Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

4 Điều Quan Trọng Cần Ghi Nhớ Khi Chụp Ảnh Dưới Nước

2019-06-03
0
1.09 k
Trong bài viết này:

Chụp ảnh dưới nước, cũng giống như các thể loại nhiếp ảnh khác, nên được thực hiện dựa trên tinh thần tôn trọng đối tượng cũng như môi trường xung quanh. Nhiếp ảnh gia chụp ảnh dưới nước chuyên nghiệp William Tan thảo luận về những cách chụp ảnh động vật dưới nước một cách có đạo đức và cách tạo ra môi trường tốt hơn cho đối tượng chụp ảnh dưới nước của bạn.

Ba sai lầm mà các nhiếp ảnh gia chụp ảnh dưới nước thường mắc phải là gì?

 

Một số nhiếp ảnh gia chụp ảnh dưới nước có thể chọn cách lừa dối khi họ chịu áp lực phải giao ảnh khi gần hạn chót, khi muốn cạnh tranh hay tăng ‘lượt thích’ cho mạng xã hội của mình. Ba sai lầm phổ biến nhất mà họ mắc phải là:

  1. Điều khiển động vật và phông nền để chụp ảnh dễ dàng. Hành vi đó, cho dù có bị phát hiện hay không, đều là sai lầm. Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh cài đặt của máy ảnh, vị trí đèn strobe hoặc thậm chí là hậu kỳ.
  2. Không nghiên cứu đầy đủ về đối tượng trước khi chụp hình. Điều này dẫn đến việc họ không biết cách tận dụng hành vi tự nhiên của các loài động vật để tạo ra bức ảnh đẹp. Một số người thậm chí còn chụp ảnh động vật ở bối cảnh phông nền sai hoàn toàn (bối cảnh trong trường hợp này là nơi sinh sống của loài; nếu ai đó phát hiện điều này, có nghĩa là loài động vật đó đã bị điều khiển để chụp hình), thật ngốc ngếch nếu ai đó chụp ảnh gấu bắc cực đang săn kangaroo ở đồng cỏ savannah.
  3. Tôi đã từng làm giám khảo một cuộc thi và thấy hai bức ảnh giống hệt nhau một cách đáng ngờ. Sau khi nói chuyện với người dự thi, họ thú nhận rằng hướng dẫn viên lặn đã thuyết phục họ chụp theo cách đó nếu họ muốn chiến thắng. Đừng đặt niềm tin vào những người hướng dẫn viên thiếu trách nhiệm. Nếu họ muốn điều khiển một loài động vật cho bạn, họ sẽ sẵn sàng làm điều đó cho những khách hàng khác của họ, những người cũng sẵn sàng trả tiền.

 

Cần làm gì khi gặp một sinh vật biển quý hiếm?

Hãy đối xử tôn trọng với chúng vì chúng… hiếm và quý giá! Hãy tôn trọng chúng, kiên nhẫn chờ đợi để chúng cư xử tự nhiên và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chúng sẵn sàng biểu diễn trước ống kính máy ảnh của bạn.

 

Cần làm gì khi khu vực chật kín những thợ lặn và nhiếp ảnh gia dưới nước khác?

Nếu bạn muốn chụp một loài động vật dễ bị tổn hại, và bạn cảm thấy loài động vật đó không nên bị những người khác làm phiền, hãy kín đáo rời khỏi nơi đó nhanh nhất có thể.

 

Nếu bạn cảm thấy đối tượng mà bạn muốn chụp đang được người khác chụp, hãy chờ đợi kiên nhẫn đến lượt bạn, hoặc lịch sự xin phép được chụp vài tấm nếu dưỡng khí của bạn không còn đủ hoặc thời gian lặn của bạn đã hết. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng lần nào bạn cũng sẽ nhận được cái gật đầu.

 

Thay vào đó, bạn có thể chọn quay lại sau vào ngày tiếp theo hoặc lên kế hoạch cho chuyến đi quay trở lại vào mùa thấp điểm.

 

Khi nào nên và không nên chụp ảnh với đèn flash?

Mỗi điểm đến và resort đều có các hạn chế khác nhau về chụp ảnh với đèn flash. Chúng ta cần tuân theo các hướng dẫn này một cách nghiêm túc. Ở những nơi không được dùng đèn strobe, bạn có thể chọn hướng đèn strobe về phía bạn (ra dấu rằng chúng sẽ không được sử dụng) hoặc đơn giản là xuống nước mà không có chúng.

 

Chúng ta biết rằng cá voi không nhạy cảm với đèn strobe. Tuy nhiên, ở Oslob, vẫn không được sử dụng đèn strobe với loài này. Cá nhám cáo là sinh vật nước sâu và đôi mắt to lớn của nó được cho là rất nhạy cảm với ánh sáng. Chúng ta phải tôn trọng những loài này bằng cách không sử dụng đèn flash.

 

Cá nhám cáo là sinh vật nước sâu và đôi mắt to lớn của nó được cho là rất nhạy cảm với ánh sáng. Vì thế chúng ta không nên sử dụng đèn flash.

 

Ở Malapascua, đèn flash cũng bị cấm. Khi Nhiếp ảnh gia Địa lý Quốc gia David Doubilet ở Malapascua, nhân viên điều hành tour lặn biển đã quyết định rằng một người ở địa vị như anh ấy được phép sử dụng đèn strobe. David đã từ chối: “Nếu loài động vật nhạy cảm với ánh sáng, và đây là cách mà mọi người đang chụp, tôi cũng sẽ làm như vậy”.

 

Trong khi chụp ảnh dưới nước, bạn sẽ gặp nhiều loại nhạy cảm với ánh sáng. Đừng khiến những loài này căng thẳng bằng cách chiếu đèn với ánh sáng mạnh hay trong thời gian dài vào chúng. Khi nghi ngờ, bạn luôn có thể lựa chọn cách an toàn. Để tìm hiểu thêm về các tin tức và lời khuyên về lặn biển, hãy truy cập Underwater360.

 

Hãy làm việc có đạo đức và nỗ lực hết sức cho công việc của bạn. Không có lối tắt nào để thành công.

 

Tải về bản sao infographic này tại đây.

 

Nếu bạn thích chụp ảnh dưới nước, hãy đọc những bài báo sau:

EOS Canon 5D Mark IV: Chinh Phục Chụp Ảnh Dưới Nước

5 Điều cần Lưu ý Khi Biên soạn Ảnh chụp Dưới nước

Cách tạo ánh sáng thích hợp để ảnh chụp dưới nước

Sau Đây Là Cách Chụp Ảnh Dưới Nước Với Nền Đen

 

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi