Tại Sao Ống Kính EF85mm f/1.8 USM Lại Lý Tưởng Cho Chụp Ảnh Chân Dung
Một trong những ống kính một tiêu cự lý tưởng để chụp chân dung sẽ là EF85mm f/1.8 USM. Với độ dài tiêu cự tele tầm trung, ống kính này có thể khắc họa hiệu ứng bokeh lớn để làm nổi bật đối tượng, đồng thời tái tạo chính xác hình dạng của đối tượng. Chúng tôi khuyên dùng ống kính này đối với những ai chuyên chụp ảnh chân dung. (Người trình bày: Teppei Kohno)
EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.8 USM/ FL: 85mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/400 giây)/ ISO 500/ WB: Auto
1. Nó tái tạo chính xác hình dạng của đối tượng, và cho phép kiểm soát hậu cảnh chính xác hơn
Một lợi thế khi dùng ống kính EF85mm f/1.8 USM với máy ảnh full-frame để chụp chân dung là nó có khả năng chụp ảnh không làm méo hình dạng của khuôn mặt hay cơ thể. Ngay cả khi chụp cận cảnh, nó sẽ không làm biến dạng khuôn mặt hay làm thay đổi đường bao. Một điểm quan trọng khác là dễ kiểm saot1 hậu cảnh. Vì ống kính tele tầm trung có góc xem hẹp so với ống kính góc rộng, có thể điều chỉnh thông tin hậu cảnh và theo đó lập khung hình. Do đó, điều này giúp dễ lập bố cục ảnh mà không những vật không cần thiết không đi vào khung hình ở hậu cảnh.
Ngoài ra, dễ duy trì một khoảng cách so với đối tượng khi chụp ảnh bán thân một người với độ dài tiêu cự 85mm. Ống kính này cho phép bạn chụp đối tượng ở khoảng cách vừa phải - không quá xa, không quá gần. Điều này cho phép bạn hướng dẫn đối tượng cách tạo dáng vì đối tượng không ở xa bạn quá, nhưng không gần quá khiến cho đối tượng cảm thấy không thoải mái. Trong chụp ảnh chân dung, 85mm là một độ dài tiêu cự rất tiện.
Để chụp ở góc xem tương đương 85mm dùng máy ảnh APS-C, chúng tôi khuyên dùng ống kính một tiêu cự 50mm. Bạn sẽ có thể có được góc xem 80mm ở tương đương phim 35mm, gần với các điều kiện tương tự khi sử dụng 85mm trên máy ảnh full-frame.
Chụp hậu cảnh đơn giản mà không làm biến dạng khuôn mặt ở 85mm
Ảnh bên dưới được chụp bằng máy ảnh full-frame với ống kính EF85mm f/1.8 USM. Đường bao của khuôn mặt được tái tạo trung thực, và ảnh xuất hiện rõ nét, không bị méo. Do góc xem hẹp, dễ điều chỉnh hậu cảnh.
EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.8 USM/ FL: 85mm/ Manual exposure (f/4, 1/200 giây)/ ISO 500/ WB: Auto
Hiện tượng méo xuất hiện và việc điều chỉnh hậu cảnh trở nên khó khăn nếu bạn chụp ảnh chân dung ở 24mm
Ảnh bên dưới được chụp ở 24mm dùng máy ảnh full-frame với ống kính góc rộng (EF24-70mm f/2.8L II USM). Đường bao của khuôn mặt bị méo do quang sai của ống kính, làm cho đầu người có vẻ lớn hơn. Vì góc xem rộng, thông tin hậu cảnh không được điều chỉnh thích hợp, khắc họa một ấn tượng chung hơi rối.
Bạn có thể sử dụng hiệu quả những đặc điểm độc đáo của ống kính góc rộng trong chụp ảnh phong cảnh và đường phố. Tham khảo các bài viết sau đây để biết thêm thông tin:
Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 1: Hiệu Ứng Ảnh của Ống Kính Góc Rộng
Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 2: Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Đối Với Ống Kính Góc Rộng
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 24mm/ Manual exposure (f/4, 1/160 giây)/ ISO 500/ WB: Auto
2. Nó có thể tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh lớn và làm nổi bật đối tượng chính
Một điểm cộng khác của ống kính EF85mm f/1.8 USM là nó cho phép bạn chụp chân dung có hiệu ứng bokeh hậu cảnh lớn nhờ vào khẩu độ tối đa (số f nhỏ) của ống kính. Trong chụp ảnh chân dung, hiệu ứng bokeh hậu cảnh là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bằng cách làm nhòe lớn hậu cảnh, bạn có thể khắc họa nét mặt của đối tượng một cách hiệu quả hơn và làm giảm ấn tượng về hậu cảnh bị rối. Ngoài ra khi chụp ảnh trong nhà, trong đó có xu hướng không đủ sáng, sẽ rất hay khi có thể chụp ở số f nhỏ hơn. Vì có thể có được tốc độ cửa trập cao bằng ống kính này, nó giúp cho dễ chụp ảnh cầm tay. Bằng cách có thể chụp ở bất kỳ góc nào, nó giúp dễ chụp được những nét mặt khác nhau.
EOS 5D Mark III/ EF85mm f/1.8 USM/ FL: 85mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/1250 giây)/ ISO 500/ WB: Auto
Với ống kính EF85mm f/1.8 USM được lắp lên máy ảnh full-frame, ảnh này được chụp ở khẩu tối đa là f/1.8. Bằng cách làm nhòe lớn hậu cảnh, nét mặt của đối tượng trở nên nổi bật hơn, làm cho đối tượng trở nên hấp dẫn hơn. Có thể có tốc độ cửa trập cao nhờ vào thiết lập khẩu độ lớn.
Các ống kính một tiêu cự lý tưởng cho chụp ảnh chân dung
Ống kính EF
EF85mm f/1.8 USM
Một ống kính một tiêu cự tele tầm trung vừa nhẹ vừa nhỏ gọn, nhưng sáng ở khẩu độ tối đa và rất dễ sử dụng. Ống kính này được khuyên dùng đối với những ai sử dụng máy ảnh full-frame. Khi lắp trên máy ảnh APS-C, ống kính này cung cấp góc xem 136mm ở tương đương phim 35mm.
Ống kính EF
EF50mm f/1.8 STM
Người dùng máy ảnh APS-C có thể thử chụp chân dung với ống kính EF50mm f/1.8 STM, ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn cung cấp góc xem 80mm ở mức tương đương phim 35mm khi lắp vào máy ảnh APS-C. Những điểm mạnh của nó là hiệu ứng bokeh lớn và AF nhanh.
Người dùng EOS M-series: Sử dụng ống kính EF50mm f/1.8 STM có ngàm chuyển
Nếu bạn chụp chân dung trên máy ảnh EOS M-series, chúng tôi khuyên dùng ống kính EF50mm f/1.8 STM, ống kính này sáng ở khẩu độ tối đa. Khi lắp ống kính này lên máy ảnh EOS M-series dùng ngàm chuyển EF-EOS M, bạn có thể có được góc xem 80mm ở tương đương phim 35mm. Có thể chụp không bị hạn chế gì ở AF và AE.
Để biết thêm thủ thuật chụp chân dung, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
Chụp Ảnh Chân Dung: 3 Thiết Lập Khẩu Độ Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Ưa Dùng
2 Thủ Thuật Đơn Giản Để Chụp Chân Dung Trẻ Em Trong Nhà Đẹp, Không Nhòe
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Sinh năm 1976 ở Tokyo, Kohno tốt nghiệp với bằng Công Tác Xã Hội, Khoa Xã Hội Học, Đại Học Meiji Gakuin, và học việc với nhiếp ảnh gia Masato Terauchi. Ông đóng góp cho số đầu tiên của tạp chí nhiếp ảnh PHaT PHOTO và trở thành nhiếp ảnh gia độc lập sau đó, vào năm 2003. Là tác giả của nhiều cuốn sách, Kohno không chỉ chụp mọi dạng ảnh thương mại, mà còn viết rất nhiều cho các tạp chí máy ảnh và các tạp chí khác.