Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

[Phần 1] Các Ống Kính Zoom Siêu Tele Phổ Biến Trải Qua Quá Trình Làm Mới sau khoảng 16 năm

2015-03-05
0
3.09 k
Trong bài viết này:

Ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM, một ống kính đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nhiếp ảnh gia phong cảnh, đã trải qua quá trình làm mới sau khoảng 16 năm. Bài viết này là một bản tóm tắt nội dung phỏng vấn các nhà phát triển ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM. (Trình bày và ảnh chụp những người được phỏng vấn được thực hiện bởi: Ryosuke Takahashi)

Trang: 1 2

(Từ trái sang)
Wataru Yokota (Nhóm ICP 1)
Shigenobu Sugita (Kỹ Sư Cấp Cao, Trung Tâm Phát Triển ICP 1)
Yuki Nagao (Kỹ Sư Cấp Cao, Trung Tâm Phát Triển ICP 1)

Ống Kính Được Chờ Đợi Từ Lâu Được Kết Hợp Phương Pháp và Công Nghệ của Canon

- Trước tiên, các ông có thể giải thích về vị thế của ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM, và các đối tượng và cảnh chụp nhắm đến hay không?

Yokota Ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM, mẫu máy ảnh tiền thân được ra mắt vào tháng 11, 1998, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhiếp ảnh gia từ các nhiếp ảnh gia nghiệp dư nâng cao đến các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Đã được khoảng 16 năm từ khi nó ra mắt, và chúng tôi đã nhận được nhiều yêu cầu làm mới. Vị trí của mẫu ống kính mới này vẫn không thay đổi so với mẫu tiền thân của nó, và do đó có hiệu suất hoàn hảo trong chụp ảnh thiên nhiên. Không những thế, nó còn có thể được sử dụng cho nhiều loại cảnh khác nhau từ chụp máy bay đến chụp đua xe và phong cảnh. Vì chúng tôi đã quyết định sửa lại mẫu này, chúng tôi muốn cung cấp một chiếc ống kính có hiệu suất đáp ứng kỳ vọng của người dùng.

- Lý do của việc không làm mới mẫu này trong 16 năm qua là gì?

Yokota Chúng tôi cần có thời gian để đánh giá hiệu suất của ống kính nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Sự cải tiến hiệu suất quang học là một trong những điểm cân nhắc phải được đưa vào quá trình làm mới, và chúng tôi đã dành ra nhiều thời gian tìm hiểu chúng tôi có thể thực hiện việc này bằng cách nào mà không làm tăng kích thước và trọng lượng của ống kính, điều đó sẽ làm cho ống kính ít dễ sử dụng hơn. Ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM được kết hợp phương pháp và các công nghệ chúng tôi đã phát triển cho series ống kính siêu tele cũng như các ống kính chẳng hạn như EF70-200mm f/2.8L IS II USM.

- Ông có thể cho tôi biết chi tiết cụ thể hơn về những cải tiến gì mà người dùng mong được thấy so với mẫu trước đây hay không?

Yokota Các yêu cầu của người dùng đã được kết hợp vào các tính năng của ống kính, có thể được phân loại chung thành năm khía cạnh. Trước tiên là sự cải tiến và khả năng phân giải. Chúng tôi nhắm đến mục tiêu đạt được chất lượng hình ảnh cao thích hợp với ký hiệu ‘L-lens’ để đáp ứng nhu cầu của môi trường kỹ thuật số ngày nay. Thứ hai, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp cải thiện hiệu suất chụp ngược sáng với việc sử dụng ‘Lớp Phủ Air Sphere’. Người dùng đã có yêu cầu giải quyết vấn đề ngược sáng, nhưng đồng thời nó cũng là một phần của đề xuất của chúng tôi. Điểm thứ ba là giảm khoảng cách lấy nét gần nhất từ 1,8m xuống 0,98m. Thứ tư là duy trì kích thước ống kính không đổi. Người dùng hay đi du lịch nước ngoài muốn chúng tôi ‘duy trì ống kính ở kích thước có thể dễ dàng bỏ vào túi máy ảnh và mang lên máy bay’, do đó chúng tôi lưu ý chỉ thực hiện những thay đổi tối thiểu đối với kích thước ống kính đồng thời tối đa hóa hiệu suất quang học càng nhiều càng tốt. Cuối cùng, chúng tôi đã cố gắng nâng cao khả năng dễ vận hành bằng cách thay đổi cơ chế zoom từ zoom đẩy truyền thống sang thiết kế zoom xoay.

