Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Chụp Ảnh Đẹp Hơn Bằng 3 Thủ Thuật Đơn Giản Này!

2019-10-14
25
19.66 k
Trong bài viết này:

Vậy, bạn đã bắt đầu chụp ảnh nhưng dường như không thể lên tầm cao mới, và không thể chụp được ảnh đẹp nếu không có con mắt nhiếp ảnh. Tuy nhiên, trước khi bạn từ bỏ, hãy đảm bảo thử áp dụng 3 thủ thuật sau đây mà chúng tôi giới thiệu trong bài này—chúng tôi hứa bạn thậm chí sẽ không phải lo về số f hay tốc độ cửa trập. (Biên tập bởi studio9)

Torii trình bày bố cục

 

1. Lập một bộ sưu tập những ảnh bạn thích

bộ sưu tập những tấm ảnh chọn lọc

Trước khi bắt đầu, hãy nghĩ đến và xác định chính xác yếu tố gì giúp cho ảnh "đẹp." Nếu bạn bắt đầu chụp mà không có một ý tưởng rõ ràng, bạn sẽ không có mục tiêu để phấn đấu.

 

Bước 1: Tập hợp một bộ sưu tập những ảnh bạn thích

Tập hợp những tấm ảnh của các nhiếp ảnh gia bạn thích, hoặc thậm chí ảnh từ các tạp chí hoặc các trang web bắt mắt. Để bắt đầu, hãy nhắm đến mục tiêu sưu tập khoảng 50 ảnh.

Tiếp tục cập nhật bộ sưu tập này bằng cách thay thế 50 tấm ảnh ban đầu bằng những tấm ảnh mới mà bạn thích. Khi làm như thế, 50 ảnh bạn thích sẽ dần phản ánh sở thích của bạn, và những gì trước đây là một khái niệm mơ hồ về ảnh "đẹp" sẽ bắt đầu định hình.

 

Bước 2: Tập hợp 50 ảnh của chính bạn

Nghĩ đến nó như lập danh mục của chính bạn.

Bây giờ bạn sẽ có hai nhóm ảnh. Một nhóm phản ánh ý tưởng của bạn về ảnh lý tưởng. Nhóm kia phản ứng vị trí của bạn về kỹ năng nhiếp ảnh. Bạn sẽ có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa 2 nhóm, điều này sẽ giúp bạn xác định các lĩnh vực bạn cần cải thiện.

Tiếp tục thay thế các ảnh trong bộ sưu tập "danh mục" này bằng những tấm ảnh mới hơn, đẹp hơn. Khi bạn có cải thiện, chúng sẽ ngày càng tiến gần hơn đến 50 tấm ảnh lý tưởng mà bạn đã sưu tập ở Bước 1.

 

2. Nghĩ đến đối tượng và môi trường xung quanh như một thể thống nhất

Lần đầu khi bạn bắt đầu chụp ảnh, rất dễ chú trọng lấy nét ở đối tượng, và bỏ qua môi trường xung quanh. Tuy nhiên, một tấm ảnh không chỉ là về bản thân đối tượng. Bạn cũng phải cân nhắc đối tượng tương quan với môi trường của đối tượng.

Một khi bạn tìm được một đối tượng, hãy dành ra một chút thời gian kiểm tra khu vực xung quanh và quyết định xem đối tượng sẽ được chụp với cái gì, hoặc liệu có những gì cần loại ra hay không. Điều này sẽ cải thiện sự hài hòa giữa các yếu tố trong bố cục của bạn.

Có nhiều tình huống chụp ảnh khác nhau, nhưng sau đây là một số bố cục mà bạn có thể bắt đầu.


1) Kết hợp Quy Tắc Phần Ba với các Đường Chéo

Một khi bạn đã tìm được đối tượng chính (những gì bạn muốn chụp nhất), hãy cố sắp xếp bố cục của bạn theo cách sao cho nó tạo thành một đường chéo với đối tượng phụ (mà bạn muốn chụp cùng với nó). Cách này tạo thành bố cục đường chéo, và bạn có thể kết hợp nó với Quy Tắc Phần Ba.

Cá kình trong bể cá

Con cá kình (đối tượng chính) được xếp nằm chéo với bóng của phụ huynh và đứa con (đối tượng phụ).

 

Bánh hạnh nhân và tách trà

Vì cái dĩa ở góc dưới bên trái có hình dạng dài và nông, tôi cũng đặt nó nằm chéo trong khi cố bố trí nó theo một đường chéo bằng tách trà.

 

ii) Tạo ra các đường chéo bằng cảnh xung quanh

Nếu chỉ có một đối tượng, bạn cũng có thể tạo ra các đường chéo bằng cảnh xung quanh nó.

Cổng Torii trong bố cục đường chéo

Bằng cách đặt đoạn đường dẫn được gọi là—điểm triệt tiêu—ở giao điểm của các đường khung lưới trong Quy Tắc Phần Ba, có vẻ như cảnh xung quanh được thu về điểm đó. Hãy cố chụp ở một góc rộng càng nhiều càng tốt để có ảnh đẹp.

 

Hưu cao cổ và cái bóng

Dùng bóng để tạo ra các đường chéo cũng là một ý hay!


Tìm hiểu thêm về các kỹ thuật lập bố cục trong:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (1): Định Hướng Trực Quan, Sự Bất Ngờ, và Giảm Trừ
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (2): "Mô Thức & Sự Nhịp Nhàng" & "Đường Cong Chữ S"

 

3. Bước lại gần hơn

Khi bạn bắt đầu chụp lần đầu, đôi khi bạn có thể không thực sự nắm bắt được cảm giác khoảng cách giữa máy ảnh (độ dài tiêu cự của ống kính) và đối tượng, hay bạn nên đứng xa bao nhiêu khi chụp.


i) Đến thật gần và chụp khi bước lùi lại

Trừ khi bạn chụp một đối tượng cách bạn vài trăm mét, chỉ cần bước đến gần hơn một bước cũng có thể làm thay đổi rất nhiều hình thức ảnh của bạn, nhất là khi đối tượng của bạn chỉ cách vài mét.

Hãy xem các ảnh sau đây, chúng được chụp ở các khoảng cách khác nhau từ gốc cây. Một tấm được chụp cách xa 20cm trông rất khác với tấm được chụp cách xa 1m, đúng không?

Chụp từ khoảng cách 20cm

ảnh góc dài từ gốc cây

Chụp từ khoảng cách 100cm

ảnh góc dài từ gốc cây. Cái cây trông nhỏ hơn

Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không đến gần thế này. Họ sẽ không đến gần trừ khi họ quen với thao tác đó. Đó là một việc bạn phải để ý.

Thủ thuật: Cố đến gần đối tượng trên thực tế đang ở bên ngoài khung hình, và chụp khi bạn bước lùi lại.

 

ii) Cố định chức năng zoom

Các ống kính zoom là rất tiện, nhưng sử dụng thường xuyên cũng dẫn đến việc các nhiếp ảnh gia có thói quen phóng to để chụp cận cảnh, thay vì bước đến gần hơn một bước.

Tuy nhiên, nếu bạn giữ cố định ống kính zoom ở đầu góc rộng và "phóng to" đối tượng bằng cách di chuyển đến gần hơn, góc chụp mới có thể dẫn đến một tấm ảnh ấn tượng hơn so với khi bạn chỉ đứng một chỗ và phóng to. 

Lời khuyên tôi thích để bỏ thói quen này là thực hành chụp với vòng zoom được băng cố định. Điều này buộc bạn phải sử dụng ống kính zoom giống như ống kính một tiêu cự, và di chuyển tới lui để có được khung hình ưng ý. (Bạn có thể đọc thêm về điều này trong 3 Thử Thách Tưởng Đơn Giản Để Nâng Cao Kỹ Năng Chụp Ảnh Của Bạn.)

Máy ảnh có vòng zoom được băng cố định ở 50mm

Ống kính này đã được cố định ở vị trí 50mm bằng băng keo đen. Chọn băng keo để lại ít keo thừa khi bạn tháo ra, chẳng hạn như băng che hoặc băng Permacel. 

Nếu bạn đang sử dụng ống kính theo bộ 18-55mm, bạn có thể thử độ dài tiêu cự ở 3 độ dài tiêu cự của ống kính một tiêu cụ phổ biến là 24mm, 35mm và 50mm. Ai mà biết được? Bạn có thể thích một độ dài tiêu cự cụ thể nào đó và cuối cùng sẽ mua một chiếc ống kính một tiêu cự!

 

Kết luận

Để cải thiện các kỹ năng của bạn trên một trình độ nhất định, nó sẽ đòi hỏi không chỉ thực hành, mà còn yêu cầu thực hành có chủ đích thật nhiều. 3 thủ thuật bên trên chỉ là bắt đầu! Chúng tôi mong rằng thử áp dụng chúng sẽ giúp bạn nhìn sự vật theo một cái nhìn mới mẻ. Hãy tiếp tục học hỏi, tiếp tục tìm cảm hứng và chúc bạn vui chụp ảnh!

 

Những thủ thuật này có giúp bạn chụp được một tấm ảnh mà bạn chưa từng biết là bạn có thể chụp hay không? Chúng tôi muốn biết! Chia sẻ với chúng tôi trên Câu Chuyện Canon Của Tôi, và nó cũng có thể truyền cảm hứng cho người khác!

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi