Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Chính Xác: Mặt Trăng và Dải Ngân Hà Trên Biển

2021-09-08
2
881
Trong bài viết này:

Khó có được một tấm ảnh đẹp chụp sao khi nhìn thấy mặt trăng, nhưng điều đó không phải là hoàn toàn không thể. Tìm hiểu cách làm như thế trong một lần phơi sáng. (Người trình bày: Minefuyu Yamashita, Digital Camera Magazine)

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/2,8, 30 giây)/ ISO 3200/ WB: Tungste
Thiết bị khác: Chân máy

 

Bước 1: Nên chụp giai đoạn nào của mặt trăng—Trăng lưỡi liềm

Bạn tin hay không, ảnh bên trên có thể tỏ ra là ảnh chụp trăng tròn, nhưng trên thực tế là trăng lưỡi liềm! Nếu bạn chụp vào một đêm trăng tròn, bạn sẽ không nhìn thấy những ngôi sao. Điều này cũng đúng đối với các giai đoạn với mặt trăng đầy hơn. Nếu bạn muốn chụp sao và mặt trăng trong cùng một khung hình, hãy chọn đêm trăng khuyết.


Trăng tròn: Ánh trăng át ánh sao

Tìm hiểu thêm về chụp ảnh mặt trăng trong:
Công cụ và mẹo về phơi sáng để chụp ảnh mặt trăng

 

Bước 2: Thời điểm chụp—Khi mặt trăng xuống thấp

Để có được những ngôi sao rõ hơn, hãy cố chụp khi mặt trăng xuống thấp nhất. Điều này giúp giảm tác động của ánh trăng.

Để có được những màu xanh đẹp, thanh bình trong ảnh chính, tôi bắt đầu chụp khoảng 1 giờ sau khi mặt trời bắt đầu lặn. Tôi chụp xong trước khi mặt trăng lặn. Khi mặt trăng lặn, mặt trăng sẽ ở quá gần đường chân trời và làm cho dải bầu trời gần đường chân trời chuyển thành màu đỏ.

Lưu ý: Trăng lưỡi liềm thường lặn 2 đến 3 giờ sau khi mặt trời lặn.


30 phút sau khi mặt trời lặn

Vì bầu trời vẫn sáng 30 phút sau khi mặt trời lặn, không thể nhìn thấy sao.

 

Bước 3: Quyết định độ dài tiêu cự nào đạt được bố cục lý tưởng—16mm

Khi tôi gặp cảnh này, tôi hình dung lập khung hình với mặt trăng và vô số vì sao cùng với bóng cây trên đất. Việc đặt bóng cây xung quanh mặt trăng và những ngôi sao sẽ dẫn ánh mắt của người xem vào đối tượng chính: mặt trăng. Để có được bố cục đó, tôi sẽ cần có một thị trường với góc cực rộng, đạt được bằng cách sử dụng đầu góc rộng của ống kính zoom góc cực rộng.

Tôi bước vào lùm cây và cây bụi mọc ven bờ, và tìm những nhánh cây có hình dáng tạo thành bóng hấp dẫn hơn.

Thủ thuật: Gió thổi qua hàng cây có thể gây ra nhòe chuyển động ở bóng cây. Hãy chờ gió ngừng thổi trước khi nhả màn trập.

 

Bước 4: Tìm các thiết lập phơi sáng phù hợp—30 giây; sáng hơn một chút

Tôi chọn chụp ở thiết lập phơi sáng 30 giây vì lâu hơn sẽ tạo ra vệt sao. (Điều này là dựa trên Quy Tắc 500 (Phiên bản tiếng Anh).)

Mức phơi sáng cần phải sáng hơn một chút để tránh bóng của nhánh cây hòa vào bóng tối. Tôi kiểm soát thiết lập này bằng cách điều chỉnh độ nhạy sáng ISO.

Việc này làm cho những điểm sáng ở trăng lưỡi liềm bị cháy sáng, làm cho nó giống trăng tròn. Tuy nhiên, điều này có tác dụng ở đây vì nó nhấn mạnh trời đêm và làm cho bầu trời đêm trở nên ấn tượng hơn.


Thủ thuật:
- Nếu máy ảnh của bạn có chức năng bulb timer (hẹn giờ chụp phơi sáng lâu) (hầu hết các mẫu máy ảnh trung cấp và cao cấp đều đó), hãy sử dụng nó.
- Để tránh rung máy, hãy nhả màn trập bằng chức năng hẹn giờ hoặc Touch Shutter, hoặc công tắc từ xa. Bạn cũng có thể sử dụng chức năng Remote Live View Shooting trên ứng dụng Canon Camera Connect.
- Chức năng Remote Live View Shooting cũng hữu ích khi máy ảnh hoặc công tắc từ xa của bạn không có chức năng hẹn giờ.

 

Sử dụng chức năng Remote Live View Shooting trên Camera Connect

Ở chế độ Bulb, nhấn nút nhả cửa trập (được cho biết bằng màu đỏ) để bắt đầu phơi sáng.


Màn hình sẽ thay đổi để hiển thị “Shooting”, và thời gian đã qua sẽ được hiển thị trong ‘A’. Nếu bạn sử dụng chức năng bulb timer, phơi sáng sẽ tự động kết thúc sau khoảng thời gian đã cài đặt. Nếu không, hãy nhấn nút dùng (‘B’) để kết thúc phơi sáng.

 

Bạn cần thêm thủ thuật và cảm hứng về cách chụp sao và các thiên thể khác? Hãy tham khảo các bài viết này:
Nhiếp ảnh thiên văn: Những điều nên tránh khi chụp ảnh những ngôi sao
Các Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thiên Văn Cần Thử với EOS R
Một Địa Điểm, Hai Hình Thức: Chụp Ảnh Hải Đăng Dưới Ánh Trăng so với Dưới Ánh Sao
Kỹ Thuật Lập Bố Cục: Tạo Ra Ảo Giác là Mặt Trăng Lớn Hơn
Nghệ Thuật Chụp Với Tốc Độ Cửa Trập Thấp: Sử Dụng Kỹ Thuật Zoom Burst Để Biến Những Ngôi Sao Trên Trời Thành Mưa Sao Băng

 

Bạn nghiêm túc về chụp ảnh thiên văn và đang nghĩ đến việc cần bổ sung thiết bị gì? Sau đây là một số điểm cần cân nhắc:

Một chiếc máy ảnh được thiết kế để chụp ảnh thiên văn:
Canon EOS Ra: Chụp Sao

Một ống kính góc rộng, nhanh để có ảnh sáng hơn, rõ hơn:
Chụp ảnh tiên văn: Chụp Trời Sao Rõ Nét với Ống Kính f/1.4
EF35mm f/1.4L II USM: Ống Kính Một Tiêu Cự Cao Cấp Sẽ Làm Thay Đổi Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thiên Văn Mà Bạn Biết

Ống kính mắt cá để chụp được phần bầu trời rộng hơn:
EF8-15mm f/4L Fisheye USM: Ống Kính Tôi Thường Dùng Khi Chụp Ảnh Cảnh Sao

(Theo dõi để biết các phiên bản ngàm RF của các ống kính này!)

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Minefuyu Yamashita

Sinh năm 1979 ở Aichi. Sau khi tích lũy kinh nghiệm trong các công việc như thiết kế nội thất và đồ họa, Yamashita trở thành nhiếp ảnh gia độc lập vào năm 2011. Các tác phẩm của ông đã được sử dụng in trên nhiều cuốn lịch.

http://www.minefuyu-yamashita.com

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi