Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Máy Ảnh Full-Frame so với APS-C: Tôi Nên Chọn Máy Nào?

2022-02-18
4
14.41 k
Trong bài viết này:

Khi bạn chọn chiếc máy ảnh đầu tiên của mình, bạn có khả năng sẽ gặp những thuật ngữ “full-frame” và “APS-C” nhiều lần. Hoặc có lẽ là bạn đang tự hỏi việc đổi từ máy ảnh APS-C sang một chiếc máy ảnh full-frame có đáng hay không. Sự khác biệt giữa hai máy ảnh đó là gì, và nó quan trọng như thế nào? Đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

1. APS-C và full-frame: 2 cảm biến hình ảnh có kích thước khác nhau
2. Điểm cân nhắc #1: Tác động đối với kích thước máy ảnh và ống kính
3. Điểm cân nhắc #2: Hiệu năng thiếu sáng và ISO cao
4. Điểm cân nhắc #3: Hệ số crop 1.6x
5. Điểm cân nhắc #4: Độ sâu trường ảnh
6. Kết luận: Máy ảnh APS-C hay full-frame?

 

APS-C và full-frame: 2 cảm biến hình ảnh có kích thước khác nhau

Trên máy ảnh số, cảm biến hình ảnh là bộ phận máy ảnh tiếp nhận ánh sáng đi vào từ ống kính và chuyển chúng thành tín hiệu điện có thể xem, phân tích, hoặc lưu trữ. Chúng có các hình dạng và kích cỡ khác nhau, nhưng có những định dạng tiêu chuẩn nhất định được các hãng sản xuất máy ảnh sử dụng rộng rãi.

Cho dù bạn đang mua một chiếc máy ảnh DSLR hay máy ảnh mirrorless, 2 định dạng mà bạn sẽ thường gặp nhất là "full-frame" và "APS-C". Trong khi có thể có những khác biệt rất nhỏ giữa 2 mẫu máy ảnh khác nhau, nhưng nói chung kích thước cảm biến hình ảnh là như sau:
Full-frame: 36 x 24mm
APS-C (Canon): 22,3 x 14,8mm


35mm full-frame

“Full-frame” cũng được gọi là “35mm full-frame”, và nó bắt nguồn từ phim 35mm được sử dụng trong các máy ảnh phim. Nếu bạn đo phim 35mm âm bản, bạn sẽ thấy rằng diện tích ảnh là 36 x 24mm—tình cờ bằng khoảng cỡ cảm biến hình ảnh trên máy ảnh full-frame.

Tình cờ là, bản thân phim 35mm được lấy từ các cuộn phim 35mm được sử dụng trong điện ảnh. Đọc về lịch sử và tìm hiểu về các máy ảnh quay phim trong:
6 Điều Về Máy Ảnh Quay Phim Mà Những Người Làm Video Nghiêm Túc Nên Biết


Định dạng APS-C

“APS-C” là viết tắt của “Advanced Photo System type-C”. Nó bắt nguồn từ định dạng C (“Classic”) của định dạng phim âm bản APS được các hãng sản xuất giới thiệu lần đầu vào năm 1996 như một phần trong nỗ lực giúp cho máy ảnh trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dùng máy ảnh không chuyên. Khi nhiếp ảnh số đã trở nên phổ biến, các hãng sản xuất máy ảnh tích hợp cảm biến hình ảnh kỹ thuật số có cùng kích thước.

 

Điểm cân nhắc #1: Tác động đối với kích thước máy ảnh và ống kính

Khi bạn tháo ống kính trên một số máy ảnh mirrorless, bạn có thể ngay lập tức nhìn thấy cảm biến hình ảnh, và sự khác biệt về kích thước là khá rõ ràng khi bạn đặt một chiếc máy ảnh mirroless full-frame kế bên một chiếc máy ảnh APS-C. Trên máy ảnh DSLR, cảm biến hình ảnh nằm phía sau gương nhưng sự khác biệt vẫn như vậy.


Kích thước máy ảnh

Tác động trực tiếp nhất của kích thước cảm biến là tác động đối với kích thước máy ảnh. Sau hết, máy ảnh phải đủ lớn để chứa cảm biến và mọi thứ khác! Trên máy ảnh DSLR, nó cũng ảnh hưởng đến kích thước của gương ngay phía trước cảm biến và lăng kính năm mặt ở trên cùng, điều này đến lượt nó làm tăng thêm kích thước và trọng lượng. Đó là lý do tại sao máy ảnh full-frame có giới hạn về độ nhẹ và nhỏ gọn, so với máy ảnh có cảm biến hình ảnh APS-C.

Hàng sau: Các máy ảnh DSLR EOS 6D Mark II (full-frame) và EOS 200D II (APS-C), 
Hàng trước: Các máy ảnh mirrorless EOS R6 (full-frame) và EOS M50 Mark II (APS-C)
Các máy ảnh APS-C có thể được sản xuất nhỏ hơn và nhẹ hơn so với máy ảnh full-frame.


Kích thước ống kính

Hình ảnh chiếu bởi ống kính có dạng tròn. Cảm biến hình ảnh full-frame yêu cầu vòng tròn hình ảnh lớn hơn so với cảm biến hình ảnh APS-C, điều này có nghĩa là các thấu kính bên trong ống kính cần phải lớn hơn để bao phủ toàn bộ khu vực cảm biến. Để so sánh, cảm biến hình ảnh APS-C yêu cầu vòng tròn hình ảnh nhỏ hơn nhiều, điều này cho phép máy ảnh APS-C được nhỏ hơn và nhẹ hơn.


Nó ảnh hưởng thế nào đến lựa chọn của bạn

Kích thước cảm biến hình ảnh ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của thân máy ảnh và ống kính, và cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất chúng. Nếu bạn cần một thiết bị nhỏ và nhẹ, và/hoặc có ngân sách hạn hẹp, bạn có khả năng sẽ xem xét nhiều mẫu máy ảnh APS-C hơn.

 

Điểm cân nhắc #2: Hiệu năng thiếu sáng và ISO cao

Kích thước cảm biến hình ảnh cũng ảnh hưởng đến kích thước điểm ảnh, điều này đến lượt nó có thể ảnh hưởng đến hiệu năng thiếu sáng của máy ảnh.

Sau đây là minh họa đơn giản hóa về việc cùng số điểm ảnh trên cảm biến hình ảnh APS-C và full-frame có thể trông như thế nào. Bạn nhận thấy diện tích lớn hơn trên cảm biến full-frame cho phép các điểm ảnh được lớn hơn như thế nào?

Các điểm ảnh trên một cảm biến hình ảnh là các điểm nhạy sáng, thu nhận ánh sáng, đến lượt nó được chuyển thành dữ liệu. Dữ liệu này được sử dụng không chỉ để tạo ảnh, mà còn cho các quy trình như đo sáng và phơi sáng, hoặc tính toán Dual Pixel CMOS AF*. Ở cùng điều kiện ánh sáng, về mặt kỹ thuật, một diện tích điểm nhạy sáng lớn hơn cho phép thu nhận nhiều ánh sáng hơn. Điều này làm tăng độ nhạy sáng và giảm tỉ lệ tín hiệu/nhiễu, góp phần đảm bảo ít nhiễu ảnh hơn ở độ nhạy sáng ISO cao cũng như hiệu năng AF thiếu sáng chung tốt hơn.

* Trên máy ảnh mirrorless, và trên máy ảnh DSLR trong khi chụp ở chế độ Live View. Máy ảnh DSLR có một cảm biến AF riêng để chụp qua OVF.


Còn cảm biến full-frame có số megapixel cao hơn thì sao?

