Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn Giới thiệu về các khái niệm và kỹ thuật ống kính- Part10

Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #9: Ống Kính Khẩu Độ Lớn

2024-09-13
9
6.92 k

Ống kính khẩu độ lớn là ống kính có số f tối đa thấp, chẳng hạn như f/1.2 hoặc f/1.8. Chúng thích hợp để chụp trong điều kiện thiếu sáng, và có thể tạo ra hiệu ứng làm nhòe hậu cảnh (bokeh) mờ mịn. Đọc tiếp để tìm hiểu thêm về chúng—chúng tôi cũng chia sẻ một số khuyến cáo!

EOS R + RF85mm f/1.2L IS USM ở 85mm, f/1.2, 1/40 giây, ISO 100

Trong bài viết này:

Đặc điểm của ống kính khẩu độ lớn

Đặc điểm của ống kính khẩu độ lớn

- Hiệu ứng lấy nét nông đẹp mắt (bokeh hậu cảnh).
- Bạn có thể sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn trong điều kiện thiếu sáng.
- Hiệu suất lấy nét tự động tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng.
- Khi chụp ở hoặc gần khẩu độ tối đa, bạn sẽ cần phải nỗ lực hơn để đảm bảo mọi thứ đều được đúng nét do chiều sâu trường ảnh nhỏ hơn.

Ống kính khẩu độ lớn là gì?

Ống kính khẩu độ lớn là gì?

- Ống kính có số f nhỏ (f/2.8 hoặc nhỏ hơn).
- Còn được gọi là ống kính “nhanh” hoặc “sáng”.

“Khẩu độ” ở đây đề cập đến màng chắn khẩu độ: lỗ mở trên ống kính cho phép ánh sáng đi vào.  “Ống kính khẩu độ lớn” là ống kính có khẩu độ tối đa rộng/lớn. Nói cách khác, tên ống kính có số f nhỏ: f/2.8 hoặc thấp hơn.


Tại sao ống kính khẩu độ lớn còn được gọi là ống kính “sáng” hoặc “nhanh”?

Bạn có thể đã nghe mọi người mô tả ống kính là “sáng” hoặc “nhanh”. Đây là những tên gọi khác của ống kính khẩu độ lớn. Lý do tại sao quay trở lại khái niệm phơi sáng và tam giác phơi sáng.

Ống kính khẩu độ lớn “sáng” vì khẩu độ rộng hơn cho phép nhiều ánh sáng đi qua ống kính hơn. Ở cùng tốc độ màn trập và thiết lập độ nhạy sáng ISO, thiết lập khẩu độ rộng hơn (thiết lập f-stop nhỏ hơn) sẽ tạo ra hình ảnh sáng hơn.

Ống kính khẩu độ lớn cũng “nhanh” vì với nhiều ánh sáng hơn đi vào ống kính (và đến cảm biến hình ảnh), bạn có thể đạt được độ sáng hình ảnh tương tự với tốc độ màn trập nhanh hơn. Điều này giúp dễ dàng đóng băng chuyển động nhanh ở điều kiện ánh sáng yếu. Nó cũng ngăn ngừa hiện tượng rung máy khi chụp cầm tay, nhất là khi sử dụng ống kính tele khiến hiện tượng nhòe trở nên rõ rệt hơn.

EOS R3/ RF135mm f/1.8L IS USM/ Manual exposure (f/1.8, 1/1600 giây, ISO 3200)

Ống kính khẩu độ lớn giúp bạn có thể đóng băng những khoảnh khắc thoáng qua ngay cả ở những nơi tối.

Nắm thông tin này: Hiệu suất lấy nét tự động trên ống kính khẩu độ lớn sẽ tốt hơn

Đây là một điểm mạnh khác của ống kính khẩu độ lớn mà nhiều người không biết: chúng giúp cải thiện hiệu suất lấy nét tự động trong điều kiện thiếu sáng, ít nhất là trên máy ảnh Canon! Đó là vì máy ảnh thường tìm cách lấy nét đối tượng ở khẩu độ tối đa (đo sáng toàn khẩu độ). Nhiều ánh sáng hơn đi đến cảm biến có nghĩa là nhiều thông tin hữu ích hơn cho hệ thống Dual Pixel CMOS AF.

Xem thêm:
Những Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính #2: Một Ống Kính Nhanh Thực Sự Có Thể Giúp Dễ Nhìn Qua Khung Ngắm Hơn Không?
Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Giới Hạn AF Thiếu Sáng Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Ảnh Của Tôi?


Ống kính khẩu độ lớn tạo ra hiệu ứng bokeh (nhòe mất nét) tốt hơn

EPS R6/ RF85mm f/2 Macro IS STM/ Aperture-priority AE (f/2, 1/250 giây, EV +1)/ ISO 400

Khẩu độ tối đa càng lớn thì càng dễ có được hiệu ứng nhòe hậu cảnh mờ mịn (hiệu ứng bokeh hậu cảnh) làm cho đối tượng của bạn nổi bật.

Tuy nhiên, ở các thiết lập số f-stop nhỏ, có thể khó lấy nét chính xácchiều sâu trường ảnh nông. Bạn có thể cần phải phóng to màn hình để nhìn rõ hơn và/hoặc sử dụng chế độ lấy nét thủ công. (Xem thêm: Focus Guide & MF Peaking: Giúp Cho Lấy Lét Thủ Công Được Dễ Dàng Hơn)

Ví dụ về các ống kính khẩu độ lớn của Canon

Ví dụ về các ống kính khẩu độ lớn của Canon

Như bạn có thể thấy, ống kính khẩu độ lớn mở rộng các khả năng trong nhiều tình huống khác nhau. Đó là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia và nhà làm phim chọn chúng thay vì các lựa chọn khác! Chúng rất hữu ích bất kể bạn chụp gì, nhưng những thể loại này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn:

- Chụp ảnh đường phố: Ánh sáng yếu và những khoảnh khắc
- Chụp ảnh chân dung và sản phẩm: Bokeh hậu cảnh

Các ống kính có khẩu độ tối đa lớn nhất thường là ống kính một tiêu cự vì chúng dễ thiết kế hơn. Sau đây là những độ dài tiêu cự mà chúng tôi khuyên dùng cho từng thể loại. Hãy nhớ tính đến hệ số crop 1,6x nếu bạn đang sử dụng máy ảnh APS-C như EOS R10 hoặc EOS R50!


Các ống kính một tiêu cự được đề xuất cho chụp ảnh đường phố

Những ống kính một tiêu cự nhỏ gọn, nhẹ này với các độ dài tiêu cự kinh điển để chụp ảnh đường phố sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc bất ngờ ngay cả khi chụp vào ban đêm! Những ống kính có chữ “Macro” trong tên ống kính cũng thích hợp để chụp cận cảnh.

Từ trái sang:
- RF16mm f/2.8 STM (ống kính nhanh, hiệu quả, tương đương 25,5mm trên máy ảnh APS-C)
- RF28mm f/2.8 STM 
- RF24mm f/1.8 Macro IS STM
- RF35mm f/1.8 Macro IS STM
- RF35mm f/1.4L VCM
- RF50mm f/1.8 STM (“Ống Kính 50 Tiện Lợi”)


Các ống kính một tiêu cự được đề xuất cho chụp ảnh chân dung

Đối với ảnh chân dung và sản phẩm, bạn thường muốn có nhiều hiệu ứng bokeh hậu cảnh hơn để làm nổi bật đối tượng hơn.  Sử dụng một độ dài tiêu cự dài hơn để làm nhòe mạnh hơn. (Xem: Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #3: Tạo Ra Hiệu Ứng Bokeh). Đối với hầu hết các mục đích, ống kính góc cực rộng là không lý tưởng vì hiệu ứng biến dạng phối cảnh, mặc dù chúng có thể được sử dụng vì các lý do sáng tạo.


Hàng sau (từ trái sang)
- RF35mm f/1.4L VCM
- RF50mm f/1.2L USM
- RF85mm f/1.2L USM
- RF135mm f/1.8L IS USM

Hàng trước (từ trái sang)
- RF35mm f/1.8 Macro IS STM
- RF50mm f/1.8 STM
- RF85mm f/2 Macro IS STM

Các ống kính có vòng màu đỏ là ống kính chuyên nghiệp: chúng có thiết kế chống bụi và chống ẩm và chất lượng quang học tốt hơn.

Thủ thuật chuyên nghiệp:  Độ dài tiêu cự dài hơn, hậu cảnh nhòe hơn

Độ dài tiêu cự dài hơn sẽ làm nhòe hậu cảnh nhiều hơn, do đó để có hiệu ứng bokeh tốt nhất có thể, hãy thử một ống kính tele tầm trung như RF85mm f/1.2L USM và RF135mm f/1.8L IS USM, đặc biệt là khi bạn có nhiều không gian hơn để làm việc.

Ống kính góc rộng vốn có chiều sâu trường ảnh lớn hơn, do đó hậu cảnh sẽ không bị nhòe so với ống kính dài hơn ở cùng khẩu độ. Nếu bạn muốn có hậu cảnh nhòe đẹp trong khi chụp ở góc rộng hơn, hãy chọn ống kính có khẩu độ lớn nhất có thể.


Các ống kính zoom khẩu độ lớn được khuyên dùng

Đôi khi, ống kính zoom lại tiện lợi hơn. Đây là một số ống kính zoom khẩu độ lớn phổ biến nhất của Canon. Không giống như hầu hết các ống kính theo bộ, tất cả chúng đều là ống kính zoom có khẩu độ không đổi do đó khẩu độ tối đa vẫn ở f/2.8 ngay cả khi bạn phóng to.

 Từ trái sang:
- RF24-105mm f/2.8L IS USM Z
- RF24-70mm f/2.8L IS USM
- RF28-70mm f/2L USM
- RF15-35mm f/2.8L IS USM
- RF70-200mm f/2.8L IS USM

Nắm thông tin này: Bộ ba ống kính thần thánh

“Bộ ba ống kính thần thánh” nói đến một bộ ba ống kính zoom góc rộng, tiêu chuẩn, và tele chuyên nghiệp, nhanh. Nếu bạn muốn có khả năng linh hoạt tối đa với ít ống kính hơn, hãy sở hữu chúng. Bạn có thể làm được nhiều việc với khẩu độ tối đa rộng và dải tiêu cự kết hợp của chúng.

Bộ ba ống kính thần thánh truyền thống bao gồm 15-35mm (góc rộng), 24-70mm (tiêu chuẩn), và 70-200mm (tele). Tuy nhiên, Canon có thêm hai lựa chọn ống kính zoom tiêu chuẩn nhanh hơn: RF28-70mm f/2L USM và RF24-105mm f/2.8L IS USM Z. Hãy chọn ống kính phù hợp nhất với nhu cầu của bạn!

Các kỹ thuật tận dụng tối đa ống kính khẩu độ lớn của bạn

Kỹ thuật sử dụng ống kính khẩu độ lớn: Tạo vòng tròn bokeh đẹp mắt

Khẩu độ tối đa của ống kính ảnh hưởng đến kích thước của các vòng tròn bokeh bạn có thể tạo ra khi có những nguồn sáng điểm nhỏ hoặc ánh sáng phản chiếu phía sau đối tượng chính của bạn. Số f nhỏ hơn (thiết lập khẩu độ rộng hơn) sẽ mang lại cho bạn vòng tròn bokeh lớn hơn.


f/2

EOS R6 Mark II/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Flexible-priority AE (f/2, 1/800 giây, EV +0,3)/ ISO 200/ WB: Auto


f/5.6

EOS R6 Mark II/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Flexible-priority AE (f/5.6, 1/800  giây, EV +0,3)/ ISO 1600/ WB: Auto

Ống kính khẩu độ lớn hoạt động hiệu quả nhất ở các cảnh này!

Ống kính khẩu độ lớn hoạt động hiệu quả nhất ở các cảnh này!

Khi bạn muốn cô lập một đối tượng chính

EOS R5/ RF35mm f/1.4L VCM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/1.4, 1/50 giây, ISO 100)

Làm cho đối tượng chính của bạn nổi bật hơn trong một cảnh rối rắm bằng cách sử dụng một ống kính khẩu độ lớn để làm nhòe các vật thể khác ở hậu cảnh và tiền cảnh.  Bạn có thể thấy mình sử dụng kỹ thuật này rất thường xuyên khi chụp ảnh thức ăn, những đồ vật xung quanh, hoặc thậm chí là chân dung!

Thủ thuật chuyên nghiệp: Bạn không thoải mái với chế độ phơi sáng thủ công? Sử dụng chế độ Av

Chế độ Aperture-Priority AE (Av) là một chế độ phơi sáng bán tự động. Bạn có thể tự do lựa chọn số f-stop; máy ảnh sẽ chọn tốc độ màn trập và độ nhạy sáng ISO tốt nhất để cảnh được phơi sáng chính xác.


Khi bạn muốn có những tấm ảnh cầm tay sắc nét hơn hoặc đóng băng chuyển động vào ban đêm

f/5, 1/5 giây, ISO 3200: Nhòe chuyển động


f/1.8, 1/30 giây, ISO 3200: Ảnh sắc nét hơn

Ống kính khẩu độ lớn cho phép chúng ta đạt được độ phơi sáng tương tự với tốc độ màn trập nhanh hơn, giúp có thể đóng băng con thuyền đang di chuyển và có được một tấm ảnh sắc nét.

các bài viết liên quan

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi