Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Sáng hay Tối?
Buổi sáng, với sương sớm long lanh từ ánh nắng, hay cảnh hoàng hôn mơ màng, với mặt trời đang lặn? Cả hai tình huống đều tạo ra một cảnh rất hấp dẫn trong chụp ảnh phong cảnh. Trong bài viết sau đây, chúng tôi giới thiệu hai nhiếp ảnh gia và các tác phẩm của họ, họ chia sẻ với chúng ta về thời điểm chụp và các kỹ thuật họ thích để chụp ảnh phong cảnh không ngừng thay đổi. (Người trình bày: Yoshio Shinkai, Minefuyu Yamashita)
Buổi sáng: Chụp vẻ long lanh của sương sớm trên cây cối
Thời điểm chụp/ 6:30 sáng
EOS 5D Mark II/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/500 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Ảnh của Yoshio Shinkai
Yoshio Shinkai cho biết:
“Vào những buổi sáng có sương, những giọt sương đọng lại trên lá cây và lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Cảnh đẹp này, mà bạn chỉ thấy được vào buổi sáng, có nhiều sức sống và toát ra không khí mới mẻ. Nhưng nó cũng là một khoảnh khắc thoáng qua vì sương nhanh chóng bay hơi khi mặt trời lên cao hơn. Nếu bạn không sử dụng khẩu rộng khi chụp, bạn sẽ không thể chụp được hiệu ứng ánh sáng chiếu lên sương. Bạn có thể muốn thu hút sự chú ý đến vô số vòng tròn bokeh lấp lánh giữa hậu cảnh nhòe mờ mịn.”
Để biết một số ý tưởng về chụp cảnh buổi sáng và bình minh, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
Chụp Màu Sắc Sống Động, Đỏ Lửa của Bình Minh
Thiết Lập Máy Ảnh Để Chụp Sương Sớm
Từng bước: Chụp Ảnh Phong Cảnh Sáng Sớm
Buổi tối: Chụp cảnh mặt trời dần biến mất
Thời điểm chụp/ 6:30 tối
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/2.8L III USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/18, 15 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Shade
Ảnh của Minefuyu Yamashita
Minefuyu Yamashita cho biết:
“Khi mặt trời chiếu màu đỏ trên trời vào cuối ngày và sau đó lặn xuống đường chân trời, dần dần chiếm bởi không khí thanh bình, bạn cảm nhận thời gian trôi qua và vẻ đẹp của nó, đó là lý do tại sao tôi thích buổi tối. Ý nghĩ về việc tiếp theo sẽ là ban đêm, giúp tôi hình thành ý tưởng lập bố cục cho đối tượng. Trong thời gian này, màu sắc thay đổi một cách tinh tế mà mỗi lần nhấn nút chụp có vẻ như chụp được một sắc thái khác nhau của cùng một cảnh. Để chuyển tải điều này, tôi điều chỉnh tốc độ cửa trập khi chụp.”
Thủ thuật: Minh họa những thay đổi rất lớn ở ánh nắng bằng cách thay đổi tốc độ cửa trập
Tốc độ cửa trập: 0,6 giây
EOS 5D Mark IV/ EF11-24mm f/4L USM/ FL: 14mm/ Aperture-priority AE (f/8, 0,6 giây, EV+0,7)/ ISO 800/ WB: Manual
Ảnh của Minefuyu Yamashita
Tốc độ cửa trập: 30 giây
EOS 5D Mark IV/ EF11-24mm f/4L USM/ FL: 15mm/ Aperture-priority AE (f/8, 30 giây, EV±0)/ ISO 1000/ WB: Manual
Ảnh của Minefuyu Yamashita
Minefuyu Yamashita cho biết:
“Trong thời gian bầu trời được chiếu sáng từ mặt trời đang lặn, bạn có thể chụp được những tấm ảnh đẹp bằng cách sử dụng một tốc độ cửa trập đủ nhanh để khắc họa chuyển động của con sóng. Nếu sắp đến đêm, bạn có thể mạnh dạn sử dụng tốc độ cửa trập chậm 30 giây để khắc họa cảnh mờ mịn và thanh bình. Những thay đổi chính xác về thiết lập tốc độ cửa trập là cần thiết để khắc họa từng khoảnh khắc trôi qua trong dòng thời gian.”
Tham khảo thêm bài viết này về Chụp Phong Cảnh Ngoạn Mục Ở Điều Kiện Ánh Sáng Không Ngừng Thay Đổi
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1953 tại Nagano, Shinkai bắt đầu đi du lịch khắp Nhật Bản với một chiếc máy ảnh khổ lớn để chụp ảnh phong cảnh vào năm 1979. Hiện nay, anh chụp nhiều phương tiện khác nhau, từ áp phích đến lịch đến tờ rơi du lịch và tạp chí nhiếp ảnh.
Sinh năm 1979 ở Aichi. Sau khi tích lũy kinh nghiệm trong các công việc như thiết kế nội thất và đồ họa, Yamashita trở thành nhiếp ảnh gia độc lập vào năm 2011. Các tác phẩm của ông đã được sử dụng in trên nhiều cuốn lịch.