- Ông có thể giải thích chi tiết hơn về lý do của việc chuyển từ cơ chế zoom đẩy sang zoom xoay hay không?

Yokota Một số người dùng thích thiết kế zoom đẩy hơn, nhưng lần này chúng tôi đã quyết định áp dụng cơ chế zoom xoay sau khi cân nhắc những lợi thế và bất lợi và cân nhắc ý kiến của các nhiếp ảnh gia nghiệp dư nâng cao và các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Lý do chính là cơ chế zoom xoay là chủ đạo ở các ống kính zoom hiện nay, do đó chúng tôi muốn hệ điều hành của ống kính này phù hợp với xu hướng đó. Ngoài ra, một lợi thế khác của zoom xoay là nó dễ điều chỉnh theo độ dài tiêu cự mong muốn hơn.

- Có thể điều chỉnh độ dài tiêu cự một cách nhanh chóng bằng cơ chế zoom đẩy. Các ông đã có những nỗ lực gì để tránh làm ảnh hưởng đến tính dễ sử dụng của ống kính với việc chuyển sang thiết kế zoom xoay?

Nagao Đối với các ống kính zoom tele loại này, cơ chế đẩy của các thấu kính của ống kính trong nhóm thấu kính đầu tiên trở nên lớn hơn. Quá trình đẩy ống kính được thực hiện bằng cơ chế cam. Để đẩy xa hơn trong khi duy trì góc xoay không đổi, thường cần phải tăng góc nghiêng của cam. Tuy nhiên, làm như thế sẽ thêm tải trọng đáng kể cho thao tác zoom. Do đó, chúng tôi đã sử dụng một cơ chế cho phép đẩy hiệu quả hơn đồng thời duy trì mức dễ thao tác đầy đủ.

- Nói cách khác, nếu chúng ta so sánh cam với một cầu thang xoắn ốc, góc nghiêng lớn hơn sẽ có nghĩa là độ dốc cao hơn, đúng không?

Nagao Vâng, chính xác là thế. Để giải thích ngắn gọn về cơ chế của ống kính này, nó được tích hợp một cơ chế giảm tốc, cơ chế này sử dụng một bộ phận cam và trục lăn. Nói chung, mặt trong của vòng zoom được trang bị cam, nhưng đối với ống kính này, cam được tìm thấy ở cả trục cam ở mặt trong của ống kính cũng như trục cam nằm sâu hơn bên trong. Nói cách khác, nhiều lớp cam được kết hợp để đạt được khoảng cách chuyển động ống kính dài hơn mà không làm tăng lực vận hành zoom.

- Đã có thay đổi gì với việc giới thiệu một cấu trúc nhiều lớp.

Nagao Chúng tôi có thể giảm góc nghiêng của từng cam. Đối với thiết kế zoom đẩy, ống thấu kính trong nhóm đầu tiên được kéo ra bằng tay. Trong trường hợp cơ chế zoom zoay, ống thấu kính trong nhóm đầu tiên được di chuyển dọc theo rãnh cam ở mặt trong của vòng zoom. Đối với ống kính này, trục cam bên trong được thiết kế để xoay theo chuyển động của ống thấu kính trong nhóm đầu tiên, ngược lại nó làm chuyển động mọi bộ phận của hệ thống quang học cần để dịch chuyển độ dài tiêu cự.

- Có phải đây là lần đầu tiên một cơ chế như thế được sử dụng hay không?

Nagao Chúng ta không có một cơ chế hoàn toàn giống vậy, nhưng một công nghệ tương tự được sử dụng trên ống kính EF70-300mm f/4-5.6L IS USM. Công nghệ này thích hợp với các ống kính zoom tele, vì mômen trong quá trình vận hành có thể được duy trì ở mức hầu như không đổi.

- Tôi hiểu. Do đó thao tác zoom không đột ngột chậm lại trong quá trình này.

Nagao Vâng.

Vòng Điều Khiển với Khả Năng Dễ Vận Hành Cao Hơn

- Ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM được trang bị một vòng điều khiển để điều chỉnh mômen trong quá trình zoom. Chúng ta có thể sử dụng hiệu quả vòng này bằng cách nào?

Nagao Chúng tôi cho rằng khả năng dễ vận hành của tính năng zoom khi chụp ảnh là một điểm cân nhắc quan trọng đối với nhiếp ảnh gia. Bạn có thể xoay vòng điều khiển này để tăng hoặc giảm mômen zoom. Cụ thể hơn, bạn có thể phòng tránh những thay đổi về góc ngắm do tác động bằng cách cài đặt đến một mômen nhẹ hơn khi ống kính được đặt nằm ngang, và thành mômen nặng hơn khi ống kính được hướng lên trên. Ngoài ra, trong khi bạn mang theo ống kính này, việc cài đặt thành một mômen nặng hơn sẽ giúp tránh tình trạng ống kính tự kéo ra.

- Mẫu trước đây cũng được trang bị một hệ thống tương tự. Chúng có cấu trúc giống nhau hay không?

Nagao Không. Nếu bạn quan sát kỹ cái vòng giữa vòng zoom và vòng điều khiển, bạn sẽ nhận thấy rằng nó di chuyển tới lui khi xoay vòng điều khiển. Vật liệu đàn hồi bên trong sẽ đẩy lên vòng zoom khi vòng này di chuyển.

- Do đó chuyển động này giống như khớp ly hợp trên xe hơi?

Nagao Vâng. Nó tương tự như ý tưởng thay đổi sức đẩy của khớp ly hợp ma sát. Đối với mẫu ống kính thiền thân, mômen siết theo ‘hướng đường kính’ khi xoay vòng này, do đó cấu trúc về cơ bản là khác với mẫu ống kính này. Chúng tôi không thể tiết lộ về vật liệu đàn hồi được sử dụng, nhưng bạn có thể xem chức năng của nó là kiểm soát mômen dùng nhiều bộ phận chẳng hạn như các lò xo.

Tải Mômen Có Thể Thay Đổi bằng Vòng Điều Khiển

Mặc dù tính năng này cũng được tìm thấy trên mẫu ống kính tiền thân, khả năng dễ vận hành của nó được nâng cao bằng cơ chế đẩy khác biệt. Bằng cách xoay vòng điều khiển, mômen zoom có thể được thay đổi để phòng tránh vô tình làm thay đổi cơ chế zoom trong quá trình chụp. Ngoài ra, trong khi bạn mang theo ống kính này, việc cài đặt thành một mômen nặng hơn cũng sẽ giúp tránh tình trạng ống kính tự kéo ra.

Những Cải Tiến Được Thực Hiện Đối Với Chất Lượng Hình Ảnh

- Khả năng phân giải đã cải thiện như thế nào so với mẫu ống kính trước đây, và sự thay đổi này có thể được nhận biết trong các trường hợp nào?

Sugita Nói ngắn gọn là ‘tất cả’. Chúng tôi đã nâng cao MTF trong toàn bộ dải zoom. Là một ống kính zoom tele, chúng tôi rất tin tưởng với khả năng phân giải ở giữa ảnh ở đầu tele, cũng như khu vực xung quanh đối tượng chính. Khả năng phân giải ở các vùng ngoại biên cũng được cải thiện đáng kể so với mẫu tiền thân của nó.

Đường Cong MTF

100mm

Y: Độ tương phản
X: Khoảng cách từ Tâm Ảnh (mm)

400mm

Y: Độ tương phản
X: Khoảng cách từ Tâm Ảnh (mm)

Tần Suất Không GianKhẩu Độ Tối Đaf/8
SMSM
10 hàng/mm
30 hàng/mm

S: Hướng Đối Xứng Dọc (Xuyên Tâm)
M: Hướng Thẳng Đứng (Vòng Tròn Đồng Tâm)

So với mẫu ống kính tiền thân của nó, hiệu suất đã được cải thiện cả ở khẩu độ tối đa cũng như ở f/8. Cụ thể là, vùng xung quanh tâm ảnh đạt giá trị ít nhất là 0,8 khi khẩu độ được mở hết, cho thấy rằng nó có khả năng biểu đạt rõ cả các đường dày lẫn các đường mỏng của đối tượng.

- Đối với các ống kính zoom tele, chìa khóa để cải thiện chất lượng hình ảnh nằm ở tính năng kiểm soát sắc sai. Cụ thể là, các ông đã chú trọng vào những khía cạnh gì của thiết kế quang học?

Sugita Tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất là việc sử dụng một thấu kính fluorite và UD để giảm thiểu sắc sai khi phóng đại và sắc sai theo trục. Không chỉ thế, thay vì có tổng cộng 17 thấu kính trong kết cấu ống kính của mẫu ống kính trước đây, chúng tôi đã sử dụng 21 thấu kính và chúng được bố trí tối ưu để nâng cao hiệu suất.

- Việc sử dụng các thấu kính fluorite và UD đã là một công nghệ tiêu chuẩn trên các ống kính zoom tele của Canon. Đã có cải thiện ở những lĩnh vực nào về hiệu suất quang học?

Sugita Tôi không thể cung cấp thông tin chi tiết cho bạn, nhưng tôi có thể nói rằng điều này phần lớn là nhờ vào thiết kế và các công nghệ sản xuất mà Canon đã phát triển và tích lũy trong 16 năm qua. Với việc tăng từ 17 lên 21 thấu kính, khả năng chỉnh quang sai được dễ dàng hơn, và điều này đến lượt nó đã giúp cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, việc chỉ tăng số thấu kính sẽ dẫn đến dao động lớn hơn về lỗi chính xác do phải sử dụng nhiều bộ phận hơn. Để tránh xảy ra tình trạng này, chúng tôi đã thực hiện những điều chỉnh đối với thiết kế và công nghệ sản xuất sao cho có thể sử dụng hiệu quả 21 thấu kính.

- Tôi hiểu. Do đó chất lượng hình ảnh cao là nhờ vào việc giảm thiểu lỗi chính xác để đạt được một thiết kế ống kính tiên tiến, và không phải là nhờ vào một giải pháp đơn giản.

Sugita Vâng, đúng thế.

- Chất lượng hình ảnh của nó tương đương với của ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM. Mặc dù có tỉ lệ zoom cao, tại sao có thể nâng cao chất lượng hình ảnh lên mức này?

Sugita Điều này liên quan đến các nguyên lý. Hiệu suất của một ống kính tele phụ thuộc vào chiều dài của ống kính liên quan đến độ dài tiêu cự. Vì ống kính EF70-200mm f/2.8L IS II USM sử dụng một hệ thống zoom bên trong, chiều dài ống kính duy trì không đổi trong toàn bộ dải zoom. Trong khi, ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM kéo dài ở đầu tele, giúp tăng khả năng cơ bản của hệ thống quang học. Tuy nhiên, cũng lưu ý là ống thấu kính có xu hướng kêu lách cách đối với các ống kính tele khi mặt trước nhô ra. Chúng tôi đã hợp tác với đội ngũ thiết kế cơ học để giảm thiểu tiếng lách cách trên ống kính này, và điều này góp phần nâng cao chất lượng hình ảnh.

EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM

Nhấp vào đây để biết thêm chi tiết

Ryosuke Takahashi

Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi