Các Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp Để Sử Dụng EOS 7D Mark II - Cuộc sống hoang dã
Máy ảnh EOS 7D Mark II của Canon có hiệu năng theo dõi hoàn hảo khi chụp mọi dạng vật thể chuyển động. Trong nội dung sau đây, tôi sẽ giới thiệu các kỹ thuật thực tiễn mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng để chụp những đối tượng như thế. (Người trình bày: Yukihiro Fukuda)
EOS 7D Mark II cách mạng hóa thể loại chụp ảnh động vật
Trong khi nhiều người biết rằng EOS 7D Mark II có hiệu năng theo dõi vật thể hoàn hảo, đây là một tính năng rất quan trọng trong chụp ảnh động vật, tôi cũng thích cửa trập không ồn của máy ảnh này. Ngoài ra, khi kết hợp với ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM, EOS 7D Mark II có góc ngắm tương đương 640mm ở đầu tele, cho phép người dùng chụp ảnh siêu tele mà không cần dùng chân máy. Máy ảnh này chắc chắn sẽ giúp mở rộng phạm vi các tác phẩm nhiếp ảnh chụp đối tượng từ các góc khác nhau. Về mặt này, sự ra mắt của nó chắc chắn mang lại những thay đổi đối với phong cách chụp động vật truyền thống.
Các Thiết Lập Cơ Bản của EOS 7D Mark II để Chụp Động Vật
Thao tác AF: AI Servo AF
Chế độ truyền động: Chụp liên tục tốc độ cao
Chế độ chọn vùng AF: Mở rộng điểm AF (lên, xuống, trái, phải, xung quanh)
Công Cụ Cấu Hình AF: Trường hợp 1, Trường hợp 6
Độ nhạy sáng ISO: ISO 200 đến 3200
WB: Daylight
Nếu đối tượng của bạn là một con khỉ, thì tương đối dễ lấy nét bằng AF. Điểm cân nhắc quan trọng nhất sẽ là độ nhạy sáng ISO, vì bạn sẽ cần phải thay đổi thiết lập theo mùa, thời tiết và thời điểm trong ngày. Để tránh rung máy, đảm bảo rằng các thiết lập của bạn là thích hợp với điều kiện ánh sáng tại thời điểm chụp. Điều rất quan trọng là phải biết giới hạn tốc độ cửa trập thấp nhất mà bạn có thể sử dụng khi chụp cầm tay.
Kỹ thuật 1: Sử dụng Single-point Spot AF đối với nét cực nông
EOS 7D Mark II/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm (tương đương 80mm ở định dạng 35mm)/ Phơi sáng thủ công (f/2, 1/500 giây)/ ISO 2000/ WB: Daylight
Một chú khỉ con thích thú khi được vệ sinh lông. Mặc dù tôi có thể đã cắt xén tất cả những vật thể khác trong bố cục trừ đối tượng, tôi chọn chụp cả những chú khỉ ở tiền cảnh và hậu cảnh để chuyển tải cảm giác đông đúc. Sau đó tôi lấy nét ở chú khỉ con và chụp nét mặt đẹp nhất của nó.
Tạo ra hiệu ứng bokeh phía trước và phía sau điểm lấy nét để có tính chiều hướng nhiều hơn
Ống kính tôi sử dụng khi chụp ảnh bầy khỉ là ống kính một tiêu cự EF50mm f/1.4 USM. Mặc dù khả năng biểu đạt của những ống zoom gần đây là rất tốt, lượng bokeh có thể được tạo ra ở khẩu độ tối đa khoảng f/5.6 là không thể bằng với của ống kính một tiêu cự. Đối với những ai quen xem những tấm ảnh tạo ra bởi ống kính zoom truyền thống, ảnh chụp ở gần khẩu độ tối đa của ống kính một tiêu cự sẽ có vẻ hoàn toàn khác biệt.
Khi chụp ảnh, hãy tạo ra bokeh ở phía trước và phía sau của bề mặt lấy nét, ở đối tượng chính, và theo đó điều chỉnh vị trí của nó để làm nổi bật tính chiều hướng. Bạn sẽ cần phải điều chỉnh tiêu điểm một cách chính xác vì độ sâu trường ảnh rất nông trong trường hợp này. Với tôi, tôi thường sử dụng One-Shot AF với Single-point Spot AF, chọn một điểm AF chồng lấn với đối tượng chính trong tổng cộng 65 điểm, và sử dụng chế độ chụp liên tục tốc độ cao để chụp lại sự chuyển động của đối tượng.
[Thiết Lập Máy Ảnh]
One-Shot AF + High-speed Continuous Shooting + Single-point Spot AF + Case 1
Vì không có khả năng chú khỉ con sẽ cử động mạnh trong cảnh này, tôi chọn các thiết lập cho phép tôi lập bố cục hoàn hảo và lấy nét chính xác.
Cân nhắc vị trí của 4 chú khỉ, tôi chọn một điểm AF nằm ở tỉ lệ vàng.
Kỹ thuật 2: Chụp những khoảnh khắc quyết định bằng độ nhạy sáng ISO cao + tốc độ cửa trập cao
EOS 7D Mark II/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 140mm (tương đương 224mm ở định dạng 35mm)/ Phơi sáng thủ công (f/5.6, 1/2.000 giây)/ ISO 3200/ WB: Daylight
Tại Công Viên Khỉ Jigokudani, bạn có thể tìm thấy nhiều con khỉ Nhật Bản tắm trong các con suối nước nóng. Tuy nhiên, để tạo ra những tác phẩm có vẻ độc đáo hơn, tôi tìm một cảnh trong đó hai chú khỉ đang đánh nhau. Để tránh bóng râm mạnh và độ tương phản mạnh vào một ngày trời trong, tôi chụp ảnh này vào ngày có mây.
Hành động nhanh bằng cách quan sát các dấu hiệu của những chú khỉ.
Trong chụp ảnh động vật, nhiệm vụ khó khăn nhất là chụp được khoảnh khắc quyết định. Chụp liên tục không suy nghĩ sẽ không giúp tạo ra những tác phẩm có chất lượng. Để nắm bắt đúng khoảnh khắc, điểm quan trọng nhất là "dự đoán". Trong trường hợp này, sẽ là cảm nhận không khí căng thẳng trước khi một chú khỉ bắt đầu trận đấu. Một số dấu hiệu bao gồm cao giọng và co giật miệng. Một khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như thế này, hãy sẵn sàng chụp bằng cách tăng tốc độ cửa trập ngay lập tức, và sau đó tăng độ nhạy sáng ISO để bù cho tình trạng thiếu sáng. Việc ảnh có được thành công hay không sẽ phụ thuộc vào tốc độ phản ứng của bạn từ lúc bạn cảm nhận gì đó đến khi điều chỉnh các thiết lập. Mặc dù nhiều người có thể rất lo về hiện tượng nhiễu ở độ nhạy sáng ISO cao, tôi vẫn khuyến cáo bạn nên chọn độ nhạy sáng ISO cao nếu cần, và làm như thế sẽ giúp "đóng băng" chuyển động của đối tượng để có kết quả tốt hơn.
[Thiết Lập Máy Ảnh]
AI Servo AF + High-speed Continuous Shooting + AF Point Expansion (Surrounding Points) + Case 1
Đây là các thiết lập tôi thường sử dụng để chụp khỉ. Chúng là các thiết lập linh hoạt và có thể xử lý hầu hết các cảnh nói chung.
Sẽ khó dự đoán chuyển động sau khi trận đấu bắt đầu. Ở đây tôi lấy nét ở con khỉ đang bình thản tắm.
EOS 7D Mark II Kit (EF-S18-135mm f3.5-5.6 IS STM)
Để biết thêm chi tiết, nhấp vào đây
Yukihiro Fukuda
Sinh năm 1965 tại Tokyo. Chuyến tham quan Hokkaido của Fukuda tìm kiếm sếu Nhật mà ông thích đã dẫn ông trở thành một nhiếp ảnh gia chụp động vật. Sau 10 năm chụp ảnh động vật hoang dã tại Hokkaido, Fukuda đã mở rộng phạm vi hoạt động đến các nước khác và chụp ảnh dưới nước. Chụp ảnh động vật hoang dã, dưới nước, và phong cảnh hiện nay là ba mảng chính của các hoạt động hiện tại của ông.
Digital Camera Magazine
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation