Nên Chọn Đèn Flash Speedlite Canon Nào?
Speedlite series của Canon có các loại đèn flash ngoài khác nhau có thể phù hợp với đối tượng và mục đích chụp của bạn. Loại đèn flash có thể được nhận biết rõ không chỉ bằng số dẫn hướng, cho biết lượng ánh sáng phát ra, mà còn bằng những sự khác biệt chẳng hạn như kích thước và việc liệu nó có thể dội flash hay không. Đây là cách chọn đèn flash ngoài phù hợp với phong cách chụp của bạn. (Người trình bày: Teppei Kohno)
Các đặc điểm chính của đèn Speedlite
Đèn flash ngoài của Canon được phân thành ba loại—lớn, trung bình, nhỏ—khác nhau về lượng ánh sáng phát ra. Mẫu đèn đầu bảng, Speedlite 600EX II-RT, là loại lớn và cung cấp ánh sáng mạnh; Speedlite 430EX III-RT là mẫu tầm trung, nhỏ gọn nhưng cung cấp vừa đủ ánh sáng; và Speedlite 270EX II là mẫu cấp thấp, nhỏ gọn, nhẹ, và cung cấp lượng ánh sáng nhỏ hơn. Mặc dù không có đèn flash nào kết hợp tất cả các phẩm chất mong muốn vào một thiết bị duy nhất, mỗi loại có những lợi thế khác nhau. Chọn đèn flash dựa vào ưu tiên của bạn.
Mẫu đèn đầu bảng với ánh sáng mạnh
Speedlite 600EX II-RT
Khuyên dùng đối với người dùng nào:
- Muốn sử dụng đèn flash từ một khoảng cách xa, chẳng hạn như khi chụp các sự kiện thể thao hoặc các sự kiện diễn ra trên sân khấu.
- Muốn chụp ảnh chân dung với hậu cảnh mất nét, ngay cả khi chụp ở ngoài trời vào một ngày đẹp.
- Muốn sử dụng đèn flash liên tục trong khi chụp liên tục.
EOS 760D/ EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 55mm (tương đương 88mm)/ Manual exposure (f/5.6, 1/1000 giây)/ ISO 200/ WB: Auto/ Speedlite 600EX II-RT
Những đặc điểm hấp dẫn nhất của Speedlite 600EX II-RT là khả năng cung cấp ánh sáng từ một khoảng cách xa, và phát sáng liên tục. Trong ảnh mẫu, chúng tôi sử dụng kỹ thuật đồng bộ tốc độ cao để chụp liên tục, yêu cầu ánh sáng mạnh. Đèn flash này là vô giá khi chụp các sự kiện thể thao hoặc các sự kiện trên sân khấu ở đó đối tượng đứng ở xa. Nói chung, nó cũng rất phù hợp để chụp ảnh chân dung, nhất là để tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh.
Mẫu tầm trung nhiều chức năng
Speedlite 430EX III-RT
Khuyên dùng đối với người dùng nào:
- Muốn chụp ảnh đẹp tĩnh vật, hoa hoặc thức ăn trên bàn.
- Thường sử dụng ống kính có độ dài tiêu cự không rộng hơn góc rộng đến tele tầm trung.
- Muốn sử dụng ánh sáng mạnh, nhưng cũng đảm bảo thiết bị có trọng lượng nhẹ nhất có thể.
EOS 760D/ EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 43mm (tương đương 69mm)/ Manual exposure (f/8, 1/160 giây)/ ISO 100/ WB: Auto/ Speedlite 430EX III-RT
Người dùng nào chủ yếu chụp bằng một ống kính zoom tiêu chuẩn sẽ không cần một đèn flash mạnh như Speedlite 600EX II-RT. Như ảnh mẫu cho thấy, ánh sáng tạo ra bởi đèn Speedlite 430EX III-RT đủ để có được ảnh đẹp khi nhiếp ảnh gia đến gần đối tượng, chẳng hạn như chụp ảnh đồ vật trên bàn hoặc chụp ảnh thức ăn. Đèn flash này cũng là lý tưởng đối với nhiếp ảnh gia nào muốn mang theo thiết bị nhẹ nhất có thể.
Mẫu đèn cấp thấp nhỏ gọn và nhẹ
Speedlite 270EX II
Khuyên dùng đối với người dùng nào:
- Sử dụng đèn flash ngoài lần đầu tiên.
- Sẽ sử dụng đèn flash để chụp ảnh đường phố.
- Thích thiết bị nhỏ gọn và di động nhất có thể.
EOS 760D/ EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM/ FL: 55mm (tương đương 88mm)/ Manual exposure (f/5.6, 1/60 giây)/ ISO 400/ WB: Auto/ Speedlite 270EX II
Điểm hấp dẫn của đèn flash nhỏ gọn và nhẹ Speedlite 270EX II là nó có thể dễ dàng bỏ vừa túi máy ảnh của bạn, giúp bạn dễ dàng mang theo. Đèn flash này hữu ích ở các cảnh thiếu sáng chẳng hạn như trong ảnh ví dụ, trong đó chúng tôi chụp một vật trang trí trong ở mặt tiền cửa hàng tối. Mặc dù đèn flash này không sánh được với đèn Speedlite 600EX II-RT hay Speedlite 430EX III-RT về cường độ ánh sáng và góc chiếu sáng, nó đủ nhỏ gọn để bạn có thể mang theo hàng ngày, để bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội chụp ảnh nào.
Để biết thêm thủ thuật và hướng dẫn về đèn Speedlite, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
In Focus: Những Điểm Cơ Bản Về Chụp Ảnh Với Đèn Flash Ngoài
In Focus: Speedlite
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.