Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Tìm Hiểu Ống Kính Góc Rộng Phần 1: Các Hiệu Ứng Ảnh của Ống Kính Góc Rộng

2019-04-17
15
20.2 k
Trong bài viết này:

Ống kính góc cực rộng rất hiệu quả để chụp đại cảnh, nội thất và bất kỳ ảnh nào khác trong đó bạn cần có góc xem rộng. Tuy nhiên, chúng cũng có xu hướng khuếch đại khoảng cách, có nghĩa là những vật hoặc các bộ phận của vật thể có thể trông xa hơn thực tế. Khả năng phóng đại phối cảnh này có thể là một công cụ sáng tạo khá hữu ích, nhưng cũng có thể khó thành thạo. Hãy tìm hiểu thêm về nó trong loại 2 bài viết này. (Biên tập bởi studio9)

Hiệu ứng tỏa sáng dạng sao trong luống hoa

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/13/ 1/80 giây/ ISO 640

 

Tóm tắt: Ống kính góc rộng là gì?

Ống kính góc rộng thường có độ dài tiêu cự tương đương full-frame (phim 35mm) nằm trong khoảng 35mm trở xuống. (24mm trở xuống trên máy ảnh có cảm biến APS-C)

Ống kính góc cực rộng thường là các ống kính góc rộng có độ dài tiêu cự tương đương full-frame là 24mm trở xuống (16mm trở xuống trên máy ảnh có cảm biến APS-C)

Những lợi ích của ống kính góc rộng mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở đây trở nên càng rõ khi độ dài tiêu cự càng ngắn, đó là lý do tại sao chúng có hiệu quả nhất trên các ống kính góc cực rộng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể trải nghiệm chúng dùng đầu góc rộng của một ống kính zoom tiêu chuẩn (thường là tương đương 24mm hoặc 28mm).

 

Đặc điểm chính 1: Góc xem rộng

Vì chúng có góc xem rộng, ống kính góc rộng chụp được một phần lớn của cảnh, đây là lý do tại sao các nhiếp ảnh gia phong cảnh lại thích chúng. (Xem: Các Ống Kính Tốt Nhất Của Canon Để Chụp Ảnh Phong Cảnh)

Tuy nhiên, đặc điểm này cũng có nghĩa là các vật thể bạn không muốn chụp cũng có thể được đưa vào khung hình, làm cho khó kiểm soát những gì có trong bố cục của bạn.


Đặc điểm chính 2: Góp phần phóng đại phối cảnh

Ở những ảnh chụp bằng ống kính góc rộng, phối cảnh có vẻ bị phóng đại: Những vật ở gần có thể trông lớn hơn nhiều (và do đó gần hơn) so với thực tế, và những vật ở xa trông nhỏ hơn và xa hơn nữa.

Hiệu ứng này cũng khuếch đại khoảng cách giữa các vật thể, có nghĩa là các vật thể trông cách nhau xa hơn. Độ dài tiêu cự càng ngắn, hiệu ứng phóng đại phối cảnh càng mạnh.

Hiệu ứng phóng đại phối cảnh là lý do tại sao các ống kính góc rộng không phải là lý tưởng để chụp chân dung hoặc bất kỳ đối tượng nào khác trong đó điều quan trọng là hình dạng của đối tượng được chụp lại một cách trung thực. Nhưng hiệu ứng này có các tác dụng của nó, và chúng tôi mong rằng bài viết này giúp bạn kiểm soát nó hiệu quả hơn.

 

*Đọc thêm: Độ dài tiêu cự, hiệu ứng nén ống kính và méo phối cảnh
Trong những năm gần đây, đã có nhiều thảo luận về việc liệu ống kính có thực sự gây ra hiện tượng méo phối cảnh hay không, hay nó là ảo giác tạo ra bởi khoảng cách chụp.
Đọc thêm về chủ đề này ở đây: Cách Hoạt Động của Hiệu Ứng Nén Của Ống Kính và Méo Phối Cảnh (Phiên bản tiếng Anh)

 

Khái niệm #1: Phối cảnh làm cho các đường thẳng hội tụ về phía nhau

Các quy tắc phối cảnh quy định như sau:
Vật thể ở càng xa, thì nó trông càng nhỏ. 
Vật thể ở càng gần, thì nó trông càng lớn.

Bạn có từng nghĩ đến tác động của nó đối với các đường thẳng không?

Hãy xem ảnh sau đây, chụp một hành lang đơn giản, bằng ống kính góc cực rộng ở 16mm. Bạn nhận thấy gì về các đường thẳng tạo bởi sàn nhà?

Ảnh chụp hành lang bằng góc rộng

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/4,5/ 1/20 giây/ ISO 1600

Trong đời thực, những đường thẳng ở cả hai bên hành lang chạy song song nhau. Nhưng trong ảnh, các đường thẳng chụm vào nhau (hội tụ) theo cách làm cho chỗ cuối hành lang có vẻ như biến mất vào giữa. Điểm nơi các đường thẳng cuối cùng gặp nhau và "biến mất" được gọi là “điểm ảo”.

"Hiệu ứng hội tụ" này không chỉ có ở ống kính góc rộng. Bạn cũng có thể nhìn thấy nó trong những tấm ảnh được chụp bằng các loại ống kính khác. Tuy nhiên, độ dài tiêu cự càng ngắn, hiệu ứng càng mạnh, và điểm ảo sẽ xuất hiện càng gần.

 

Các đường thẳng hội tụ về phía đỉnh

Các đường hội tụ dọc

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở đáy ảnh.

 

Tòa tháp hiển thị các đường thẳng hội tụ

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ f/8/ 1/800 giây/ ISO 200

Các đường thẳng của tòa tháp thuôn dần về phía đỉnh vì đáy của tòa tháp ở gần máy ảnh hơn (có vẻ lớn hơn), trong khi đỉnh của nó nằm xa hơn (có vẻ nhỏ hơn). Nó là một điểm mà nhiều người không suy nghĩ nhiều khi họ nhìn qua khung ngắm, nhưng đó là phối cảnh trên thực tế!

 

Các đường thẳng hội tụ từ một bên/các góc

Các đường thẳng hội tụ từ một bên

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở phía bên trái của ảnh.

 

Các đường thẳng hội tụ từ góc ảnh

Khi đối tượng xuất hiện gần chúng ta nhất ở góc ảnh.

 

Ảnh chụp chiếc xe lửa cho thấy các đường thẳng hội tụ từ góc

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5,6/ 1/320 giây/ ISO 3200

A: Góc trên và dưới của ảnh (hoặc đầu gần)

Chiếc xe lửa trong ảnh bên trên ở gần chúng ta hơn về bên trái cảnh, do đó các đường thẳng hội tụ về bên phải.

 

Cách áp dụng hiệu ứng này
Nó liên quan nhiều đến việc xử lý các khoảng cách theo cảm nhận: Khoảng cách của đối tượng (hoặc một phần nhất định của nó) theo cảm nhận của bạn so với phần còn lại của ảnh. Nghiêng máy ảnh, thay đổi góc máy, hoặc điều chỉnh vị trí của đối tượng cho khác. Quan sát điều này làm thay đổi gradient của các đường thẳng, vị trí của điểm ảo và ấn tượng của ảnh cuối cùng như thế nào.

 

Khái niệm #2: Hiệu ứng phối cảnh ít rõ hơn ở các vật thể nằm ở giữa khung hình

Sau đây là một điểm hiếm khi được nhận thấy: Khi sử dụng ống kính góc rộng, những vật ở rìa ảnh có vẻ lớn hơn do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, trong khi những vật ở giữa bị ảnh hưởng ít hơn.
Điều này là vì các vật ở rìa ảnh hội tụ nhiều hơn, trong khi các vật ở giữa hội tụ ít hơn.

 

Các vật ở rìa hội tụ nhiều hơn

Các vật ở rìa hội tụ nhiều hơn.

 

Các vật ở giữa hội tụ ít hơn

Các vật ở giữa hội tụ ít hơn.

 

Sau đây là 2 ví dụ minh họa.

Ví dụ 1:

Cảnh đường phố Manhattan (từ dưới lên)

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/16/ 1/125 giây/ ISO 500

Tôi chụp ảnh này khi đứng giữa các tòa nhà ở Manhattan. Vì tôi đứng khá gần các đối tượng và ngước lên, có hiệu ứng phối cảnh mạnh cho biết ngay là góc rộng: Các tòa nhà có vẻ nghiêng về phía nhau ở giữa phía trên đỉnh. Nhưng ngay cả khi đó, tòa nhà ở giữa tỏ ra thuôn lại tương đối ít hơn.

 

Ví dụ 2:

Đường chân trời Manhattan

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L USM/ f/5,6/ 1/500 giây/ ISO 250

Ảnh này cũng là Manhattan, và được chụp bằng cùng một ống kính, lần này chụp từ xa trên mặt nước.
Vì các tòa nhà được đặt gần tâm ảnh, hiệu ứng phóng đại phối cảnh ở chúng không mạnh bằng như trong ảnh trước đó. Tuy nhiên, hãy để ý các tòa nhà ở hai bên có vẻ như hơi nghiêng về giữa, trong khi các tòa nhà ở giữa có vẻ đứng thẳng hơn. Cũng có hiệu ứng phối cảnh mạnh ở biển và bầu trời, cả hai kéo dài ra tận rìa khung hình.

Cách áp dụng
Để tránh làm cho các vật thể có vẻ bị méo do hiệu ứng phóng đại phối cảnh, hãy đặt chúng ở giữa khung hình. 
Để nhấn mạnh hiệu ứng phóng đại phối cảnh, hãy đặt đối tượng gần rìa ảnh.

Để chụp các tòa nhà cao tầng không bị méo phối cảnh, bạn sẽ cần phải sử dụng ống kính tilt-shift. Tìm hiểu cách hoạt động của chúng ở đây:
Bạn Không Biết Gì Về Chức Năng Shift trên Ống Kính Tilt-Shift


Nhấp vào đây để đến Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 2: Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Đối Với Ống Kính Góc Rộng

 

Các ống kính được khuyên dùng
Ống kính tôi thường sử dụng là EF16-35mm f/2.8L II USM. Tôi thực sự thích ống kính này vì có hiệu ứng tỏa sáng dạng sao đẹp mà tôi có thể tạo ra với mặt trời hoặc đèn đường khi tôi khép khẩu. Khẩu độ lớn có nghĩa là nó cũng có thể được sử dụng để chụp sao.

Nếu bạn sử dụng máy ảnh APS-C, tôi khuyên dùng ống kính EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM, hiện nay là ống kính EF-S có góc xem rộng nhất. Hệ số crop 1,6x APS-C có nghĩa là đầu góc rộng của nó là 10mm, bạn cũng có thể có được góc xem tương đương phim 35mm là 16mm.

 

EF16-35mm f/2.8L II USM đã được cập nhật! Tìm hiểu thêm về ống kính EF16-35mm f/2.8 III STM và nó có thể làm gì trong các bài viết khác sau đây:

Ra Mắt Ống Kính Zoom Góc Cực Rộng EF16-35mm f/2.8L III USM: Được phủ cả SWC & ASC
EF16-35mm f/2.8L III USM: Độ Phân Giải Hình Ảnh Ngoài Biên Được Cải Thiện Rất Nhiề
Cách Chụp Của Tôi: Thêm Ấn Tượng Cho Cảnh Rừng Rộng Lớn

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

 

Giới thiệu về tác giả

studio9

Một trang web nhiếp ảnh được thành lập tại Nhật Bản vào năm 2011. Với khẩu hiệu "Đưa nhiếp ảnh đến gần bạn hơn", trang web này cung cấp nội dung hữu ích cho tất cả những ai thích nhiếp ảnh. Ngoài nội dung web, studio9 còn tổ chức các hội thảo.

http://photo-studio9.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi