Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 2

2017-05-18
0
2 k
Trong bài viết này:

Khoảng màu là gì và tại sao nó lại quan trọng? Trong Phần 1, chúng ta đã nói về các công cụ cơ bản cần thiết trong in fine art. Phần 2 sẽ đưa chúng ta vào thế giới khoảng màu và nó ảnh hưởng thế nào đến cảm nhận của chúng ta và sự tái tạo màu trong khi in.

 

Khoảng màu là gì?

Hãy xem khoảng màu như một thư viện màu sắc. Có một thư viện màu sắc đối với ánh sáng khả kiến (Đỏ, xanh lá và xanh dương, do đó gọi là RGB) và một thư viện màu in (Lục Lam, Đỏ Điều, Vàng và Đen, do đó gọi là CMYK).

Các thư viện màu RGB và CMYK có chung nhiều màu phụ trong bộ sưu tập của nó, nhưng một số màu chỉ có ở mỗi thư viện. Độ chính xác trong tái tạo màu có thể bị ảnh hưởng khi chúng ta chụp ảnh bằng máy ảnh DSLR dùng thư viện ánh sáng khả kiến, và in dùng thư viện màu in – thường bị giới hạn bởi số màu mực được sử dụng bởi một máy in cụ thể.

 

Khoảng màu RGB là gì?

RGB đơn giản là viết tắt của ánh sáng Red, Green và Blue (Đỏ, Xanh Lá và Xanh Dương). Ánh sáng khả kiến, cho dù là từ mặt trời hay đèn chiếu, được tạo thành từ 3 màu này. Chính sự kết hợp 3 màu cơ bản này tạo thành toàn bộ phổ màu phụ. Bài viết này khi được xem trên màn hình máy tính hoặc điện thoại thông minh, được hiển thị bằng các màu từ khoảng màu sRGB – một trong các thư viện RGB.

Trong bài viết trước đây về GIỚI THIỆU VỀ IN FINE ART, chúng tôi khẳng định rằng một màn hình kỹ thuật số thường là một thiết bị RGB 16 bit và có thể hiển thị màu sắc từ một bảng màu gồm có 16,8 triệu màu. Tuy nhiên, mắt bạn có thể phân biệt được dải màu rộng hơn so với dải màu được hiển thị ở khoảng màu sRGB trên màn hình. Tuy nhiên, để duy trì sự nhất quán trong tái tạo màu với hàng triệu màn hình kỹ thuật số sRGB và chia sẻ hình ảnh trực tuyến, thế giới nói chung theo chuẩn sRGB thông dụng, do đó để tránh các vấn đề tái tạo màu xuất hiện khi chuyển từ khoảng màu này sang khoảng màu khác.

Chuẩn màu sRGB thông dụng này, hay khoảng màu, là những gì cho phép màn hình hiển thị kỹ thuật số hiểu được dữ liệu ảnh đã lưu trên thẻ SD, chụp bởi máy ảnh số.

 

Chọn giữa khoảng màu sRGB và Adobe RGB

Để in fine-art trong đó độ chính xác màu là quan trọng nhất, bạn nên cài đặt khoảng màu trong máy ảnh thành Adobe RGB qua hệ thống trình đơn của máy ảnh. Adobe RGB là khoảng màu được ưa dùng để chụp ảnh để in fine art, vì nó có dải màu rộng hơn đáng kể, nhiều hơn khoảng 35% so với sRGB.

Trong bài viết trước đây, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chụp ở định dạng tập tin RAW của hãng sản xuất máy ảnh vì nó giữ lại tất cả thông tin được cảm biến của máy ảnh ghi lại. Kết hợp chụp một cảnh ở khoảng màu Adobe RGB và định dạng RAW, cho phép xử lý dữ liệu hình ảnh chặng sau mà không mất dữ liệu, cuối cùng cho phép các máy in chuyên nhgiệp chẳng hạn như Canon imagePROGRAF PRO-500 tạo ra kết quả màu cai thiện và tông màu xám mượt hơn.

 

Khoảng màu CMYK là gì?

Tuy nhiên, khoảng màu in sử dụng hệ mô hình màu, các màu thành phần khác và do đó khoảng màu khác.

Một chiếc máy in màu cấp thấp thường sử dụng kết hợp 4 mực màu – Lục Lam, Đỏ Điều, Vàng và Đen – để tạo ra dải màu rộng trên giấy. Mỗi màu có thể được điều chỉnh về mức độ từ 0 đến 100 phần trăm. Ví dụ, màu đỏ tươi có thể gồm 2% màu lục lam, 93% đỏ điều, 90% vàng, và 0% đen.

Một chiếc máy in fine art như Canon imagePROGRAF PRO-500 sử dụng hệ thống 12 màu với 4 màu đơn sắc. Như bạn có thể tưởng tượng, phạm vi khả năng màu vượt xa các máy in phun bình thường và sẽ phản ánh chân thực màu sắc của cảnh đã chụp.

 

Kết hợp khoảng màu RGB và CMYK

Cầu vồng trông tuyệt đẹp khi chụp bằng máy ảnh DSLR và xem trên màn hình hiển thị kỹ thuật số. Tuy nhiên, màu sắc cầu vồng chụp ở khoảng màu RGB, không thể được in chính xác trên máy in sử dụng quy trình in CMYK. Điều này là vì các màu được chiếu từ cầu vồng thực nằm bên ngoài dải gam màu của hệ màu CMYK.

Tương tự, có các màu có thể được tái tạo trên màn hình hiển thị kỹ thuật số chẳng hạn như màu cam mà máy in CMYK sẽ khó đạt được.

Sơ đồ bên dưới cho thấy sự khác biệt về dải màu được hiển thị bởi khoảng màu sRGB, Adobe RGB và CMYK.

 

Do đó chúng ta lấp khoảng trống giữa các khoảng màu này trong quy trình in màu bằng cách nào? Chỉ bằng cách sử dụng chuẩn mô tả màu độc lập được gọi là khoảng màu CIE.

Khoảng màu CIE mô tả khách quan bất kỳ màu nào trên quan điểm mắt người. Ví dụ, cách mắt người cảm nhận màu chàm hoặc màu hạt dẻ, có thể được tham chiếu về mặt toán học trong khoảng màu CIE. Giá trị CIE cho màu chàm hoặc màu hạt dẻ là một cách khách quan để xác định các màu mà cả thiết bị RGB và CMYK đều có thể tham chiếu. Bằng cách mô tả một màu theo cách toán học theo cách mắt chúng ta nhìn thấy, quy trình chuyển đổi màu từ các thiết bị màu RGB (ví dụ máy ảnh DSLR) sang thiết bị màu CMYK (ví dụ máy in) trở nên đáng tin cậy và nhất quán hơn.

Trong bài viết tiếp theo của chúng tôi, chúng ta sẽ xem xét cách sử dụng các cấu hình màu để có thể in fine art.

 

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!

 

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi