Tìm Hiểu Về Lý Thuyết Màu Sắc: Hướng Dẫn Dành Cho Nhiếp Ảnh Gia
Được phát minh bởi Isaac Newton, bánh xe màu sắc và lý thuyết màu sắc đã ứn dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, ví dụ như quần áo, thiết kế và nhiếp ảnh, để tăng cường sự hấp dẫn thị giác và tính thẩm mỹ. Hãy chuẩn bị tham gia một hành trình kính vạn hoa, trong đó chúng tôi sẽ giải thích 5 cách phối màu sắc hài hòa nhất bao gồm phối màu bổ túc, phối màu tương đồng, phối màu bổ túc bộ ba, phối màu bổ túc xen kẽ và phối màu bổ túc bộ bốn, với các ví dụ minh họa được lấy từ cộng đồng Canon của chúng tôi!
Màu Sắc Bổ Túc
Nguồn: Jushen Lee
EOS-1D X Mark II, EF16-35mm f/2.8L II USM, f/6.3, ISO 125, 1/400s, 30mm
Một trong những biện pháp phối màu được sử dụng phổ biến nhất là kết hợp bổ túc. Trong phổ màu, màu bổ túc được xác định bằng những màu đối lập nhau. Ví dụ: đỏ và xanh lá cây, tím và vàng, và như hình ảnh bên dưới, màu xanh da trời (bầu trời và mặt biển) và màu cam (con người). Sự kết hợp tạo ra sự tương phản giữa tông ấm và lạnh và thường được sử dụng để nhấn mạnh tiêu điểm hoặc tăng thêm sự háp dẫn/thu hút cho bức ảnh. Do nhu cầu chỉ cần 2 màu, sự kết hợp này là dễ nhất để tạo ra một bức ảnh linh động.
Màu Sắc Tương Đồng
Nguồn: Vincent
EOS-1D X Mark II, EF600mm f4L IS II + 1.4 x III, f/5.6, ISO 1600, 1/400s, 840mm
Không giống như những cách phối màu khác, màu sắc tương đồng có sự tương phản tinh tế nhất. Tuy nhiên, kết quả từ cách phối màu này được coi là tạo ra cảm giác mạnh mẽ về sự thanh thản. Đây là nhờ sự chuyển tiếp liền mạch giữa ba màu liền kề trong bánh xe màu theo nhận thức của mắt người. Ví dụ bên trên sử dụng màu vàng (chú chim), màu vàng-xanh lá cây (hậu cảnh) và màu xanh lá cây (lá cây). Các màu tương đồng không phải là cách phối màu dễ nhất và thường sẽ cần một chút công tác hậu kỳ để đạt được hiệu quả.
Màu Sắc Bộ Ba
Nguồn: Naveen
EOS 600D, EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS II, f/7.1, ISO 100, 1/160s, 55mm
Phối màu bổ túc bộ ba sử dụng các màu thứ 4 trên bánh xe màu. Như một thước đo, nó sẽ tạo ra tam giác đều khi các màu trở nên nổi bật nhờ một đường kết nối. Điều này cũng sẽ tạo ra sự mất cân bằng tỷ lệ màu 2:1, và như trong ví dụ trên, có hai màu ấm là vàng-cam (những bông hoa) và đỏ-tím (những nhánh cây), tương phản với một màu tông lạnh là xanh da trời (nền trời xanh). Khá giống với Quy Tắc Một Phần Ba, phối màu bổ túc bộ ba tạo ra sự hấp dẫn thị giác và cảm giác về cấu trúc thông qua sự mất cân bằng một cách bất ngờ. Trong phối màu bổ túc bộ ba, một màu chủ đạo được nhấn mạnh trong khi hai màu còn lại đóng vai trò bổ túc.
Màu Bổ Túc Xen Kẽ
Nguồn: Harshima
Digital IXUS 185, f/2.8, ISO 100, 1/400s, 62mm
Màu bổ túc xen kẽ sử dụng hai màu lần lượt và một màu bổ sung đối nghịch với màu bị bỏ qua (tham khảo sơ đồ trên). Mặc dù sự mất cân bằng tỷ lệ màu 2:1 giống với phối màu bộ ba, sự khác biệt trong bổ túc xen kẽ nằm ở việc sử dụng khoản màu gần nhau, và dường như có sự hài hòa hơn giữa các màu ấm hơn và lạnh hơn. Sự thay đổi nhỏ nhưng tạo ra độ tương phản thị giác mạnh hơn so với bổ túc bộ ba, nhưng ít kịch tính hơn so với bổ túc bình thường. Với ví dụ trên, các màu được sử dụng là đỏ, cam-vàng và xanh mòng két.
Màu Bộ Bốn
Nguồn: Michal Kokot
EOS 50D, f/4.0, ISO 400, 1/600s, 100mm
Bổ túc màu bộ bốn sử dụng bốn màu và bao gồm hai loại bổ túc tạo thành hình chữ nhật khi được vẽ bằng một đường kết nối. Các cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật luôn cách nhau một màu. Dù các màu bổ túc đều nhằm tạo ra sự kịch tính (và sự kịch tính càng tăng cao hơn khi sử dụng hai bộ màu), phối màu bổ túc bộ bốn vẫn hiệu quả. Sự tương phản mạnh mẽ thường được khuếch đại bởi sự đa dạng màu sắc trong cảnh, từ đó tạo ra một dòng chảy hài hòa, nhẹ nhàng mà không có màu nào tranh vị trí thứ nhất. Ngay cả trong sự phân bổ màu sắc khác biệt như hình ảnh trên, những tông màu lạnh hơn mang tính chủ đạo như màu xanh da trời (bầu trời) và màu xanh lá cây (cây xanh) với những tông ấm nhẹ nhàng như vàng (đất) và cam (cửa thuyền), kết quả sẽ luôn là sự cân bằng và dễ chịu.
Hiểu rõ các lý thuyết màu sắc là một trong nhiều lĩnh vực mà nhiếp ảnh gia phải học hỏi trong suốt sự nghiệp của mình. Bạn có thể tìm một bảng màu phù hợp với mình làm hướng dẫn hoặc sử dụng nó như một ưu thế để gây ấn tượng cho người xem, nhưng bạn không bao giờ nên phớt lờ sự sáng tạo của bản thân và giới hạn chỉ lựa chọn một bảng màu. Hãy khám phá, thử nghiệm và phá vỡ quy tắc!
Sau đây là một vài bài viết khác bạn có thể đọc về cách sử dụng màu trong nhiếp ảnh:
Nhiếp Ảnh Trừu Tượng: Sử Dụng Màu Sắc
5 Cách Sử Dụng Màu Cho OOTD Của Bạn
Cách Sử Dụng Các Điểm Nhấn Màu Sắc Để Thu Hút Người Xem Vào Đối Tượng Chụp?