Gợi ý cho máy ảnh và ống kính để chụp ảnh Chim
Cho dù bạn chụp bất cứ chủ đề gì, có đúng công cụ là coi như thắng nửa trận rồi. Điều này đặc biệt đúng đối với một số lĩnh vực chụp ảnh, thí dụ như chụp ảnh động vật hoang dã hoặc chụp ảnh thiên văn, nơi mà máy ảnh và các ống kính có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả. Để viết bài này, chúng tôi đã làm việc với Adrian Silas Tay, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh về các loài chim, và xin ý kiến về những lựa chọn dành cho những người bắt đầu muốn thử sức với việc chụp ảnh các loài chim. Những gợi ý của anh ta cũng giúp các bạn nhiếp ảnh đang trong nghề, muốn nâng cấp các công cụ của mình. Nào chúng ta cùng bắt đầu!
PS. Nếu bạn đang tìm một bài hướng dẫn để bắt đầu hành trình nhiếp ảnh về chim, các bạn có thể tham khảo ở đây.
Chim nhan mào bởi
EOS R6, EF300mm f/2.8L IS USM +2X III, f/8, ISO 600, 1/2000s, 600mm
Gợi ý cho các nhiếp ảnh gia nghiệp dư để chụp ảnh chim:
Với sự đa dạng trong các loại máy ảnh và ống kính của Canon, các nhiếp ảnh nghiệp dư sẽ có rất nhiều sự lựa chọn.
Gợi ý của tôi là sử dụng máy ảnh Canon EOS R6 và ống kính Canon EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM.
Chim đi nắng lưng ô liu bằng Máy ảnh
EOS R6, EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM, f/5.6, ISO 1250, 1/500s, 300mm
Tại sao lại chọn máy ảnh Canon EOS R6 và ống kính Canon EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM?
Máy ảnh EOS R6 được trang bị hệ thống tự động điều chỉnh tiêu cự tân tiến nhất của Canon, và với chức năng điều chỉnh tiêu cự để tìm mắt động vật làm cho việc chụp hình các loại chim trở thanh vô cùng dễ dàng. Chức năng chống rung được đồng bộ trong máy, cùng với khả năng chụp ảnh với chỉ số ISO cao sẽ giúp các bạn nghiệp dư chụp được những bức ảnh vô cùng rõ nét. Với giá cả vô cùng vừa phải cho một máy ảnh DSLR sử dụng cảm biến ảnh có khung hình film chuẩn 35mm giúp cho Canon không thua bất kì một máy ảnh nào trên thị trường. Thêm vào đó, máy Canon EOS R6 cũng có thể được sử dụng cho các bạn nhiếp ảnh chuyên nghiệp, giúp cho việc chọn chiếc máy ảnh này là một đầu tư đúng đắn và lâu dài.
Các bạn nhiếp ảnh nghiệp dư nên lựa chọn các loại ống kính có khả năng Zoom, thí dụ như Ống kính Canon EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM (cần thêm adapter để dùng cho máy ảnh Canon EOS R6) hoặc các loại ống kính với độ dài tiêu cự tương tự, để giúp các bạn chụp ảnh Chim một cách dể dàng.
Do là máy ảnh hành động POV với khoảng cách 300mm trở đi, các bạn có thể sẽ hơi khó khăn để tìm chủ thể (các chú chim) của mình khi bạn đưa máy ảnh lên ngang tầm mắt. Ống kính tele này hỗ trợ thay đổi chiều dài tiêu cự, giúp các bạn có thể xác định vị trí của các chú chim.
Giá trị khẩu độ f/5.6 rất hửu ích trong các tình huống ánh sáng yếu và giúp làm rõ hình chủ thể khi hình nền mờ nhạt. Điểm lợi lớn nhất nằm ở kích thước và cân nặng vô cùng thân thiện với người dùng, giúp cho các bạn có thể di chuyển một cách tiện lợi ở ngoài trời.
Chim hút mật họng nâu bởi
EOS R6, EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM, f/6.3, ISO 1600, 1/500s, 300mm
Gợi ý cho các nhiếp ảnh gia nghiệp dư để chụp ảnh chim:
Công viên và các vườn quốc gia là các nơi lý tưởng để bắt đầu hành trình chụp ảnh Chim của bạn, với các công cụ được gợi ý. Các loại chim ở những nơi này thường quen với sự hiện diện của con người trong môi trường sống của mình, giúp cho các bạn nghiệp dư có thể tiếp cận chúng một các dễ dàng. Các loại chim thông thường như họ chim hút mật, họ gà rừng, họ gà nước, họ diệc, diệc trắng và họ bồng chanh là các mục tiêu tuyệt vời để các bạn chụp ảnh vì chúng rất dể nhận dạng.
*Trách nhiệm: các bạn nên có thói quen thực hiện các quy tắc xã giao khi chụp hình trong môi trường hoang dã! Các bạn có thể click vào đây để tìm thêm thông tin.
Chim xanh Nam Bộ bởi
EOS R6, RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM, f/7.1, ISO 640, 1/640s, 500mm
Những chức năng quan trọng đáng lưu ý dành cho những nhiếp ảnh gia đang muốn nâng cấp
Khi cần phải nâng cấp các công cụ chụp ảnh, tầm với và hiệu suất tốt khi chụp ở nơi yếu sáng là hai nhân tố quan trọng phải cân nhắc. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho các công cụ chuyên nghiệp của bạn đắt tiền và tăng đáng kể khối lượng của các món này. Một thí dụ là siêu ống kính 500mm hoặc 600mm f/4, với giá tiền đắt hơn và nặng hơn một tí. Tuy nhiên, những ống kính này cho bạn một tầm với tuyệt vời, đặc biệt là khi bạn dùng kèm với các thiệt bị nối. Những ống kính này với khẩu độ to hơn, cho phép nhiều ánh sáng vào.
Vẹt dừa bởi
EOS R5, EF300mm f/2.8L IS II USM +2x III, f/6.3, ISO 1600, 1/100s, 600mm
Những gợi ý dành cho người dùng đang muốn nâng cấp máy
Trong ý kiến của cá nhân, tôi cho rằng những nhiếp ảnh gia dùng máy ảnh EOS R6 hoặc EOS R5 là những dòng máy trung. Trong những trường hợp này, tui khuyên là nên dùng các ống kính Canon RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM lens, Canon RF600mm f/11 IS STM hoặc Canon RF800mm f/11 IS STM lenses. Các ống kính gốc RF, tốc độ tự động lấy tâm điểm, tốc độ theo vết và độ chính xác, khả năng chống rung khi chụp hình và tăng cường độ rõ là những chức năng giúp bạn có được những tấm hình chụp đẹp hơn và rõ hơn. Ngoài ra những ống kính này cũng giúp bạn tăng tầm với khi điều hội tụ chính xa hơn.
Sáo Javan bởi
EOS R6, EF500mm f/4L IS II USM +1.4x III, f/6.3, ISO 3200, 1/1600s, 700mm
Các loài chim và những nơi phù hợp với nhiếp ảnh gia trung cấp để thử nghiệm những món được gợi ý
Đối với các bạn nhiếp ảnh gia ở hàng trung cấp, khi dùng máy ảnh EOS R5/R6 và ống kính Canon RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM, Canon RF600mm f/11 IS STM hoặc Canon RF800mm f/11 IS STM, thì các loại chim gần bờ biển sẽ là các mẫu chụp phù hợp. Nếu các bạn ở Singapore, nơi phù hợp để chụp hình các loại chim gần bờ biển sẽ là Sungei Buloh Wetland Reserve (SBWR), Dairy Farm Nature Park hoặc Windsor Nature Park nếu bạn muốn chụp hình chim rừng.
Các chủng chim bờ biển có thể tìm thấy ở SBWR bao gồm họ dẽ, họ chim âu châu Á, họ chim sơn ca Âu, một số loài Diệc và Hạc. Ngoài các loại chim phổ biến gần bờ biển, các bạn cũng có thể chụp các loài chim ăn thịt, thí dụ như Đại bàng lưng đỏ, Đại bàng biển bụng trắng, hay đại bàng săn cá đầu xám. Một số loài chim khác cũng đáng để các bạn cân nhắc là các loài chim Bói cá hoặc chích chòe bông.
Một số loại chim rừng phổ biến để tham khảo như Chim chào mào, Chim đớp ruồi đỏ, Họ Chim lam, chim chèo bẻo đuôi cờ chẻ và một số loại chim gỏ kiến khác.
Những yêu cầu cần quan tâm khi chọn các món đồ
Tất nhiên không cần bàn cãi, thì yêu cầu quan trọng nhất để chụp hình chim là tầm xa. Chim thường đậu trên những cành cây cao hoặc rất xa, nên việc bạn có được một tầm xa thích luôn ở tầm quan trọng hàng đầu. Các nhà nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường hay dùng các loại ống kính với tiêu cự 500 hoặc 600 mm, đi kèm với bộ nối 1.4x hoặc 2x khi cần thiết.
Yêu cầu quan trọng tiếp theo là máy ảnh với chỉ số khung hình cao, thường được kí hiệu là FPS. Những nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình chim thường sẽ ghi lại những khoảnh khắc đẹp như đang bay, đang ăn hoặc đang săn mồi. Với chỉ số khung hình cao, máy ảnh sẽ cho phép bạn chụp nhiều tấm hình hơn, giúp bạn dễ dàng có được một tấm hình ưng ý ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời.
Yêu cầu quan trọng thứ ba sẽ là khả năng chụp ảnh với chỉ số ISO cao. Vì lí do tiêu cự dài và yêu cầu cần phải chộp lấy giây phút ngắn gửi, các bạn nhiếp ảnh thường phải dùng những hiệu chỉnh ISO cao để ghi lại những tấm hình này.
Các bạn có thể tham khảo những hình minh họa dưới đây tóm tắt những điều cần lưu ý được nêu ra trong bài viết này
Những bài viết tương tư:
7 Điều quan trọng cần biết về Máy ảnh EOS R6
Chụp hình chân dung chim: 4 tip đơn giản để tìm một góc chụp tốt hơn
Chụp chim trên không: các setting để tăng khả năng có được những tấm hình hoàn hão
Giới thiệu về tác giả
Là một huấn luyện viên dạy nghề làm việc với người tự kỷ vào ban ngày, khi rảnh rỗi, Adrian đam mê ngắm chim và chụp ảnh động vật hoang dã, tham gia một số dự án bảo tồn chim với các tổ chức khác nhau. Anh muốn ghi lại tất cả các loài chim ở Singapore, và ảnh chụp chim của anh (330 loài và còn tăng) có thể được tìm thấy trên các trang web và các ấn phẩm như Singapore Birds Project và eBird của The Cornell Lab of Ornithology.