Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #5: Phối cảnh
Phối cảnh là một hiện tượng làm cho những vật thể ở gần trông lớn hơn, và những vật ở xa trông nhỏ hơn. Đó là một trong những khái niệm trọng tâm của nhiếp ảnh, và việc nắm vững và khuếch đại nó có thể làm cho ảnh của bạn có ấn tượng mạnh hơn. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu 3 yếu tố ảnh hưởng đến phối cảnh. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
3 yếu tố ảnh hưởng đến phối cảnh
3 yếu tố để có được một hiệu ứng phối cảnh hơn
1. Sử dụng một ống kính với độ dài tiêu cự ngắn hơn
2. Di chuyển càng gần càng tốt để các đối tượng
3. Chụp từ một độ dốc của đường chéo góc
Phối cảnh là hiện tượng hình ảnh trong đó vật thể gần chúng ta hơn có vẻ lớn hơn, và vật thể ở xa chúng ta hơn có vẻ nhỏ hơn. Trong nhiếp ảnh, nó bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: Độ dài tiêu cự, Khoảng cách chụp, và góc chụp.
1. Độ dài tiêu cự: Độ dài tiêu cự bạn sử dụng càng ngắn, hiệu ứng phối cảnh càng mạnh. Ngược lại, độ dài tiêu cự càng dài, hiệu ứng phối cảnh càng yếu.
2. Khoảng cách từ đối tượng (khoảng cách chụp hay "khoảng cách lấy nét"): Máy ảnh càng gần đối tượng, hiệu ứng phối cảnh càng mạnh. Máy ảnh càng xa đối tượng, hiệu ứng phối cảnh càng yếu.
3. Góc chụp: Máy ảnh của bạn nằm càng song song với đối tượng (góc chụp càng hẹp), hiệu ứng phối cảnh càng yếu. Ngược lại, nếu bạn căn máy ảnh ở góc càng vuông góc với đối tượng, bạn sẽ có hiệu ứng phối cảnh càng mạnh.
Nói tóm lại, cách dễ nhất để có hiệu ứng phối cảnh mạnh nhất có thể là sử dụng một ống kính góc rộng, hãy đến gần đối tượng nhất có thể, và chụp từ một góc chéo, gần vuông góc. Hiệu ứng phóng đại phối cảnh chỉ có ở ống kính góc rộng có thể giúp tạo ra những tấm ảnh ấn tượng với cảm giác độ sâu, nổi khối và cảm giác không gian mạnh. Đây là một hiệu ứng hay để sử dụng với nét sâu.
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn 3 yếu tố ảnh hưởng đến phối cảnh.
Độ dài tiêu cự
Những ảnh bên dưới được chụp từ cùng vị trí, nhưng với độ dài tiêu cự khác nhau trên cùng một ống kính zoom tiêu chuẩn. Ở độ dài tiêu cự ngắn hơn (24mm), hiệu ứng phối cảnh khá rõ nét: Các yếu tố trong ảnh gần người xem hơn có vẻ lớn hơn, và các yếu tố ở xa hơn có vẻ nhỏ hơn. Đồng thời, ở độ dài tiêu cự dài hơn (ví dụ 70mm), hiệu ứng phối cảnh không rõ bằng.
Độ dài tiêu cự ngắn hơn (24mm)
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/30 giây, EV+0,7)/ ISO 1250/ WB: Auto
Độ dài tiêu cự dài hơn (70mm)
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/80 giây, EV+0,7)/ ISO 3200/ WB: Auto
Khoảng cách từ đối tượng
Các ví dụ bên dưới được chụp dùng cùng một độ dài tiêu cự (50mm), nhưng từ khoảng cách khác nhau so với đối tượng. Trong các ví dụ bên dưới, hãy lưu ý phần tòa nhà gần chúng ta hơn có vẻ lớn hơn theo tỉ lệ như thế nào so với khi chúng ta di chuyển ra xa đối tượng hơn (ví dụ 3m). Điều này là dễ nhận thấy khi chúng ta nhìn vào các đường thẳng bên trên và bên dưới biển hiệu trong mỗi ảnh. Chúng tạo thành một hình tam giác với cạnh bên phải của ảnh làm cạnh đáy. Trong ví dụ 2m, hình tam giác này có đáy lớn hơn, so với ví dụ 3m trong đó các đường thẳng hội lại với nhau ở một góc thoải hơn và tạo thành hình tam giác thuôn hơn với đáy hẹp hơn. Điều này cho thấy rằng máy ảnh càng gần đối tượng, hiệu ứng phối cảnh càng mạnh.
Gần hơn (2m)
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/200 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Manual
Xa hơn (3m)
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/200 giây, EV+0,3)/ ISO 100/ WB: Manual
Góc chụp
Các ví dụ bên dưới được chụp với cùng một độ dài tiêu cự (50mm), nhưng từ góc chụp khác nhau. Chụp từ một góc chéo (ví dụ 45°) tạo ra hiệu ứng phối cảnh ở những cánh cửa sổ, làm méo hình chữ nhật. Trong khi đó, chụp từ một góc tương đối dẹt (ví dụ trực diện) dẫn đến không có hiệu ứng phối cảnh—những chiếc cửa sổ hình chữ nhật được tái tạo chính xác như hình chữ nhật.
Chéo (45°)
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/320 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Auto
Dẹt (máy ảnh và mặt phẳng hình ảnh căn thẳng với nhau)
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/250 giây, EV+0,7)/ ISO 100/ WB: Auto
Những điểm quan trọng cần lưu ý khi nhấn mạnh phối cảnh
1. Hãy thật để ý những đường thẳng khi bạn lập bố cục
EOS 6D/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 17mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/160 giây, EV+1)/ ISO 100/ WB: Daylight
Kết hợp các đường chéo và ngang
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 24mm/ Program AE (f/8, 1/250 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight
Sử dụng các đường dẫn để tạo độ sâu
Khi bạn sử dụng một ống kính góc rộng để tạo ra ảnh có sử dụng phối cảnh, hãy thật để ý các đường thẳng trong ảnh của bạn. Chụp từ một góc táo bạo sao cho các đường thẳng trong tòa nhà, con đường, lối đi, sông suối và các yếu tố khác có vẻ nằm chéo nhiều hơn có thể nâng cao hiệu ứng phối cảnh. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để mang lại độ sâu cho ảnh, hoặc thu hút sự chú ý của người xem đối với một điểm cụ thể.
2. Hãy khám phá vị trí máy và góc chụp
EOS 6D/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/200 giây, EV-0,3)/ ISO 100/ WB: Daylight
Vị trí thấp
EOS 6D/ EF17-40mm f/4L USM/ FL: 25mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/80 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight
Góc cao
Không dễ có được hiệu ứng phối cảnh nếu bạn chụp ở tầm mắt. Thay vào đó, hãy thử chụp từ một vị trí thấp hoặc góc cao. Ngay cả việc chỉ cần nghiêng máy ảnh lên hoặc xuống một chút cũng có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể.
Hãy tham khảo:
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #14: Vị Trí và Góc
Hiệu ứng phối cảnh có thể giúp bạn có được những tấm ảnh như thế này!
EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/30 giây, EV+0,3)/ ISO 500/ WB: Daylight
Đến gần đối tượng và chụp với góc rộng, từ một góc thấp
Chiếc ghế trong phòng đợi này có màu xanh lá đẹp. Tôi đến gần nó và chụp với một góc thấp và độ dài tiêu cự góc rộng. Phần chiếc ghế gần người xem hơn có vẻ lớn, nhưng hẹp hơn khi vào sâu trong ảnh. Điều này cho thấy độ sâu của căn phòng.
Để biết thêm thủ thuật về cách phóng đại phối cảnh, hãy tham khảo bài viết:
Khám Phá Ống Kính Góc Rộng Phần 2: Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục đối với Ống Kính Góc Rộng
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sau khi tốt nghiệp trường Junior College Đại Học Bách Khoa Tokyo, Suzuki gia nhập một công ty sản xuất quảng cáo. Cô cũng đã làm trợ lý cho các nhiếp ảnh gia gồm có Kirito Yanase, và chuyên lĩnh vực chụp ảnh thương mại về sản phẩm quần áo và mỹ phẩm. Hiện nay cô là nhiếp ảnh gia studio cho một hãng sản xuất quần áo.