Giới Thiệu về In Fine Art - Phần 10: Phỏng vấn Chuyên Gia EOS Edgar Su
1. Ông có thể vui lòng giới thiệu sơ qua với chúng tôi về hành trình nhiếp ảnh của mình hay không?
Tôi là một nhiếp ảnh gia báo chí quốc tế làm việc tại Singapore với khoảng 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Tôi đưa tin về Đông Nam Á ở các lĩnh vực như thời sự, thể thao và giải trí. Tôi thích chụp ảnh đường phố vì nó giúp tôi thư giãn và giúp tôi duy trì khả năng sáng tạo. Tôi chủ yếu chụp ảnh bằng máy ảnh compact và điện thoại thông minh. Tôi bước vào lĩnh vực in ảnh trong năm nay vì tôi thấy rằng còn thiếu gì đó trong kinh nghiệm chụp ảnh của mình. Những tấm ảnh nằm trong đĩa cứng và máy tính của tôi là vô nghĩa nếu không in ra.
2. Ông có thể mô tả ngắn gọn về quá trình sáng tạo của mình hay không? Điều gì truyền cảm hứng cho ông và tại sao?
Trong công việc, quy trình rất đơn giản – kể một câu chuyện chân thực bằng ảnh một cách ấn tượng. Nhưng trong các dự án chụp ảnh cá nhân, các đối tượng của tôi có thể là từ trừu tượng đến kỳ quái. Thực ra không có một quy tắc chắc chắn hay quy tắc nhanh nào trong chụp ảnh cá nhân của tôi. Nó chỉ liên quan đến niềm vui.
3. Khi chụp ảnh với ý định in ra, ông có những cân nhắc gì?
Về mặt kỹ thuật, nếu bạn muốn in khổ lớn, ảnh vải sắc nét. Chân máy hoặc lựa chọn ống kính thực ra phụ thuộc vào loại ảnh bạn theo đuổi. Tôi thường không sử dụng chân máy vì tôi muốn trang bị nhẹ. Nếu tôi muốn chụp ảnh phơi sáng lâu, tôi sẽ ứng biến bằng cách để máy ảnh lên túi đựng máy ảnh. Hầu hết các bản in của tôi được in ở khổ A4, vì nó giúp tôi đánh giá xem chúng có thực sự đáng in ở khổ lớn hơn hay không. Những tấm ảnh tôi thích sau đó sẽ được in lại ở khổ A3. Những tấm ảnh chụp nhanh trong kỳ nghỉ của tôi thường được in ở khổ bưu thiếp, 4R hoặc khổ 2L Nhật Bản. Tôi cũng nghịch ý tưởng in ảnh Instagram thành một album ảnh cỡ bỏ túi.
4. Ông có thể chia sẻ ông dùng phần mềm gì để biên tập ảnh hay không?
Tôi chỉ dùng Adobe Lightroom, vì nó là một phần mềm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của tôi. Nó có các công cụ kiểm soát màu, do đó bạn có thể nạp các đặc tính (profile) ICC giấy của bạn và thực hiện kỹ thuật soft proof để xem một bản in mô phỏng trên màn hình. Các loại giấy khác nhau cũng đòi hỏi phải điều chỉnh độ tương phản và độ sáng của ảnh, để có được mật độ mực tối ưu. Adobe Lightroom cũng là một công cụ tuyệt vời để quản lý thư viện ảnh của bạn. Đôi khi có theo dõi những gì tôi đã chụp trong nhiều tháng, do đó tôi dùng một thư mục Smart Collection để theo dõi một chủ đề cụ thể. Ví dụ, tôi có thể thêm một bộ lọc tìm kiếm như 'red' và tất cả những ảnh đã được gắn tag là red sẽ xuất hiện trong thư mục Smart Collection của tôi. Một tính năng tiết kiệm thời gian thực sự! Và về chỉnh tông màu hoặc điều chỉnh ảnh, Adobe Lightroom cung cấp cho bạn những công cụ để xén ảnh, điều chỉnh cân bằng trắng, loại bỏ vết bụi, tinh chỉnh các bản chuyển sang trắng đen, v.v.
5. Ông có sử dụng phần mềm kiểm soát màu để căn chỉnh màn hình và máy in hay không?
Điều rất quan trọng là phải đảm bảo rằng màn hình của bạn được căn màu. Tôi đã sử dụng cả sắc kế Spyder5PRO và ColorMunki và chúng hoạt động rất hiệu quả. Lý tưởng là, sắc kế nên kết hợp bù sáng xung quanh để độ sáng của màn hình được điều chỉnh theo điều kiện ánh sáng xung quanh. Ngay cả với sự căn chỉnh cơ bản nhất trên chiếc Macbook Pro của tôi, nó cũng cho phép tôi có được những bản in đạt yêu cầu. Một số màn hình trên thị trường cũng có các hệ thống căn chỉnh màu tích hợp.
6. Các thiết lập in ông ưa dùng là gì và tại sao?
Tôi chụp và quản lý ảnh với khoảng màu (colour space) AdobeRGB colour và sử dụng tùy chọn Perceptual-rending intent trong Lightroom để in. Tôi thấy rằng những điều chỉnh sửa ảnh được thực hiện ở chế độ soft-proofing trước in sẽ tạo ra kết quả rất tốt.
7. Khi in, ông sử dụng máy in nào và tại sao?
Tôi sử dụng máy in Canon PIXMA PRO-10 vì tôi thực sự thích tính năng Wi-Fi. In Wi-Fi cũng cho phép tôi thoải mái làm việc cách xa máy in khi cần. Tôi cũng thích sử dụng mục dùng chất tạo màu hơn là mực dùng thuốc nhuộm. Mực dùng chất tạo màu bền hơn và thường được thấy trên các máy in cao cấp hơn. Người ta nói rằng các bản in dùng mực dùng chất tạo màu tồn tại ít nhất 250 năm trong khi các máy in dùng thuốc nhuộm tồn tại khoảng 100 năm.
8. Ông thích loại giấy nào nhất và tại sao?
Các thương hiệu giấy tôi thích là Ilford và Pictorico. Cả hai hãng sản xuất này đều cung cấp đặc tính ICC để tải xuống và họ có nhiều loại giấy khác nhau với trọng lượng và kết cấu khác nhau. Tôi thích giấy nặng trong tầm 280gsm đến 310gsm, và chúng có ở dạng hoàn thiện gloss, lustre, textured matte hoặc smooth matte. Pictorico có giấy high-gloss white film có độ bóng gần như kim loại sau khi in. Chủ đề khác nhau, ví dụ phong cảnh hoặc chân dung, sẽ cần các loại giấy khác nhau.
Giấy có độ bóng cao có thể rất phù hợp với ảnh thể hiện nước hoặc chất lỏng, nhưng có thể không phù hợp với chân dung. Một số ảnh trắng đen được in đẹp nhất trên các bề mặt mờ để có hình thức fine art. Cũng có các loại giấy kozo Nhật cực mỏng, hoàn hảo cho ảnh chụp hoa và phong cảnh. Hãng sản xuất giấy Awagami, có một gói sản phẩm mẫu gồm 14 loại giấy khác nhau kèm hướng dẫn về thiết lập máy in.
Nhấp vào đây để đọc thêm về: Chọn Giấy Để In Ảnh Fine Art
9. Ông lưu giữ hoặc trình bày các bản in của mình như thế nào? Lý do là gì?
Sau khi in tất cả những ảnh này, tôi gặp vấn đề này – mình làm gì với chúng? Tôi tìm khung ảnh đẹp từ các cửa hàng như Crate và Barrel, v.v. Tôi tìm khung ảnh phù hợp với bản in và cũng phù hợp với cách trang trí của căn nhà. IKEA có bán nhiều loại khung khác nhau và có giá rất hợp lý. Khung đặt làm riêng rất hay nhưng chúng đắt hơn và thường có khung vĩnh viễn. Thậm chí bản thân việc treo ảnh đóng khung cũng là một nghệ thuật. Mình có nên treo chúng thành một hàng sát nhau hay không? Hay mình có nên chừa ra một bức tường để treo ảnh với các kích cỡ và thiết kế khác nhau hay không? Nhiều việc cần nghĩ đến, nhưng dù sao thì nó cũng là một dự án cuối tuần thú vị.
Tôi cũng cất một số bản in fine art trong các tập hồ sơ dùng để lưu trữ và các thùng giấy để bảo vệ chúng tránh bám dầu mỡ, bụi bẩn và tia tử ngoại. Ngày nào đó, những tấm ảnh này sẽ được treo trong các ngôi nhà và các quán ăn, nhưng lúc này, tôi đang lưu trữ chúng.
10. Ông có lời khuyên gì khác cho các nhiếp ảnh gia mới đang muốn in fine art hay không?
Có. Hãy nghĩ đến mục tiêu cuối cùng. Tránh trở thành một tay lưu trữ ảnh in giống tôi. Hãy tìm một chủ đề nhiếp ảnh mà bạn quan tâm và nỗ lực tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ. Bạn nên thử tiếp cận thư viện địa phương hoặc tòa thị chính để tìm không gian triển lãm. Nếu bạn mới chụp ảnh thiên nhiên, bạn có thể liên hệ với Cục Công Viên Quốc Gia ở nước mình để được hỗ trợ. Ít nhất là hãy in ảnh gia đình của bạn và cho người thân của bạn xem – chúng là những kỷ vật tuyệt vời. Hãy ĐỪNG chỉ lưu chúng trên ổ cứng hay Facebook. Hãy in ra!
11. Bản in yêu thích mà ông đã tạo ra cho đến nay là gì và tại sao?
Đến lúc này, đó là một tấm ảnh gần đây tôi chụp trong kỳ nghỉ lễ ở Hokkaido. Nó là ảnh chụp vợ chồng tôi đứng trước một đám mây có hình thù lạ kế bên chiếc xe thuê của chúng tôi. Tôi đặt máy ảnh lên mặt đất và cài đặt chức năng hẹn giờ. Ảnh hóa ra rất đẹp và nhắc tôi nhớ những thời điểm thú vị trong kỳ nghỉ của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng đó là lý do tôi thích nó nhiều thế.
12. Và cuối cùng, tại sao ông lại in ảnh?
Ngay lúc này, tôi in ảnh vì đó là việc thú vị. Và tôi suy nghĩ ở cấp độ nhiếp ảnh cá nhân, đây sẽ là mục tiêu cuối cùng tại sao chúng ta chụp ảnh. Để có một cái gì đó thực tế để bám vào. Rốt cuộc, Định Luật Murphy quy định rằng đĩa cứng và ổ đĩa sao lưu một ngày nào đó có thể bị hỏng, và tôi thực sự sợ cái ngày tôi không có gì để trưng ra với tư cách một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Nó cũng giúp cải thiện kỹ năng lập bố cục của tôi vì khi nhìn vào một tấm ảnh in đóng khung theo thời gian sẽ cho thấy cả vẻ đẹp lẫn khiếm khuyết của nó – một nguồn học tập tuyệt vời. Điều này là đặc biệt đúng đối với ảnh có bố cục rất đơn giản. Có thể có nhiều tấm ảnh quý mà tôi bỏ sót trong những chiếc đĩa cứng này.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!