Đây Là Cách Để Bạn Có Được Phông Nền Đen Khi Chụp Ảnh Dưới Nước
Có bao giờ bạn thắc mắc các nhiếp ảnh gia dưới nước đã cô lập mẫu vật của họ với phông nền đen như thế nào chưa? Về cơ bản thì một mẫu vật luôn trông ổn khi kết hợp với bất cứ phông nền nào miễn là nó tương phản với bản chất tự nhiên của vật thể. Trong khi các nhiếp ảnh gia khác sử dụng phông nền tự nhiên, thì vẫn có những lí do, những lợi thế đối với việc sử dụng phông nền màu đen. Hãy cùng tìm hiểu lí do tại sao và làm như thế nào nhé.
EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/8.0, 100mm, 1/250sec, ISO100
Bức ảnh sử dụng phông nền tự nhiên với nội dung bức ảnh là một con cá bống ma phía trên con vật chủ hải tiêu của nó.
Tính thẩm mỹ của nền tự nhiên và nền đen
Một bức ảnh với vật thể ở phông nền tự nhiên có thể lột tả toàn bộ nội dung cho bạn chỉ vỏn vẹn trong một khung hình, như những bức hình bạn thấy ở Địa Lý Quốc Gia. Một bức ảnh với phông nền đen khiến ta thu hút toàn bộ ánh mắt vào vật thể. Khi chụp những động vật có màu sắc nhạt hoặc có thể đổi màu để ngụy trang trong môi trường sống của nó, thì một phông nền đen sẽ giúp làm nổi bật vật thể hơn. Dù nền đen luôn khiến chúng ta cảm thấy dịu mắt, có một điều cực kỳ quan trọng đó chính là không có loài vật hay phông nền nào không bị thao túng để có được một bức ảnh.
EOS M5, EF-M15-45mm STM lens, f/25, 39mm, 1/200sec, ISO200
Ảnh chụp bởi Julie Louh. Một phông nền thoáng đãng khiến hình ảnh con cua Xeno trở nên ấn tượng.
Tạo phông nền đen cho những bức ảnh của bạn
Nền đen có thể được tạo ra từ ánh đèn (loại đèn dùng dưới nước phát ra ánh sáng nhân tạo để chiếu sáng vật thể) phản chiếu thẳng vào vật thể, không còn thấy gì phía hậu cảnh nữa.
Phương pháp 1:
Vật thể của bạn lửng lơ giữa dòng nước. Vì nước không thể phản chiếu đèn của bạn, hãy đặt khẩu độ máy ảnh của bạn cực kỳ nhỏ để không còn đủ ánh sáng tự nhiên để làm cho nước biển có màu xanh nữa. Phông nền của bạn sẽ chuyển màu đen.
EOS-1D X Mark II, EF8-15mm f/4L Fisheye USM lens, f/13, 13mm, 1/320sec, ISO640
Phông đen trong bức ảnh chụp con cá mập voi (Rhincodon typus) này được tạo bằng việc tránh chụp dưới ánh nắng mặt trời.
Phương Pháp 2:
Vật thể của bạn ở vị trí khá cao hơn vật chủ, so với mặt đất. Bằng cách đặt máy ảnh của bạn ở một góc thấp và chụp ở góc hướng lên trong nước, hoặc cách xa rạn san hô và sử dụng khẩu độ nhỏ, hậu cảnh của bạn có thể có màu đen.
Phương pháp 3:
Khi gắn ống thu trên đèn, bạn có thể giới hạn vùng ánh sáng chiếu vào vật.
Phương pháp 4:
Xoay tủ đèn về phía cổng máy ảnh cho đến khi chúng đối diện với nhau và sử dụng viền ngoài của đèn để chiếu sáng đối tượng của bạn. Hầu như không có ảnh sáng được chiếu vào rặng san hô phía hậu cảnh.
EOS-1D X Mark II, EF100mm f/2.8 Macro USM lens, f/9.0, 100mm, 1/250sec, ISO50
Bằng việc đặt đèn ở phía đối diện, viền đèn chiếu được Periclimenaeus trong túi hải tiêu(Didemnum molle) khi đang di chuyển khỏi vùng tối.
Nền đen trong bức ảnh chụp dưới nước có thể được tạo ra bằng sự điều chỉnh đèn thích hợp và một vài điều chỉnh nhỏ trên máy ảnh. Nếu bạn mới bắt đầu học chụp dưới nước, hãy bắt đầu học 10 mẹo giúp bạn làm quen với chụp ảnh dưới nước.
EOS-1D X Mark II, EF8-15mm f/4L Fisheye USM lens, f/16, 15mm, 1/250sec, ISO160
Kết hợp khéo léo giữa nền đen với nền xanh tạo nên hình ảnh góc rộng thú vị
Tìm hiểu thêm về EOS-1DX Mark II, máy ảnh được William Tan sử dụng để chụp hầu hết các bức ảnh trong bài viết này và Cách khắc phục mất màu dưới nước khi bạn lặn sâu xuống đại dương. Khi bạn thử nghiệm với các cài đặt máy ảnh và ánh sáng khác nhau, hãy tìm hiểu 5 Cài đặt máy ảnh quan trọng này để đảm bảo hình ảnh sắc nét dưới nước.
Đặc biệt cảm ơn nhiếp ảnh gia dưới nước chuyên nghiệp William Tan vì những lời khuyên và hình ảnh.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!