Chụp ảnh macro: Tạo Ra Hậu Cảnh Thơ Mộng Với Ống Kính f/2.8
Dùng khẩu độ tối đa của một ống kính macro cho phép chúng ta chụp được một thế giới mà chúng ta không thể nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày. Trong bài viết sau đây, tôi sẽ giới thiệu những thủ thuật nhiếp ảnh để làm nhòe hậu cảnh với sự chuyển màu thơ mộng, đẹp, sẽ giúp làm nổi bật những giọt mưa. (Người trình bày: Shirou Hagihara)
EOS 5D Mark III/ EF100mm f/2.8L Macro IS USM/ FL: 100mm/ Aperture-priority AE (f/2,8, 1/250 giây, EV+0,7)/ ISO 800/ WB: Auto
Tôi cài đặt phơi sáng cho sáng hơn một chút để đảm bảo rằng màu hồng ở hậu cảnh sẽ không quá tẻ nhạt. Ảnh có được làm nổi bật màu sắc lấp lánh đồng thời chuyển tải được vẻ đẹp của đầu hè.
Ống kính macro và khẩu độ tối đa có thể chụp được một thế giới mà chúng ta không thể nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày
Cá nhân tôi thích tạo ra hiệu ứng bokeh trong tác phẩm của mình, do đó tôi có xu hướng cài đặt khẩu độ tối đa ngay cả khi tôi chụp phong cảnh. Khi sử dụng ống kính macro, tôi sử dụng khẩu độ tối đa hầu như mọi lúc. Điều này là vì tôi thích chụp nhòe tiền cảnh và hậu cảnh vì không có gì ngoài sự chuyển màu khi chụp ở tầm macro.
Hiệu ứng như thế không phải là thứ bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trên thực tế, chính khả năng chụp được một thế giới mà chúng ta không thể nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày làm cho sự kết hợp giữa ống kính macro và khẩu độ tối đa là tuyệt đối cần thiết với tôi khi chụp ảnh.
Cách tôi chụp cảnh này:
Để chụp được tấm bên trên, tôi ra một luống hoa ngay sau khi tạnh mưa. Tôi thấy nhiều giọt mưa trên những chiếc lá hẹp. Ở hậu cảnh là những bông hoa đỗ quyên màu hồng tươi đang nở rộ. Tôi quyết định lấy những giọt mưa làm chủ đề chính để khắc họa một thế giới sắc màu mà chỉ có ống kính macro mới có thể tạo ra.
Ở hậu cảnh chỉ có những bông hoa đỗ quyên, tôi cài đặt khẩu độ tối đa sao cho hình dạng và hoa văn của những bông hoa không còn nhận ra được nữa và chỉ xuất hiện như sự chuyển màu.
Nếu tôi sử dụng khẩu độ hẹp, tôi sẽ có thể tái tạo hoa văn của những giọt nước một cách rõ nét hơn. Tuy nhiên, tôi muốn tạo ra một hiệu ứng thơ mộng và khẩu độ hẹp sẽ dẫn đến kết quả ngược lại - đường ranh rõ giữa những tông màu khác nhau.
Thủ thuật: Những màu sắc khác nhau của hậu cảnh mang lại những hiệu ứng hình ảnh khác nhau
Khi nói đến sử dụng sự chuyển màu như một dạng biểu đạt nhiếp ảnh, hiệu ứng tạo ra bởi màu đã chọn sẽ ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm có được. Những tông màu lạnh và ấm tạo ra những hiệu ứng hoàn toàn trái ngược, do đó tôi khuyên bạn nên chọn một màu hậu cảnh phản ánh chính xác ý định bạn muốn chuyển tải thông qua đối tượng chính. Chúng ta hãy xem hình thức của cùng đối tượng sẽ thay đổi thế nào với màu hậu cảnh.
EOS 5D Mark III/ EF100mm f/2.8L Macro IS USM/ f/2.8/ 1/500 giây/ ISO 400
Ở đây, tôi sử dụng màu hồng được phản chiếu trong những giọt nước như một điểm nhấn cho màu xanh chiếm toàn bộ ảnh. So với ảnh đầu tiên, ảnh này không nhiều màu sắc bằng.
EOS 5D Mark III/ EF100mm f/2.8L Macro IS USM/ f/2.8/ 1/320 giây/ ISO 800
Ảnh được chia thành các phần màu xanh và hồng. Màu hồng nổi bật khi sử dụng màu xanh làm hậu cảnh.
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1959 tại Yamanashi. Sau khi tốt nghiệp trường Nihon University, Hagihara tham gia hoạt động ra mắt tạp chí nhiếp ảnh, Fukei Shashin, ông làm biên tập và nhà xuất bản ở đó. Sau đó ông từ chức và trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Hiện nay, Hagihara tham gia hoạt động nhiếp ảnh và các tác phẩm viết về phong cảnh thiên nhiên. Ông là thành viên của Society of Scientific Photography (SSP).
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation