Các nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh
Bạn nhầm lẫn về ý nghĩa của những thuật ngữ như "tốc độ cửa trập", "khẩu độ", "độ nhạy sáng ISO", "bù phơi sáng", "cân bằng trắng"? Không phải lo - loạt bài viết Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh của chúng tôi sẽ đưa bạn qua từng khái niệm cơ bản quan trọng về nhiếp ảnh, để bạn sẽ không chỉ hiểu rõ hơn về máy ảnh, mà còn hiểu rõ hơn về việc bạn có thể tinh chỉnh các chế độ và thiết lập máy ảnh bằng cách nào để có ảnh đẹp!
Các Bài Viết
-
1
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #19: Chiều Sâu Trường Ảnh
Một kỹ thuật hiệu quả để kể chuyện và thể hiện bằng hình ảnh.
-
2
Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Chiều Cao Thị Điểm Khung Ngắm Có Quan Trọng Không?
Thị điểm của khung ngắm là gì, và tại sao nó lại quan trọng nhất là khi bạn đeo kính? Đọc tiếp để tìm hiểu thêm.
-
3
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ
Điều đầu tiên cần cân nhắc khi chụp ảnh bằng một chiếc máy ảnh số là tác động của khẩu độ đối với ảnh của bạn. Hoàn thiện ảnh sẽ thay đổi thế nào phụ thuộc vào việc mở hay khép khẩu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các tác động của việc thay đổi khẩu độ đối với độ sâu trường ảnh bằng cách so sánh vài ví dụ, và tìm hiểu về khái niệm số f. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
4
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #2: Tốc Độ Cửa Trập
Khi chụp ảnh, bạn phải nắm rõ tốc độ cửa trập và hiệu ứng của nó đối với ảnh. Bạn có thể tạo ra dạng hiệu ứng gì với tốc độ cửa trập nhanh hơn hoặc chậm hơn? Chúng ta hãy tìm hiểu hiệu ứng của các tốc độ cửa trập khác nhau với sự hỗ trợ của các ví dụ sau đây. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
5
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #3: Phơi sáng
Phơi sáng là một trong những yếu tố chính có thể làm nên hoặc phá hỏng ảnh. Chúng ta hãy thảo luận về cách chúng ta có thể sử dụng phơi sáng hiệu quả để có được kết quả tốt nhất (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
6
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #4: Bù Phơi Sáng
Bù phơi sáng là một chức năng bạn có thể sử dụng để thay đổi mức phơi sáng do máy ảnh cài đặt (mức phơi sáng đúng do máy ảnh quyết định) thành mức bạn thích. Ở đây, chúng ta tìm hiểu thêm về chức năng này, và tìm hiểu cách xác định các đối tượng cần bù phơi sáng dương hoặc âm. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
7
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #5: Độ Nhạy Sáng ISO
Độ nhạy ISO đóng vai trò không kém quan trọng so với khẩu độ và tốc độ cửa trập về tác dụng của nó đối với phơi sáng. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu thêm về những lợi thế và bất lợi của việc tăng độ nhạy sáng ISO. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
8
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #6: Cân Bằng Trắng
Cân bằng trắng là một tính năng đảm bảo rằng màu trắng được tái tạo chính xác bất kể ảnh được chụp ở loại ánh sáng gì. Ở mức rất cơ bản, sử dụng thiết lập Tự Động Cân Bằng Trắng là thường gặp. Tuy nhiên, thiết lập này không phải là một giải pháp đáp ứng mọi nhu cầu. Để có thiết lập cân bằng trắng phù hợp nhất với nguồn sáng, hãy chọn một thiết lập cân bằng trắng cài đặt sẵn trên máy ảnh. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
9
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #7: Đo sáng
Chức năng đo sáng dùng để đo độ sáng của đối tượng và quyết định mức phơi sáng nào là phù hợp nhất với ảnh. Chúng ta hãy xem xét từng chế độ đo sáng khả dụng, và hiểu hơn về việc chế độ nào là hiệu quả nhất ở các điều kiện/cảnh nào. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
10
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #8: Lấy Nét
Một việc giúp cho nhiếp ảnh gia chuyển tải ý định nhiếp ảnh của mình đến người xem là lấy nét. Bí quyết để lấy nét chính xác nhất là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về các đặc điểm của lấy nét tự động (AF) và lấy nét thủ công (MF). (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
11
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #9: Các Chế Độ AF
Khi lấy nét ở đối tượng, điều rất quan trọng là phải dự đoán chuyển động của đối tượng và chụp đúng lúc. Điều này có nghĩa là điều thiết yếu là phải biết chế độ tự động lấy nét (AF) thích hợp cần sử dụng đối với đối tượng đứng yên, và cần sử dụng chế độ nào khi đối tượng chuyển động. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn 3 dạng chế độ AF. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
12
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #10: Picture Style
Với chức năng Picture Style, bạn có thể điều chỉnh tông màu và độ tương phản để cải thiện vẻ hấp dẫn của đối tượng. Bằng cách chọn thiết lập Picture Style hoàn hảo, bạn có thể có được kết quả hoàn hảo khi thể hiện ý định chụp của mình trong một tấm ảnh sống động. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
13
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #11: AF Phát Hiện Lệch Pha
AF Phát Hiện Lệch Pha là hệ thống tự động được sử dụng khi chụp qua khung ngắm trên máy ảnh DSLR. Đặc điểm chính của nó nằm ở tốc độ tự động lấy nét nhanh của nó. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích thêm về AF phát hiện lệch pha, và hệ thống Dual Pixel CMOS AF của Canon sử dụng công nghệ AF mới nhất để cho phép thực hiện AF phát hiện lệch pha ngay cả ở chế độ Live View như thế nào. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
14
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #12: Khung Ngắm
Khi nói đến chụp ảnh, một bộ phận quan trọng của máy ảnh là khung ngắm. Hiện nay, có những chiếc máy ảnh không được trang bị khung ngắm, chỉ có chức năng chụp ở chế độ Live View. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh hơn, bạn sẽ nhận ra chụp ảnh với khung ngắm có thể ảnh hưởng nhiều thế nào đến ảnh của bạn. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về khung ngắm. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
15
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #13: Live View
Việc triển khai hệ thống Dual Pixel CMOS AF trong các mẫu máy ảnh mới nhất của Canon đã cải thiện rất nhiều các điều kiện chụp ở chế độ Live View. Live View, có tốc độ AF cao ngang với AF qua khung ngắm, dần trở thành một phương pháp chụp được nhiều nhiếp ảnh gia chọn. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích thêm về các đặc điểm của chế độ Live View. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
16
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #14: Vị Trí và Góc
Vị trí và góc là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả của ảnh. Vì chúng có tác động đáng kể, việc thay đổi chúng đảm bảo rằng bạn sẽ có thể có được một hiệu ứng khác trong ảnh. Trong phần sau đây, chúng ta xem xét 3 điểm liên quan đến vị trí và góc. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
17
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #15: Program AE
Chế độ Program AE, một chế độ bán tự động trong đó máy ảnh tự động cài đặt khẩu độ và tốc độ cửa trập, cho phép bạn chụp nhanh để nắm bắt những cơ hội chụp ảnh bất ngờ, nhưng vẫn có thể kiểm soát sáng tạo đối với các thiết lập khác chẳng hạn như cân bằng trắng.
-
18
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #16: Aperture-priority AE
Bạn muốn tạo ra những tấm ảnh có hiệu ứng nhòe hậu cảnh đẹp (hiệu ứng bokeh), hay đảm bảo rằng mọi thứ trong ảnh đều đúng nét? Chế độ Aperture-priority AE là một chế độ tiện lợi để có được những hiệu ứng đó. Chúng ta hãy xem xét chế độ này một cách chi tiết hơn. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
19
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #17: Shutter-priority AE (chế độ TV)
Chế độ Shutter-priority AE là một chế độ chụp hữu ích khi bạn muốn 'đóng băng' đối tượng chuyển động, hoặc ngược lại, chụp các đối tượng chuyển động có nhòe chuyển động. Đọc tiếp để tìm hiểu cách bạn có thể sử dụng chế độ này! (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
-
20
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #18: Phơi Sáng Thủ Công (chế độ M)
Nếu bạn muốn kiểm soát cả khẩu độ và tốc độ cửa trập, bạn nên sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công. Nó có thể là một chế độ khá khó thành thạo đối với người mới sử dụng, nhưng cũng có thể là rất tiện để đạt được những ý định nhiếp ảnh nhất định. Trong bài viết cuối cùng trong loạt bài Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn chế độ này và nó có thể được sử dụng để làm gì. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)