Những Điều Bạn Không Biết Về Chức Năng Nghiêng trên Các Ống Kính Tilt-Shift
Trước đây, chúng ta đã tìm hiểu về chức năng dịch chuyển (shift) trên các ống kính tilt-shift. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu thêm về chức năng nghiêng và các hiệu ứng quang học đặc trưng của nó có ích như thế nào trong nhiều thể loại nhiếp ảnh, không chỉ vì mục đích thực tiễn mà còn để biểu đạt sáng tạo hiệu quả hơn!
Nghiêng và dịch chuyển ống kính là một kỹ thuật tiêu chuẩn trên các máy ảnh định dạng lớn trong đó ống kính được kết nối với máy ảnh bằng bộ phận xếp (bellows). Tuy nhiên, không có nhiều hệ thống máy ảnh DSLR hay mirrorless có dòng ống kính tilt-shift. Hệ thống EOS của Canon là một trong số ít hiếm hoi có như thế, và nó có dòng ống kính phong phú nhất dành cho các máy ảnh full-frame với 5 ống kính tilt-shift ngàm EF ở các độ dài tiêu cự 17mm, 24mm, 50mm, 90mm và 135mm.
Ống kính tilt-shift nói chung là các ống kính lấy nét thủ công, nhưng các ống kính của Canon có chức năng điều khiển khẩu độ tự động, giúp cho chúng tương thích với các chế độ chụp tự động phơi sáng. Chúng cũng có thể được sử dụng trên các máy ảnh thuộc hệ thống EOS R qua ngàm chuyển EF-EOS R.
Cách hoạt động của chức năng nghiêng?
Chức năng nghiêng của một ống kính tilt-shift làm thay đổi góc của ống kính, cho phép bạn thay đổi góc của mặt phẳng tiêu so với cảm biến hình ảnh.
Để hiểu được cách hoạt động của nó, trước tiên hãy tìm hiểu các nguyên tắc đằng sau hiệu ứng nghiêng này.
Ứng dụng ban đầu của chức năng nghiêng: Lấy nét sâu ở các cảnh có độ sâu
Nhiều người nghĩ rằng quy trình lấy nét diễn ra ở một điểm. Trên thực tế, lấy nét diễn ra trên một mặt phẳng. Nói cách khác, bất kỳ thứ gì nằm ở cùng khoảng cách từ ống kính đến một tiêu điểm đã cho sẽ là đúng nét.
Trên một ống kính truyền thống, mặt phẳng tiêu song song với mặt phẳng hình ảnh (cảm biến hình ảnh của máy ảnh). Các phần của cảnh nằm phía trước hoặc phía sau mặt phẳng tiêu dần mất nét khi chúng ở càng xa. Các phần của cảnh xuất hiện đúng nét là những gì chúng ta gọi là độ sâu trường ảnh, có thể tăng bằng cách khép khẩu sao cho phần nhiều hơn của đối tượng được đúng nét.
Tìm hiểu lại trong:
[Bài học 3] Tìm hiểu về Khẩu Độ
Mặt phẳng tiêu (bình thường)
Mặt phẳng tiêu (chức năng nghiêng)
Tuy nhiên, đối với các đối tượng có nhiều độ sâu, bạn sẽ phải sử dụng một khẩu độ rất hẹp, việc này có vài rủi ro:
- Nhiễu xạ, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng hình ảnh
- Độ nhạy sáng ISO cao hơn và nhiễu ảnh nhiều hơn vì có ít ánh sáng đi vào ống kính hơn
Chức năng nghiêng trên ống kính tilt-shift giải quyết vấn đề đó bằng cách cho phép bạn điều chỉnh góc của mặt phẳng tiêu so với mặt phẳng tiêu, giống như sơ đồ bên trên. Điều này cho phép những thứ nằm dọc theo độ sâu (trước ra sau) của cảnh được ghi lại đúng nét hoàn toàn.
Các ống kính TS-E của Canon được trang bị hệ thống xoay TS, giúp cho có thể nghiêng ống kính theo bất kỳ hướng nào. Phạm vi nghiêng của ống kính như sau:
- TS-E17mm f/4L: ±6.5°
- TS-E 24mm f/3.5L II, TS-E50mm f/2.8L Macro: ±8.5°
- TS-E90mm f/2.8L Macro, Canon TS-E135mm f/4L Macro: ±10°
Chúng ta có thể sử dụng chức năng nghiêng để làm gì?
Cảnh 1: Giúp cho các cảnh phong cảnh sâu đúng hét hoàn toàn
TS-E50mm f/2.8L Macro / FL: 50mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/2000 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Bạn có thể thấy bao nhiêu ngọn đồi trong ảnh này từ tiền cảnh đến tận phía sau?
Nếu chúng ta chụp cảnh bên trên bằng một ống kính bình thường, ngay cả khẩu độ hẹp nhất cũng sẽ không thể làm cho tất cả những sườn đồi đúng nét hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều chỉnh mặt phẳng tiêu sao cho tất cả hình dạng nằm trong độ sâu trường ảnh giúp cho ảnh này đúng nét hoàn toàn từ trước ra sau, ngay cả ở f/2.8. Hãy tưởng tượng điều này hữu ích như thế nào đối với những cảnh trong đó bạn không muốn sử dụng một độ nhạy sáng ISO quá cao hoặc một tốc độ cửa trập quá thấp!
Cảnh 2: Nét sâu trong chụp cận cảnh
TS-E50mm f/2.8L Macro / FL: 50mm/ Manual exposure (f/11, 0,4 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Ảnh bên trên chụp nhiều cái dĩa trên bàn là thứ bạn sẽ thường nhìn thấy trên thực đơn nhà hàng. Một tình huống như thế thường yêu cầu phải chụp cận cảnh, dẫn đến độ sâu trường ảnh rất nông. Với một ống kính truyền thống, có thể khó đảm bảo mọi thứ đúng nét. Nhưng chức năng nghiêng giúp cho việc này trở nên dễ dàng hơn nhiều—tất cả những gì bạn cần làm là tìm góc nghiêng phù hợp. Đây cũng là một chức năng hữu ích để lấy nét sâu trong chụp ảnh sản phẩm mà không phải sử dụng kỹ thuật focus stacking.
Cách ước tính vị trí mặt phẳng tiêu?
Chúng ta không thể thấy mặt phẳng tiêu khi chúng ta sử dụng chức năng nghiêng, nhưng có một cách để hình dung nó.
Hãy tưởng tượng 2 mặt phẳng: một mặt phẳng song song với bề mặt ống kính, và một mặt phẳng khác song song với cảm biến hình ảnh. Mặt phẳng tiêu bắt đầu từ điểm tại đó 2 mặt phẳng này giao nhau. Điều này có thể giúp bạn ước tính mức nghiêng cần thiết để có được mặt phẳng tiêu bạn muốn.
"Đảo ngược nghiêng": Một cách để sáng tạo với tiêu điểm chọn lọc
Ngoài việc đảm bảo các đối tượng có độ sâu được đúng nét hoàn toàn, chức năng nghiêng còn có thể được sử dụng "đảo ngược"—làm cho mọi thứ không phải một đối tượng cụ thể bị mất nét. Đây là một dạng lấy nét chọn lọc.
Cách đảo ngược nghiêng
Đặt mặt phẳng tiêu sao cho nó giao với đối tượng. Chỉ có các khu vực trong mặt phẳng tiêu mới đúng nét. Điều này cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn đối với vị trí của các vùng đúng nét và mất nét, có thể trên một ống kính khẩu lớn.
Cảnh 3: Lấy nét chọn lọc ở phần duy nhất của khung hình
TS-E90mm f/2.8L Macro / FL: 90mm/ Manual exposure (f/2.8, 1/640 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Trên một ống kính khẩu lớn truyền thống, chụp từ khoảng cách này sẽ dẫn đến độ sâu trường ảnh lớn hơn, và mọi thứ ở bên trái và bên phải của Tháp Tokyo hẳn sẽ đúng nét. Nhưng ở đây, ngoài Tháp Tokyo và các tòa nhà ngay trước nó ra, mọi thứ khác đều mất nét. Hiệu ứng này chỉ có trên ống kính tilt-shift.
Cảnh 4: Miniature effect
TS-E135mm f/4L Macro / FL: 135mm/ Manual exposure (f/4, 1/1250 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Trông quen không? Đây là 'hiệu ứng ảnh nhỏ' ban đầu, có được theo cách quang học với một ống kính tilt-shift bằng cách điều chỉnh mặt phẳng tiêu sao cho nó giao với mặt đất. Creative filter ‘Miniature Effect’ tái tạo hiệu ứng này theo cách kỹ thuật số, mang lại cho bạn ít khả năng linh hoạt hơn để điều chỉnh mặt phẳng đúng nét.
Thông tin thú vị: Những mô hình thu nhỏ không trông như thế này khi bạn nhìn chúng. Tuy nhiên, khi bạn chụp chúng, bạn thường phải chụp gần, dẫn đến độ sâu trường ảnh rất nông. "Hiệu ứng ảnh nhỏ" được gọi như vậy vì nó làm cho người ta nghĩ đến những tấm ảnh chụp mô hình thu nhỏ mà họ đã nhìn thấy.
Các ứng dụng khác của chức năng nghiêng
Ngoài các ví dụ trong bài viết này, chức năng nghiêng trên một ống kính tilt-shift còn có nhiều ứng dụng khác. Tham khảo các ví dụ trong các video bên dưới.
Chụp ảnh chân dung
Quay phim chụp ảnh
Dòng ống kính tilt-shift của Canon
TS-E17mm f/4L
TS-E24mm f/3.5L II
TS-E50mm f/2.8L Macro
TS-E90mm f/2.8L Macro
TS-E135mm f/4L Macro
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!