Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

[Phần 1] Thế Giới Góc Cực Rộng Chưa Từng Có Của Ống Kính 11mm

2015-09-17
5
2.98 k
Trong bài viết này:

Giới thiệu ống kính zoom góc cực rộng mới ra mắt, ống kính EF11-24mm f/4L USM. Bằng cách nào nó vừa đạt được chất lượng hình ảnh đẹp thường có của ống kính L vừa có góc cực rộng 11mm ở đầu rộng nhất? Trong loạt bài viết này (tổng cộng 4 bài), tôi sẽ tìm hiểu thêm về quá trình phát triển của nó. (Người trình bày: Ryosuke Takahashi)

(Từ trái sang phải)

Nhóm ICP 1: Shota Shimada

Trung Tâm Phát Triển ICP 1: Hideki Sakai

Trung Tâm Phát Triển ICP 1: Tadanori Okada

Phát triển ống kính phi cầu loại bỏ hiện tượng méo, lớn nhất từ trước đến nay của Canon

- Trước tiên, tôi muốn hỏi ý tưởng cơ bản đằng sau quá trình phát triển ống kính EF11-24mm f/4L USM.

Shimada Như bạn có thể thấy từ cái tên của ống kính này, gồm có khoảng cách lấy nét của nó, ý tưởng sản phẩm dựa trên một kế hoạch hiện thực hóa "góc ngắm rộng nhất thế giới". Thay vì chỉ chế tạo ra một ống kính có góc ngắm rộng, chúng tôi muốn chế tạo ra một sản phẩm có thể tạo ra mức chất lượng hình ảnh phù hợp với một ống kính L. Ngoài ra, ống kính này cũng có khả năng giảm méo hoàn toàn, hiện tượng méo xuất hiện trong các ống kính zoom góc rộng. Dùng một ống kính có góc rộng 11mm mang lại cho bạn một thế giới hoàn toàn mới mà trước đây bạn chưa từng thấy. Sẽ rất tuyệt nếu có thể giúp người dùng có được những biểu đạt nhiếp ảnh mới, cho dù đó là ảnh tĩnh hay video.

Tòa nhà bên phải trông như thể đang đổ về phía tâm ảnh. Người ở bên trái cũng có vẻ kéo giãn về phía rìa ảnh, với đôi chân dường như dài hơn thực tế. Hiện tượng méo đặc trưng này là điển hình của các ống kính góc rộng 11mm.

EOS 5D Mark III/ EF11-24mm f/4L USM/ FL: 11mm/ Aperture-Priority AE (f/8, 1/500 giây)/ ISO 100/ WB: Auto

- Nếu các nhiếp ảnh gia nghiệp dư muốn dùng thử ống kính này, nó sẽ có ích cho các loại cảnh nào, và một số đặc điểm làm cho nó trở nên tiện lợi là gì?

Shimada Các cảnh có thể phát huy hết khả năng của ống kính EF11-24mm f/4L USM có thể được chia thành 4 loại lớn. Đầu tiên là loại ảnh góc rộng trước đây không thể chụp trong một ảnh duy nhất. Thứ hai là loại cảnh có thể chụp ngay cả từ các vị trí hạn hẹp ở đó nhiếp ảnh gia không thể lùi lại. Thứ ba là loại cảnh sử dụng khoảng cách chụp ngắn nhất. Vì có thể đến gần đối tượng đến 0,32m khi chụp bằng đầu 11mm, bạn có thể sử dụng khoảng cách gần đối tượng để chụp được những tấm ảnh macro đẹp, góc rộng. Loại cảnh cuối cùng là loại cảnh trong đó có thể sử dụng cảm giác phối cảnh mạnh mẽ của ống kính này để tạo ra một tấm ảnh siêu thực.

Ảnh chụp ở Alcázar de Segovia, Tây Ban Nha. Tôi cố chụp gần chiếc áo giáp ở nền trước của ảnh, cũng như không gian rộng rãi của nội thất căn phòng. Sẽ hấp dẫn khi có thể chụp ảnh với cảm giác thoáng đãng rộng rãi như ảnh này, chỉ có thể chụp ở khoảng cách lấy nét 11mm.

EOS 5D Mark III/ EF11-24mm f/4L USM/ FL: 11mm/ Aperture-Priority AE (f/5.6, 1/30 giây, EV+0,3)/ ISO 2000/ WB: Auto

- Với độ dài tiêu cự chỉ 11 mm, tôi cho rằng các ông hẳn phải đối mặt với nhiều vấn đề và khó khăn khác nhau trong quá trình phát triển. Cụ thể là các ông gặp các dạng vấn đề nào và các ông đã khắc phục các vấn đề đó bằng cách nào?

Sakai Trên quan điểm quang học, ống kính zoom này có góc ngắm rộng chưa từng có. Các vấn đề chúng tôi đối mặt khi phát triển sản phẩm này trong việc đạt được chất lượng hình ảnh cao đồng thời giảm méo, và cũng đi đến các số đo để chống hiện tượng bóng ma và lóa. Để giải quyết vấn đề đầu tiên, chúng tôi sử dụng thấu kính phi cầu lớn nhất đã được sử dụng trong một ống kính SLR hoán đổi được làm thấu kính đầu tiên. Đây là nơi chúng tôi giới thiệu công nghệ ống kính phi cầu, đánh bóng, một thứ mà công ty chúng tôi tự hào. Một trong những đột phá lớn chúng tôi đã đạt được là khả năng sản xuất hàng loạt các thấu kính phi cầu có độ cong lớn, cũng như có khẩu độ lớn hơn nữa.

Bên trên là cảnh thành phố từ trên cao ở Avila. Mặc dù ảnh này được chụp với mặt trời ở giữa, không có hiện tượng bóng ma và lóa, và các vùng tối cũng được điều chỉnh hiệu quả. Những đám mây trải dài ra khỏi ảnh có thể trông như thể nó được chụp trong màn hình video, nhưng trường hợp này thực ra là khả năng biểu đạt riêng có ở ống kính góc cực rộng.

EOS 5D Mark III/ EF11-24mm f/4L USM/ FL: 11mm/ Aperture Priority AE (f/8, 1/800 giây, EV+0,3)/ ISO 200/ WB: Auto

- Canon cũng bán ống kính một tiêu cự 14mm và ống kính góc rộng 16b35mm. So với các ống kính này, về mặt kỹ thuật, sản xuất ống kính có độ dài tiêu cự 11mm có khó hơn nhiều hay không?

Sakai Những thay đổi góc ngắm có được bằng cách mở rộng đầu góc rộng 1mm là rất khác với những thay đổi có được bằng cách mở rộng đầu tele 1mm. Có xu hướng tăng kích thước của thấu kính trước để có phạm vi rộng hơn. Nếu chúng tôi sử dụng công nghệ đúc thủy tinh truyền thống, sẽ rất khó sử dụng một thấu kính phi cầu cho thấu kính trước có đường kính rộng thế này, và do đó cũng không thể tạo ra ống kính chất lượng hình ảnh cao ít méo. Không chỉ thế, góc ngắm càng rộng, ánh nắng và các nguồn sáng nhân tạo khác đi vào ống kính từ mọi góc càng nhiều, và do đó xu hướng dẫn đến hiện tượng lóa càng cao. Chúng tôi cần phải quyết định về hình dạng và bố trí ống kính sẽ sớm phòng ngừa hiện tượng bóng ma, khi chúng tôi vẫn ở giai đoạn thiết kế. Ngay cả thế, vẫn có một số hiện tượng bóng ma không thể tránh được. Để giải quyết các vấn đề này, ban đầu chúng tôi sử dụng SWC (Lớp Phủ Cấu Trúc Bước Sóng Phụ) ở các bề mặt sau của thấu kính đầu tiên và thứ hai. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng ASC (Lớp Phủ Khí Cầu) trong bề mặt của thấu kính thứ 4. Với các số đo này, chúng tôi cố giảm đáng kể hiện tượng bóng ma và hiện thực hóa hiệu suất ống kính thỏa mãn mọi khía cạnh.

Ryosuke Takahashi

Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society (JPS).

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.

Xuất bản bởi Impress Corporation

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi