Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn Các nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh- Part

Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #19: Chiều Sâu Trường Ảnh

2024-03-19
1
2.18 k

Tìm hiểu thêm về khái niệm quan trọng này, nó có thể hỗ trợ lập bố cục và kể chuyện trong cả chụp ảnh và quay phim.

Trong bài viết này:

1. Chiều sâu trường ảnh là gì?

Chiều sâu trường ảnh: Đề cập đến mức đúng nét có thể chấp nhận được của một cảnh

Chiều sâu trường ảnh (DOF) mô tả khoảng cách giữa các điểm gần nhất và xa nhất tính từ máy ảnh có vẻ nằm trong vùng đúng nét ở mức chấp nhận được (“vùng đúng nét”).

Bạn có thể nghĩ nó giống như ống kính của bạn chiếu một cái hộp thủy tinh khổng lồ song song với nó. Hộp thủy tinh thay đổi vị trí tùy vào vị trí bạn đặt tiêu điểm, nhưng nó luôn song song với ống kính. Các vật thể bên trong hộp thủy tinh này có vẻ sắc nét và đúng nét, trong khi những vật thể bên ngoài nó có vẻ mờ hơn khi chúng càng ở xa cái hộp hơn.

Kích thước (chiều sâu) của chiều sâu trường ảnh có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng:

1. Khẩu độ
2. Độ dài tiêu cự
3. Kích thước của cảm biến hình ảnh
4. Khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng

Thay đổi các yếu tố 2-4 cũng sẽ thay đổi khung hình và phối cảnh, ảnh hưởng đến bố cục. Để biết thêm chi tiết và ví dụ, hãy tiếp tục cuộn xuống.


Tiêu điểm nông
Nếu cái hộp thủy tinh mỏng, chúng ta nói chiều sâu trường ảnh là “nông” hoặc “hẹp”.  Chỉ một phần nhỏ của cảnh là đúng nét trong khi mọi thứ khác ở phía trước và phía sau đều bị nhòe (biến thành hiệu ứng bokeh). Đây còn được gọi là ảnh chụp lấy nét nông.

Tiêu điểm sâu
Nếu cái hộp thủy tinh dày đến mức hầu hết cảnh đều nằm trong tiêu điểm chấp nhận được từ trước ra sau, chúng ta nói rằng chiều sâu trường ảnh là “lớn” hoặc “sâu”. Đây được gọi là ảnh chụp ảnh lấy nét sâu.

Các chủ đề liên quan:
Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ
Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #3: Tạo Ra Hiệu Ứng Bokeh

2. 5 quy tắc kiểm soát chiều sâu trường ảnh

5 quy tắc kiểm soát chiều sâu trường ảnh

1. Khẩu độ càng lớn (số f càng nhỏ), thì chiều sâu trường ảnh càng nông

f/1.8

f/8

Ở f/1.8, chỉ một số que màu xanh lá và màu đỏ là đúng nét. Mọi thứ khác đều bị nhòe. Khi chúng ta tăng chiều sâu trường ảnh bằng cách sử dụng một số f cao hơn, sẽ có phần cảnh nhiều hơn đúng nét.


Cân nhắc: Chiều sâu trường ảnh khi chụp các đối tượng chuyển động

Khi chụp các đối tượng chuyển động, hãy cân nhắc sử dụng một chiều sâu trường ảnh lớn hơn sao cho đối tượng có nhiều khả năng nằm trong vùng đúng nét hơn ngay cả khi đối tượng di chuyển xung quanh. Cách dễ nhất để thực hiện việc đó mà không thay đổi bố cục là khép khẩu (sử dụng một số f lớn hơn).

Nếu bạn muốn sử dụng chiều sâu trường ảnh nông, tính năng theo dõi AF dựa trên công nghệ học sâu đáng tin cậy của Canon sẽ giúp đối tượng được đúng nét. Sau đây là 5 Thủ Thuật Để Phát Hiện và Theo Dõi Đối Tượng Hiệu Quả Hơn để tăng số tấm ảnh có thể giữ lại!


2. Ống kính của bạn càng gần đối tượng, chiều sâu trường ảnh càng nông

Gần đối tượng hơn: 105mm ở f/4

Xa đối tượng hơn: 105mm ở f/4

Ống kính ở gần hàng rào hơn trong ảnh đầu tiên. Điều này cũng làm cho hậu cảnh gần hơn (và trông lớn hơn), phóng đại hiện tượng nhòe ngoài tiêu điểm.

Thủ thuật: Ngoài ra, hãy lưu ý rằng khi chúng ta bước ra xa đối tượng, khung hình và phối cảnh sẽ thay đổi mặc dù độ dài tiêu cự là như nhau.


3. Độ dài tiêu cự càng dài, chiều sâu trường ảnh càng nông

Độ dài tiêu cự ngắn hơn: 35mm ở f/4

Độ dài tiêu cự dài: 105mm ở f/4

Hai ảnh này được chụp từ cùng một vị trí chụp bằng cách zoom vào từ 35mm đến 105mm. Độ phóng đại từ độ dài tiêu cự dài hơn làm cho chiều sâu trường ảnh trông nông hơn. Điều ngược lại cũng đúng: ống kính góc rộng mang lại chiều sâu trường ảnh sâu hơn một cách tự nhiên ngay cả ở các khẩu độ rộng hơn.

Đó là lý do tại sao máy ảnh full-frame tạo ra “hiệu ứng bokeh mạnh hơn” còn máy ảnh APS-C và máy ảnh compact mang lại chiều sâu trường ảnh lớn hơn. Kích thước cảm biến ảnh hưởng đến độ dài tiêu cự bạn sử dụng để đạt được một thị trường nhất định. (Tìm hiểu thêm trong: Máy Ảnh Full-Frame so với APS-C: Tôi Nên Chọn Máy Nào?)


4. Chiều sâu trường ảnh nông hơn bình thường khi chụp cận cảnh và chụp ảnh tele

Nếu bạn chụp cận cảnh hoặc sử dụng ống kính tele, bạn sẽ phải sử dụng một khẩu độ hẹp hơn bình thường để có được chiều sâu trường ảnh sâu hơn. Nếu bạn đang chụp ảnh tĩnh với một đối tượng đứng yên, bạn thậm chí có thể muốn xem xét kết hợp bracketing và depth compositing để đạt được chiều sâu trường ảnh mong muốn.


Cận cảnh ở f/1.8
Chụp bằng EOS R6 Mark II + RF35mm f/1.8 Macro IS STM

Chỉ có một dải vải mỏng là đúng nét trong ảnh chụp cận cảnh này. Đó là lý do tại sao việc lấy nét có thể là rất khó khi chụp ảnh cận cảnh và macro!


Ảnh tele ở f/11
Chụp bằng EOS R + RF600mm f/11 IS STM

Chúng ta thường cần một khẩu độ rất rộng để có được hậu cảnh nhòe nhưng ở 600mm, tiêu điểm vẫn nông ngay cả ở f/11.


5. Góc máy cũng quan trọng

Bạn còn nhớ “cái hộp thủy tinh” của chúng ta? Trừ phi bạn đang sử dụng chức năng tilt trên ống kính tilt-shift, nó luôn song song với mặt phẳng cảm biến hình ảnh (và đầu ống kính của bạn).  Nếu bạn nghiêng máy ảnh hoặc chụp đối tượng từ một góc khác, bạn có thể thay đổi nội dung bên trong “cái hộp thủy tinh” mà không thay đổi chiều sâu trường ảnh.

Đây là những gì xảy ra với cánh cổng trong các ví dụ trước khi chúng ta chụp nó từ các góc khác nhau.


f/1.8 - Trực diện

Toàn bộ cánh cổng màu trắng được đúng nét ngay cả ở f/1.8.


f/1.8 - Chéo

Chỉ một trong những cái trụ kim loại được đúng nét. Để lấy nét nhiều trụ hơn khi chụp từ góc này, chúng ta cần một chiều sâu trường ảnh lớn hơn.

3. Thiết lập máy ảnh hữu ích: Xem trước chiều sâu trường ảnh

Thiết lập máy ảnh hữu ích: Xem trước chiều sâu trường ảnh

Theo mặc định, máy ảnh của bạn hiển thị hình ảnh xem trước mức phơi sáng (độ sáng của ảnh) nhưng không xem trước chiều sâu trường ảnh. Điều đó liên quan đến đo sáng toàn khẩu độ, trong đó bất kể thiết lập khẩu độ của bạn là gì, các lá khẩu luôn mở hết cho đến ngay trước khi bạn chụp ảnh, cho phép chúng thu được nhiều thông tin ánh sáng nhất có thể. Những gì bạn nhìn thấy trên màn hình LCD phía sau hoặc khung ngắm điện tử là hình ảnh mô phỏng từ bộ xử lý hình ảnh.

Có hai cách để bạn có thể xem trước chiều sâu trường ảnh.


Lựa chọn 1: Luôn xem trước chiều sâu trường ảnh

Máy ảnh sẽ đóng các lá khẩu theo thiết lập khẩu độ của bạn ngay cả khi đo sáng. Nó có thể ảnh hưởng đến việc lấy nét, đặc biệt là trong các tình huống ánh sáng yếu vì có ít ánh sáng đi vào máy ảnh hơn.

Bước 1
Chọn “Display simulation” trong trình đơn màu đỏ.

Bước 2
Chọn “Exposure+DOF” và sau đó nhấn nút SET. Máy ảnh của bạn lúc này sẽ hiển thị hình ảnh xem trước cả độ sáng và chiều sâu trường ảnh thực tế theo thiết lập phơi sáng của bạn.


Lựa chọn 2: Nhấn nút để xem trước chiều sâu trường ảnh

Máy ảnh tạm thời đóng các lá khẩu khi bạn nhấn nút đã gán. 

Bước 1
Vào trình đơn màu cam và tìm “Customize buttons”.

Bước 2
Từ danh sách, chọn nút mà bạn muốn gán làm phím tắt “Depth-of-field preview” và cấu hình nó theo đó.

Một số máy ảnh như EOS R6 Mark II có nút xem trước chiều sâu trường ảnh mặc định, nhưng bạn có thể gán lại chức năng này cho một nút khác. Trên các máy ảnh khác, bạn sẽ phải quyết định sử dụng nút nào.

4. Chiều sâu trường ảnh hưởng đến diễn đạt hình ảnh như thế nào

Chiều sâu trường ảnh hưởng đến diễn đạt hình ảnh như thế nào

Mắt chúng ta có xu hướng ưu tiên những vật thể có vẻ sắc nét và đúng tiêu điểm. Do đó, kiểm soát độ sâu trường ảnh là một kỹ năng quan trọng có thể giúp chúng ta có được những tấm ảnh đẹp hơn và thậm chí giúp ích cho việc kể chuyện. Điều này áp dụng cho cả chụp ảnh và quay phim.

1. Nó quyết định mức sắc nét của đối tượng

f/1.8

f/16

Trong cả hai ảnh, chúng tôi đặt tiêu điểm ở đầu trái dâu tây. Ở f/1.8, mọi thứ khác đều bị mất nét và nhòe; ở f/16, mọi thứ khác đều rõ ràng hơn.  (Chúng tôi giữ nguyên tiêu điểm để so sánh dễ dàng hơn. Trong thực tế, việc chuyển tiêu điểm sang phần kem sẽ giúp chúng ta lấy nét được nhiều hơn với một khẩu độ rộng hơn một chút.)


2. Nó có thể ấn định đối tượng của ảnh

Chiều sâu trường ảnh nông hơn

50mm, f/2.5
Chỉ có cái bánh tart đúng nét. Mọi thứ khác đều bị nhòe, cho thấy rằng cái bánh tart là đối tượng của ảnh.

Chiều sâu trường ảnh sâu hơn

50mm, f/16
Chiều sâu trường ảnh sâu hơn làm cho cả cái bánh tart và đồ uống được đúng nét. Chúng đều là đối tượng của ảnh.

Nắm thông tin này: Khi có nhiều đối tượng đúng nét hơn, điều đó cũng có nghĩa là có nhiều yếu tố có thể gây mất tập trung hơn. Bạn sẽ phải xem xét bố cục cẩn thận hơn.

Xem thêm:
Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (2): Các Đối Tượng Chính và Phụ; Hình Tam Giác


3. Nó có thể quyết định mức độ chi tiết bối cảnh cảnh được hiển thị

Chiều sâu trường ảnh nông

f/4

Chiều sâu trường ảnh sâu

f/16

Chiều sâu trường ảnh nông làm nhòe (“đơn giản hóa”) những chiếc lá ở hậu cảnh và tiền cảnh do đó sự chú ý của chúng ta chủ yếu tập trung vào bông hoa. Chiều sâu trường ảnh lớn hơn cũng khiến cho chúng ta chú ý đến những chiếc lá bao quanh bông hoa.


Quay phim: Chuyển tiếp tiêu điểm như một công cụ biểu đạt

Trong video và làm phim, những thay đổi về chiều sâu trường ảnh và tiêu điểm đều được ghi lại. Bạn có thể sử dụng những sự chuyển tiếp này một cách sáng tạo để xác định câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào. Đó cũng là một cách để thêm chuyển động vào cảnh quay của bạn mà không cần chuyển động máy ảnh!

Ví dụ, tăng từ từ chiều sâu trường ảnh của cảnh quay lấy nét nông để làm lộ ra các vật thể ở hậu cảnh hoặc ngược lại:


Cách này có thể kết hợp với kỹ thuật "focus pulling" hoặc "focus racking", có nghĩa là di chuyển tiêu điểm từ vật thể này trong khung hình sang một vật thể khác. Những chuyển tiếp focus racking xuất hiện rõ hơn khi chiều sâu trường ảnh nông. 

 

Rèn luyện mắt của bạn: Chú ý đến chiều sâu trường ảnh trong làm phim và chụp ảnh

Lần tới khi bạn nhìn thấy một tấm ảnh bạn thích hoặc xem một bộ phim hay vở kịch, hãy xem xét cách nhiếp ảnh gia hoặc nhà quay phim sử dụng chiều sâu trường ảnh. Nó nông hay sâu? Nó thể hiện hay che giấu cái gì? Nó giúp kể câu chuyện như thế nào? Đây thường là một sự lựa chọn có chủ ý, đặc biệt là trong quay phim.

Một bộ phim kinh điển của Hollywood nổi tiếng với việc sử dụng các cảnh quay lấy nét sâu trong phát triển câu chuyện là Citizen Kane(Người quay phim: Gregg Tolland; Đạo Diễn: Orson Welles), đặc biệt là trong cảnh mang tính biểu tượng này (Phiên bản tiếng Anh).


Tìm hiểu thêm về chiều sâu trường ảnh và các kỹ thuật liên quan trong:
In Focus: Thiết Lập Khẩu Độ cho Các Cảnh Khác Nhau
Sự khác biệt giữa ống kính zoom tele f/2.8 và f/4 là gì?
Chụp Ảnh Chân Dung: 3 Thiết Lập Khẩu Độ Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên Nghiệp Ưa Dùng
4 Khái Niệm Ống Kính để Cách Mạng Hóa Ảnh của Bạn
Cách Tạo Ra Chân Dung Màu, Mơ Màng với Hiệu Ứng Bokeh Tiền Cảnh

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi