2 Ý Tưởng Chụp Hoa Vào Ban Đêm
Màu sắc phong phú của trời đêm có thể bổ sung một yếu tố hấp dẫn cho ảnh phong cảnh của bạn, nhất là khi chụp ảnh hoa ngược sáng. Ở đây, chúng tôi chia sẻ hai ảnh như thế và một số thủ thuật của các nhiếp ảnh gia về cách họ có được ảnh như thế. (Người trình bày: Rika Takemoto, Yoshiki Fujiwara)
Ảnh 1: Một cánh đồng anh túc rộng lớn dưới ánh nắng chiều
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 47mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/25 giây, EV+1,3)/ ISO 200/ WB: White fluorescent light
Ngày chụp: Cuối tháng 5
Ảnh của Rika Takemoto
Bước 1: Chụp từ trên cao xuống
Tôi muốn tạo ra một tấm ảnh đẹp bằng cách lập khung hình cánh đồng anh túc cùng với mặt trời chiều. Cánh đồng trải rộng đến tận hậu cảnh, và để làm nổi bật cảm giác bao la, ban đầu tôi chụp ảnh ở tầm mắt, dùng chân máy. Tuy nhiên, điều đó làm cho các yếu tố trong khung hình có vẻ rất rời rạc. Tôi nhận ra rằng mình cần phải tạo ra một điểm quan tâm trong khung hình bằng cách lập khung hình sao cho những cây anh túc phía trước tôi có vẻ lớn hơn và gần hơn. Do đó, tôi tìm một vị trí ở đó có một số cây anh túc cao ngay trước mặt tôi, và tôi cũng điều chỉnh chân máy sao cho nó nằm ngang tầm eo.
Tôi cân nhắc một số vị trí chụp khác nhau, nhưng cuối cùng tôi chọn vị trí này vì nó mang lại một sự cân bằng bố cục tốt giữa chiều cao của mặt trời, bóng của những ngọn núi và những cây anh túc ở tiền cảnh.
Bước 2: Sử dụng bù phơi sáng sao cho toàn bộ ảnh có màu sắc sống động
Tôi đến địa điểm này vào khoảng 6 giờ tối, và ngay cả khi đó, môi trường xung quanh đã khá tối. Nếu tôi chụp mà không điều chỉnh thiết lập, ảnh sẽ kết thúc bằng việc cánh đồng hoa anh túc được khắc họa quá tối. Do đó, tôi sử dụng bù phơi sáng để làm cho toàn bộ ảnh có vẻ sáng hơn. Vì tôi cũng muốn giữ lại sự chuyển tông màu ở mặt trời và bầu trời, tôi sử dụng phương pháp thử và tìm lỗi để xác định giá trị bù phơi sáng phù hợp, tăng dần cho đến khi tôi tìm được thiết lập tối ưu là EV+1,3.
Tôi sử dụng thiết lập khẩu độ hẹp f/16 vì tôi muốn sử dụng lấy nét sâu để khắc họa không gian bao la của cánh đồng anh túc, và cũng tạo ra hiệu ứng tỏa sáng dạng sao một chút để làm cho các tia nắng xuất hiện rõ. Để tăng màu đỏ của hoa anh túc và màu xanh của bầu trời, tôi sử dụng kính lọc phân cực (kính lọc PL).
Ảnh không đạt: Chụp hoa anh túc từ góc thấp không đạt được ý định của tôi
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/500 giây, EV+1,0)/ ISO 200/ WB: Auto
Ảnh của Rika Takemoto
Với ảnh này, tôi nhắm chụp hoa anh túc từ bên dưới, đảm bảo bao gồm mặt trời đang lặn. Ánh sáng ngược chiếu vào hoa anh túc ở phía trước làm cho các cánh hoa và những sợi lông nhỏ trên thân cây có vẻ trong mờ một chút, điều này tạo ra một tấm ảnh mong manh, đáng yêu. Tuy nhiên, đây không phải là hiệu ứng tôi muốn, là làm nổi bật cảm giác bao la của cánh đồng anh túc.
Ảnh 2: Hoa loa kèn được chiếu bởi ánh nắng chiều
EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/9, 1/200 giây, EV-1,0)/ ISO 100/ WB: Auto
Ngày chụp: giữa tháng 6
Ảnh của Yoshiki Fujiwara
Quan sát và chờ đến khi mặt trời nằm ngang bên trên những bông hoa
Trong ảnh này, ánh nắng chiếu qua những bông hoa loa kèn theo cách làm cho chúng lấp lánh nhẹ nhàng như thể được chiếu sáng bằng ánh đèn.
Khi ánh nắng chiếu vào cây và hoa bằng cách chiếu xuyên qua chúng, nó làm cho màu sắc của chúng có vẻ sống động hơn. Bạn đã từng ngước nhìn lên trời qua những ngọn cây có những chiếc lá tươi hay chưa? Nếu có, bạn sẽ thấy rằng mặt trời trên đầu bạn dường như làm cho màu xanh của lá cây sáng hơn và lộng lẫy hơn bình thường. Đó là hiệu ứng tôi muốn tái tạo với những bông hoa loa kèn trong ảnh này.
Hoa hoa kèn ở đây mọc lên từ một vị trí khá thấp trên mặt đất, do đó cách duy nhất để bao gồm nhiều bông hoa là chụp theo hướng nằm ngang. Vì thế, tôi chờ đến khi mặt trời nằm ngang bên trên những bông hoa loa kèn trước khi chụp (thời điểm chụp: 7.45 tối).
Ảnh không đạt: Màu sắc của hoa không sống động lắm khi chụp vào đầu buổi tối
EOS 6D/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/800 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh của Yoshiki Fujiwara
Ảnh này được chụp lúc 4.45 chiều. Mặt trời nằm cao trên trời làm cho khó có được một góc chụp ở đó mặt trời chiếu qua những bông hoa, và tôi không thể chụp được những bông hoa với độ trong mờ và màu sắc sống động như thế.
Sau đây là các ý tưởng khác về chụp hoa:
Tôi Có Thể Chụp Ảnh Hoa Đẹp Hơn Bằng Cách Nào?
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục đối với Ống Kính Góc Rộng
Chụp Hoa: Cách Tạo Ra Vòng Tròn Bokeh Sáng với Ống Kính Macro
Bạn có thể quan tâm đến:
4 Bước Để Chụp Ảnh Chân Dung Ngược Sáng Mờ Mịn, Kỳ Ảo
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Ban đầu là một vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp, Fujiwara có cơ hội bắt đầu một nghề thứ hai là nhiếp ảnh gia sau khi nghỉ hưu do chấn thương. Tìm cách sử dụng ánh sáng tự nhiên để có được cảm giác trong mờ, kinh nghiệm ông có được qua tự học cuối cùng dẫn đến việc ảnh của ông được chọn là một trong “10 Ảnh Ấn Tượng của Tokyo Camera Club” năm 2014.
Là một nhiếp ảnh gia phong cảnh, Takemoto bắt đầu chụp ảnh như một sở thích từ năm 2004. Vào năm 2007, cô tham gia quản lý một trang web chia sẻ ảnh. Cô học ở nhiếp ảnh gia phong cảnh Yoshiteru Takahashi, và sau đó trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Từ lúc đó, cô đã chụp phong cảnh trên khắp Nhật Bản (thỉnh thoảng ở nước ngoài), với nhiều chủ đề khác nhau.