể sử dụng điểm AF trung tâm. Ngoài ra, tốc độ lấy nét rất nhanh và chính xác đến mức tôi không thể thôi cười. Ngoài ra, với phạm vi độ nhạy sáng ISO cơ bản được mở rộng lên ISO 16000, tôi có thể chọn một tốc độ cửa trập nhanh hơn hoặc khép khẩu khi chụp chim di chuyển nhanh hoặc ở điều kiện thiếu sáng. Cuối cùng, chiếc máy ảnh này hiện nay có hiệu suất tương đương với EOS-1D X.

EF500mm f/4L IS II USM/ 500mm (tương đương 800mm ở định dạng 35mm)/ Phơi sáng thủ công (1/10 giây, f/4)/ ISO 12800/ WB: Auto/ AI Servo AF/ Spot AF

Phạm vi độ nhạy sáng ISO hiện nay được mở rộng lên ISO 16000. Ảnh này được chụp ở điều kiện thiếu sáng ở ISO 12800. Có thể có được tốc độ cửa trập 1/10 giây mặc dù máy ảnh đã được gắn lên chân máy. Ban đầu tôi không thể chụp được tấm ảnh đẹp do đối tượng bị nhòe, nhưng cuối cùng khi tôi có thể chụp được một tấm không nhòe, kết quả ngoài mong đợi của tôi.

EF500mm f/4L IS II USM + Extender EF2xIII/ 1,000mm (tương đương 1.600mm ở định dạng 35mm)/ Aperture-priority AE (1/3,200 giây, f/11, -0.7EV)/ ISO 6400/ WB: Auto/ AI Servo AF/ Spot AF

Tôi muốn khép khẩu vì tôi đang sử dụng bộ mở rộng 2x. Với độ nhạy sáng ISO được tăng lên 6400, tôi cố khép một stop khẩu độ đến f/11. Mặc dù làm như thế sẽ dẫn đến khả năng chụp được đối tượng trong khung hình thấp hơn, nhưng tôi đã cố đóng băng chuyển động của đối tượng trong ảnh này.

Tính Năng Hấp Dẫn

Thiết Lập Độ Nhạy Sáng ISO
Sử Dụng Độ Nhạy Sáng ISO Cao Sẽ Mở Rộng Cơ Hội của Bạn

Phạm vi độ nhạy sáng ISO cơ bản đã được tăng từ ISO 6400 trên EOS 7D lên ISO 16000 trên EOS 7D Mark II. Mặc dù mức này có thể không cao bằng của các máy ảnh full-frame, giảm nhiễu ở độ nhạy sáng ISO cao là một việc mà chỉ có các bộ xử lý DIGIC 6 mới có thể thực hiện. Sự cải thiện này đã giúp mở rộng cơ hội chụp ảnh để bao gồm các cảnh mà trước đây tôi sẽ từ bỏ hoặc miễn cưỡng chụp.

Ống Kính Khuyên Dùng

Góc Rộng Sử Dụng Sự Kết Hợp Cuối Cùng với Các Ống Kính Siêu Tele

EF500mm f/4L IS II USM

Đối với một người như tôi chuyên chụp chim muông, đây là một ống kính tiêu chuẩn. Có trọng lượng nhẹ hơn so với sản phẩm tiền thân của nó, tôi có thể sử dụng ống kính này để chụp những tấm ảnh cầm tay về chim bay trên trời. Khi gắn một bộ mở rộng, EOS 7D Mark II cho phép sử dụng điểm AF trung tâm để chụp có AF, biến nó thành một máy ảnh mạnh mẽ hơn nữa.

Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF500mm f/4L IS II USM

EF16-35mm f/4L IS USM

Thông thường, ống kính tiêu chuẩn của tôi là một ống kính zoom siêu tele, nhưng tôi cũng luôn mang theo một ống kính góc rộng. Khi có cơ hội chụp chim muông chẳng hạn như như chú gà gô từ một khoảng cách gần, tôi sẽ đưa cả phong cảnh xung quanh trong bố cục. Mẫu ống kính mới nhất này có trang bị tính năng IS, cho phép tôi chụp ảnh cầm tay ngay cả khi trời chuyển tối.

Nhấp vào đây để xem chi tiết về ống kính EF16-35mm f/4L IS USM

Gaku Tozuka

Sinh năm 1966 tại Aichi, Tozuka đã có sở thích nhiếp ảnh khi học năm thứ ba trung học, và bắt đầu chụp thiên nhiên và phong cảnh cũng như động vật hoang dã. Ở tuổi 20, ông bị hấp dẫn bởi chụp ảnh chim muông sau khi vô tình chụp một chú chim gõ kiến trong ảnh. Ông đã công bố lượng lớn tác phẩm trên các phương tiện như tạp chí, các bảng tin, sách, lịch và các chương trình quảng cáo trên TV.

http://happybirdsday.jp/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi