Tận dụng Lợi thế của Hành vi Sinh vật Biển: Phỏng vấn William Tan
Nhiếp ảnh gia dưới nước chuyên nghiệp William Tan có hơn 20 năm kinh nghiệm chụp ảnh dưới nước. Chúng tôi đã trao đổi với ông để tìm hiểu một số hành vi hấp dẫn nhất nào của sinh vật biển mà ông gặp phải, và làm thế nào để chụp ảnh ở trạng thái chân thực nhất.
Ống kính EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8L Macro USM, f/18, 100mm, 1/250 giây, ISO100, bạch tuộc Wunderpus đánh nhau để giành quyền giao phối. Ảnh của William Tan.
Ông đã gặp rất nhiều sinh vật biển trong những chuyến hành trình lặn biển của ông. Ông đã chứng kiến một số hành vi độc đáo nhất nào?
Sau quá trình chụp ảnh về cuộc sống dưới biển hơn 20 năm qua, thật thú vị khi nhìn thấy một con tôm Coleman (Periclimenes colemani) ở Anilao, Philippines, đang kéo lông gai độc ra khỏi vật chủ Nhím biển Lửa (Asthenosoma varium) và sử dụng lông gai đó để chọc mạnh vào camera của tôi .
Ở Esperance, Tây Úc, những con sư tử biển con phát triển quá lớn và nghịch ngợm liên tục kéo mạnh chiếc mũ trùm đầu của tôi, khiến làn nước lạnh 20 độ chảy vào bộ đồ lặn.
Và chứng kiến 2 con bạch tuộc đực wonderpus (Wunderpus photogenicus) đánh nhau với mạng sống của mình để giành quyền giao phối với một con cái to lớn hơn ở Lombok, Indonesia.
Ông sử dụng những hành vi này như thế nào theo lợi thế của ông?
Mặc dù thân máy và ống kính camera nhanh chắc chắn sẽ giúp cho việc chụp ảnh về hành vi nhưng vẫn có thể có được hình ảnh đẹp với tất cả các cấp độ của camera khi bạn hiểu rõ về hành vi của sinh vật. Thay vì đuổi theo đối tượng của bạn, bạn thực sự muốn nghĩ trước, vì vậy bạn có thể hướng camera của mình đến những hành động sắp xảy ra.
Nhiều nhiếp ảnh gia đã chọn chụp (bằng tay!) loài Mực phủ xinh đẹp (Argonauta sp.) vì tốc độ bơi của mực và đặt chú mực đó trước camera mà không biết rằng điều này sẽ gây ra lớp màng đặc biệt ở hai đầu xúc tu thường được sử dụng để che lớp vỏ của nó khi co lại, dẫn đến lớp vỏ trần bị xỉn màu ở hình ảnh cuối cùng. Khi chụp ảnh Mực phủ, hãy để cho chú mực bơi. Sau vài lần cố gắng, mực sẽ thường sẽ nghỉ ngơi một lúc. Đây là lúc bạn di chuyển đến gần để chụp ảnh. Không sử dụng ánh sáng mạnh cho mục tiêu, vì điều này cũng sẽ khiến mực chuyển sang màu trắng nhạt.
Ống kính EOS 5D Mark IV, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/14, 100mm, 1/250 giây, ISO100
Một con Mực giấy cái nằm yên cho thấy sắc tố màu bão hòa và có lớp màng bao phủ toàn bộ vỏ. Ảnh của Steven Ko (Đài Loan).
Lớp thủy tức biển là nhóm sinh vật thường rất dài khi ở trạng thái “đi săn” thoải mái, nhưng co lại khi phát hiện thấy chuyển động nhỏ nhất dưới nước. Chúng tôi đã tìm thấy Lớp thủy tức biển này ở trạng thái co lại và dành khá nhiều thời gian để quay cảnh lớp thủy tức này “nhảy múa” trong bóng tối. Khi nó bắt đầu thư giãn và từ từ dãn dài ra, chúng tôi để nó nằm yên và đi tìm các đối tượng khác.
Ống kính EOS 5D Mark IV, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/13, 100mm, 1/250 giây, ISO100
Lớp thủy tức biển “nhảy múa”. Ảnh của Steven Ko (Đài Loan).
Cá Threadfin Reefgoby (Cá bống san hô) (Priolepis nuchifasciata) là cơn ác mộng đối với chụp ảnh. Tuy nhiên, giống như tất cả các loài cá bống khác, loài này cũng có một số địa điểm yêu thích, là nơi nó cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi và sẽ đứng yên trong một khoảng thời gian. Thay vì đuổi theo cá này khắp rạn san hô, tốt nhất là nên chụp ảnh loài cá này ở những nơi nó cảm thấy tự tin nhất.
Ống kính EOS 5D Mark IV, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/9.0, 100mm, 1/250 giây, ISO100
Cá bống san hô tự tin. Ảnh của Lilian Koh (Singapore).
Bạch tuộc dừa (Amphioctopus marginatus) là loài Động vật chân đầu duy nhất chôn cái vỏ rỗng vào cát, sau đó đào lên và ẩn náu trong đó khi cảm thấy bị đe dọa. Bởi vì đây là những sinh vật tò mò nên không cần phải cạy mở những chiếc vỏ này để chụp ảnh. Đôi khi bạch tuộc sẽ nhìn trộm camera của bạn từ trong vỏ.
Ống kính EOS 5D Mark IV, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/13, 100mm, 1/250 giây, ISO100
Bạch tuộc dừa là loài Động vật chân đầu duy nhất quan tâm đến chiếc vỏ. Ảnh của Lilian Koh (Singapore).
Nhiếp ảnh gia dưới nước nên tuân thủ một số quy tắc phổ biến nào?
Hãy chân thực với khoa học. Đừng trở thành một nhiếp ảnh gia tệ hại, tức là người đã đưa ra tất cả các loại thao tác, và khi được hỏi thì lại khẳng định đó là mô hình hành vi “mới được phát hiện ra”.
Phải làm gì khi có cơ hội thấy sinh vật biển có hành vi thất thường? Có nên ở lại để quan sát, hoặc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa an toàn nhất định?
Tôi đã ở Nam Maldives để chụp ảnh Cá mập Hoa (Galeocerdo cuvier). Mặc dù chúng đến rất gần nhưng chúng sẽ luôn quay đi ở khoảng cách an toàn với camera. Một ngày, chúng tôi có một quyết định khác. Tôi bị sốc khi thấy cá tiến lại chầm chậm nhưng chắc chắn là đi về phía camera, và cuối cùng húc vào cổng camera của tôi. Vô tình, tôi đẩy cá về phía sau bằng camera của mình. Bởi vì con cá mập dài hơn 4 mét nên nó không lùi lại do cú đẩy của tôi mà thay vào đó, tôi lại lùi lại! Sau đó tôi thấy nó bình tĩnh bơi qua tôi. Đây chắc chắn không phải là một tình huống sinh tử, vì những con cá mập đó vẫn tiếp tục công việc của mình như thể tôi không ở đó, và chúng không quan tâm đến tôi chút nào. Nhưng với các sinh vật có kích thước có thể gây hại tiềm ẩn, tốt nhất là nên rời khỏi mặt nước khi mọi thứ trở nên rối loạn.
Ống kính EOS-1D X Mark II, EF16-35mm f/2.8L III USM, f/10, 16mm, 1/320 giây, ISO160
Cá mập Hoa đến quá gần camera. Ảnh của William Tan.
Có cảm hứng thích trải nghiệm chụp ảnh dưới nước không? Tìm hiểu về 5 Điều cần Lưu ý Khi Chụp Ảnh Dưới nước trước khi bạn bắt đầu chuyến hành trình. Ánh sáng là yếu tố quan trọng khi chụp ảnh dưới nước, đó là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu Cách Tạo Ánh sáng Phù hợp khi Chụp ảnh Dưới nước. Xem những gì mà camera EOS-1D X Mark II (do William Tan sử dụng) có thể thực hiện dưới nước trong Gã khổng lồ Camera Chuyên nghiệp Hàng đầu.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!