Chụp ảnh dưới nước rất thú vị; đây là một cách tuyệt vời để kết hợp niềm đam mê lặn và đam mê chụp ảnh của bạn. Cũng như chụp ảnh "trên cạn", chụp ảnh dưới nước là cả một cuộc hành trình tự trau dồi, học hỏi và thử nghiệm. Trong thế giới số ngày nay, chúng ta có vô số nguồn tài nguyên và công cụ mạnh mẽ để theo đuổi hành trình này.
Trau dồi kiến thức và thử nghiệm
Trong nhiếp ảnh dưới nước, bạn không thể "ăn tắt làm bớt" được. Bạn cần phải chuyên tâm vào quá trình học hỏi và thực sự dành thời gian thực hành, tinh chỉnh kỹ năng nếu bạn muốn tay nghề của mình nâng cao hơn.
Tất cả đều bắt đầu từ một điểm, đó là khả năng cho ra đời những bức mình đúng kỹ thuật; phơi sáng chuẩn, có độ sắc nét và bố cục tốt. Bên cạnh việc xử lý đúng kỹ thuật, bạn cũng bắt đầu bộc lộ bản thân để thể hiện sự sáng tạo và bộc lộ cách bạn nhìn thế giới qua ống kính.
Canon EOS 7D Mark II, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/16, 1/125 giây, ISO 200
Bố cục
Dùng quy tắc phần ba để đạt được bố cục có độ cân bằng tốt cho cảnh chụp, nhưng đừng e ngại khi muốn thử những bố cục khác. Những đường chéo cũng rất năng động và mạnh mẽ! Khi chụp hình cuộc sống thủy sinh, khi đặt tầm mắt ngang với mắt chủ thể sẽ khiến cho bức hình có khả năng thu hút người xem cao hơn. Bạn cũng đừng sợ không gian âm, đâu phải lúc nào bạn phải rập khuôn cách chụp cho chủ thể của mình đâu!
Canon EOS 7D Mark II, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/16, 1/125 giây, ISO 200
Màu sắc
Chụp hình dưới nước trở nên khó khăn khi xử lý màu sắc. Nếu bạn chỉ chụp hình theo dạng JPEG, hãy đặt độ cân bằng trắng chính xác trên máy ảnh. Nếu bạn chụp tệp ảnh RAW, khâu xử lý hậu kỳ sẽ giúp bạn tự do chỉnh sửa màu sắc hơn. Khi ở dưới nước, khoảng cách sẽ làm "lạc mất" màu sắc, vì vậy hãy tiến lại gần chủ thể! Mang theo nguồn sáng của riêng mình cũng sẽ giúp bạn tái tạo lại nét sống động cho màu sắc.
Bạn chỉ có thể sử dụng khá hạn chế đèn nháy trong máy ảnh, đơn giản là vì đèn flash này không đủ mạnh, còn đèn chiếu sáng trực diện thì lại không phải là một lựa chọn tốt nhất (vì nó là mất độ sâu trường ảnh và gây tán xạ ngược). Vị trí và góc nguồn sáng có thể bộc lộ các hình hài và kết cấu khác nhau, nên nếu bạn chưa sẵn sàng để đầu tư vào một chiếc đèn Strobe, thì bạn luôn có thể bắt đầu thử nghiệm với đèn pin cầm tay.
Canon EOS 7D Mark II, ống kính EF100mm f/2.8L Macro IS USM, ISO 200, f/22, 1/125 giây, và +10 đi-ốp
Đặt thông số máy ảnh, góc chụp và định vị đèn Strobe đúng cách sẽ cho phép bạn tạo được nền đen vào ban ngày.
Chọn chủ thể
Khả năng chọn chủ thể là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng. Bên cạnh việc tìm kiếm một chủ thể thú vị, thì bạn cũng phải để ý chọn một chủ thể mà bạn có thể tiếp cận để tác nghiệp. Một chủ thể thú vị không phải lúc nào cũng là một loài cá hiếm, đó có thể là một loài cá thông thường, nhưng bạn có thể thể hiện theo một cách thức thú vị.
Canon EOS 7D Mark II, ống kính EF100mm f/2.8L Macro IS USM, ISO 200, f/11, 1/125 giây
Các chủ thể thông thường đều rất đẹp mắt -- và có số lượng vô cùng nhiều nữa! Hãy nắm lấy cơ hội để thực hành kỹ năng về đời sống thủy sinh tĩnh lặng, nhẹ nhàng này.
EOS 7D Mark II (Thân máy) |
|
EF100mm f/2.8L Macro IS USM |
Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!
Frederic Juneau Hồ sơ nhiếp ảnh gia Từ năm 2010, Fred đã chuyển sang sống và làm việc tại Thái Lan. Anh là một người hay đi du lịch tham quan khắp thế giới, một hướng dẫn viên dạy lặn bằng bình dưỡng khí, đồng thời là cũng một nhiếp ảnh gia. Được đào tạo trong ngành nhiếp ảnh thương mại, các hoạt động chuyên môn của anh tập trung vào chụp ảnh dưới nước, cũng như ảnh quảng cáo và phóng sự. |