Trên thực tế, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu năng thiếu sáng:

- Các điểm ảnh nhỏ hơn có nghĩa là độ phân giải chi tiết hơn, và điều này cũng có nghĩa là các hạt nhiễu xuất hiện nhỏ hơn và ít rõ hơn

- Cấu trúc cảm biến hình ảnh: Các cảm biến hình ảnh truyền thống có mạch điện chạy quanh mỗi điểm ảnh, chiếm chỗ trên cảm biến và ảnh hưởng đến kích thước điểm ảnh thực tế. Mạch điện và kích thước điểm ảnh thực tế phụ thuộc vào mẫu máy ảnh. Tuy nhiên, một cấu trúc cảm biến nhiều lớn như trên EOS R3 đưa mạch điện ra phía sau điểm ảnh, chừa chỗ cho các điểm nhạy sáng lớn hơn.

- Những tiến bộ công nghệ: Những thứ như công nghệ khử nhiễu và hiệu suất điểm ảnh luôn được cải thiện.


Về mặt đó, bên cạnh kích thước của cảm biến hình ảnh, bạn cũng sẽ muốn cân nhắc các công nghệ khác liên quan. Một chiếc máy ảnh APS-C cao cấp, mới hơn có thể có hiệu năng thiếu sáng tốt bằng hoặc tốt hơn một chiếc máy ảnh full-frame cấp thấp hơn ra mắt nhiều năm trước.

EOS RP (full-frame) @ 35mm, f/4, 1/60 giây, ISO 12800


EOS M6 Mark II (APS-C) @ 13mm, f/11, 1/15 giây, ISO 12800

 

Điểm cân nhắc #3: Hệ số crop 1.6x

Cảm biến hình ảnh APS-C cũng được gọi là "cảm biến crop". Bạn có thể đoán tại sao không?

Hãy xem chuyện gì diễn ra khi chúng ta chụp ảnh từ cùng một vị trí, sử dụng cùng độ dài tiêu cự nhưng với các kích thước cảm biến khác nhau.

Bạn để ý thấy rằng góc xem được ghi lại bởi cảm biến APS-C là hẹp hơn? Trên thực tế, kết quả là giống như khi bạn chụp ở độ dài tiêu cự dài hơn 1.6x trên máy ảnh full-frame. Ví dụ, nếu bạn sử dụng một ống kính 50mm trên máy ảnh APS-C, ảnh có được sẽ có cùng góc xem như ảnh được chụp ở 80mm (50 x 1.6) trên máy ảnh full-frame. Hiệu ứng này được gọi là “APS-C crop”, và 1.6x là “hệ số crop”.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ gọi độ dài tiêu cự tương ứng với góc xem sau APS-C crop là "độ dài tiêu cự tương đương".


Khi nào nó thành vấn đề?

Góc xem cũng phụ thuộc vào khoảng cách của bạn với đối tượng, do đó với hầu hết các đối tượng hàng ngày, bạn sẽ không thực sự cảm nhận nhiều khác biệt. Tuy nhiên, nó tạo ra sự khác biệt nếu bạn muốn chụp gần đối tượng, và nếu bạn muốn chụp ảnh góc cực rộng.


APS-C: Giống như luôn có một ống kính dài hơn

Với hệ số crop, nó gần giống như bạn tự động có một ống kính dài hơn. Một ống kính 100mm hoạt động như ống kính 160mm, ống kính 200mm hoạt động như ống kính 320mm và ống kính 400mm hoạt động như ống kính 640mm—hoàn hảo đối với các đối tượng như động vật và động vật hoang dã, trong đó việc có tầm vươn xa hơn luôn có ích.

EOS M50 (máy ảnh APS-C) + EFbM55b200mm f/4.5b6.3 IS STM @ 187mm (tương đương 299.2mm)

Bạn không bao giờ biết khi nào việc có tầm vươn xa hơn sẽ là tiện lợi—chắc chắn nó có ích để chụp cận cảnh bông sen này từ một góc lôi cuốn, từ phía kia của cái ao! Sự kết hợp giữa máy ảnh APS-C và ống kính zoom tele được sử dụng ở đây có trọng lượng 647g rất tiện để đi xa, nhẹ hơn nhiều so với bất kỳ sự kết hợp tương đương nào giữa ống kính và máy ảnh full-frame.

Còn chế độ crop 1.6x trên một số máy ảnh full-frame thì sao?

Một số máy ảnh full-frame có chế độ crop 1.6x, cho phép bạn xem và chụp cảnh với hiệu ứng APS-C crop. Điều đó là rất có ích vì bạn có thể kiểm tra bố cục bằng hiệu ứng cận cảnh ngay tại chỗ mà không phải sử dụng một ống kính dài hơn.

Tuy nhiên, vì chỉ có một phần của cảm biến hình ảnh được sử dụng để ghi hình ảnh crop 1.6x, ảnh có được sẽ thấp hơn độ phân giải đầy đủ của máy ảnh. Ví dụ, đối với các ảnh bên dưới, dùng chế độ crop 1.6x trên máy ảnh EOS R 30,3 megapixel trong ảnh 4176 x 2784—xấp xỉ 11,6 megapixel.

Nó có thể là không thành vấn đề nhiều nếu bạn chỉ chia sẻ ảnh trực tuyến mà không sửa nhiều. Nhưng nếu bạn muốn xén ảnh hơn nữa trong xử lý hậu kỳ, việc có số megapixel ít hơn sẽ hạn chế mức crop có thể của bạn.

Crop 2000px từ ảnh chụp ở chế độ crop 1.6x
Ảnh gốc được chụp ở 200mm trên EOS R (full-frame) + EF70-200mm f/4L IS II USM

Ảnh thường phải có ít nhất 2000 điểm ảnh ở phía dài nhất để có kết quả tốt nhất khi xem trên hầu hết các thiết bị hiển thị. Ảnh bên trên được chụp ở chế độ crop 1.6x trên EOS R, và lấy ảnh crop 2000 điểm ảnh từ nó (ảnh dưới) cho ra kết quả trên cùng. Crop thêm có thể làm cho chất lượng hình ảnh trở nên kém sắc nét hơn và lộ điểm ảnh hơn nhất là trên các màn hình lớn hơn.

Trên một máy ảnh cảm biến APS-C 24 megapixel như EOS M50, bạn sẽ có ảnh gốc lớn hơn (6000 x 4000 điểm ảnh), trong khi ảnh crop 2000 điểm ảnh sẽ cho phép con chim chiếm phần khung hình lớn hơn. Các lựa chọn khác tốn kém hơn sẽ là mua một ống kính dài hơn, hoặc sử dụng máy ảnh full-frame có số megapixel cao hơn.

 

Câu Hỏi Thường Gặp: Tôi có thể sử dụng ống kính APS-C trên máy ảnh full-frame hay không?

Các ống kính được thiết kế cho máy ảnh DSLR APS-C (ống kính ngàm EF-S và EF-M) sẽ không gắn vừa máy ảnh DSLR full-frame của Canon. Ngay cả khi bạn cố gắn chúng, thì vòng tròn ảnh nhỏ hơn có khả năng gây ra hiện tượng tối góc trên ảnh cảm biến full-frame. Máy ảnh mirrorless trong hệ thống EOS R full-frame có thể gắn trực tiếp ống kính RF-S, và gắn ống kính EF-S thông qua adapter ngàm EF-EOS R. Tuy nhiên, bạn sẽ tự động được chuyển sang chế độ crop 1.6x trong đó chỉ có một phần của cảm biến hình ảnh được sử dụng. Để tối đa hóa các khả năng của máy ảnh full-frame, bạn sẽ phải sử dụng các ống kính được thiết kế cho máy ảnh full-frame.

 

Máy ảnh full-frame: sử dụng hết hiệu quả của các ống kính góc cực rộng

Chụp ở 14mm trên EOS R5 (full-frame) + RF14-35mm f/4L IS USM

Nếu bạn có kế hoạch chụp nhiều ảnh góc rộng, bạn có thể muốn cân nhắc các lựa chọn ống kính khả dụng vì APS-C crop tự động làm cho góc xem hẹp hơn so với trên máy ảnh full-frame. Ví dụ như, lắp một ống kính 16mm vào máy ảnh APS-C mang lại cho bạn góc xem giống như chụp ở 25,6mm (16 x 1.6) trên máy ảnh full-frame ("tương đương 25.6mm").

Điều này không thành vấn đề lớn nếu bạn sử dụng các ống kính zoom góc cực rộng được thiết kế riêng cho máy ảnh APS-C, chẳng hạn như:
- EF-M11-22mm f/4-5.6 IS STM (cho các máy ảnh EOS M series)
- EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM
- EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM

Những ống kính này có dải độ dài tiêu cự rộng đến tương đương 16mm (đối với các ống kính EF-S) hoặc tương đương 17.6mm (đối với ống kính EF-M), và có thể mang lại kết quả tốt đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, vì có những thách thức kỹ thuật trong thiết kế ống kính góc cực rộng với độ méo tối thiểu, nếu bạn muốn chụp rộng hơn nữa, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn với máy ảnh full-frame.

Tìm hiểu thêm về việc bạn có thể làm gì với các ống kính góc rộng trong:
Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính #6: Ống Kính Góc Rộng
Tìm Hiểu Ống Kính Góc Rộng Phần 1: Các Hiệu Ứng Ảnh của Ống Kính Góc Rộng

Thông tin thú vị khác về ống kính trong:
Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính: Tên Ống Kính Có Ý Nghĩa Gì và Tại Sao Một Số Ống Kính Lại Có Màu Trắng?


Nắm thông tin này: Hiệu ứng mắt cá tròn chỉ có thể đạt được trên một máy ảnh full-frame

Bạn thích nghịch các ống kính khác nhau? Nếu bạn từng cầm trên tay ống kính mắt cá EF8-15mm f/4L Fisheye USM độc đáo, một chiếc máy ảnh full-frame sẽ cho phép bạn có được ảnh độc đáo không thể có trên máy ảnh APS-C:

EOS R + EF8-15mm f/4L Fisheye USM @ 8mm

Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng mắt cá tròn, và nó mang lại góc xem 180 độ. Nó chỉ có thể có được trên máy ảnh full-frame. Hiệu ứng crop của máy ảnh APS-C sẽ crop ảnh do đó nó không còn là một vòng tròn hoàn chỉnh nữa.


Mắt cá chéo: Có thể có được trên full-frame và APS-C

EOS R + EF8-15mm f/4L Fisheye USM @ 15mm

Bất kể bạn sử dụng máy ảnh APS-C hay full-frame, bạn vẫn có thể có được một hiệu ứng động với hiệu ứng mắt cá chéo, nó xuất hiện từ khoảng tương đương full-frame 12mm trên ống kính mắt cá.

Nó không chỉ liên quan đến hiện tượng méo độc đáo. Hãy tìm hiểu ống kính mắt cá có thể tạo ra những dạng sao đáng kinh ngạc bằng cách nào trong:
EF8-15mm f/4L Fisheye USM: Ống Kính Tôi Thường Dùng Khi Chụp Ảnh Cảnh Sao

 

Điểm cân nhắc #4: Độ sâu trường ảnh

Bạn có thể đã nghe được rằng máy ảnh full-frame có thể tạo ra độ sâu trường ảnh nông hơn (hiệu ứng nhòe hậu cảnh/bokeh rõ hơn) so với máy ảnh APS-C. Một lý do quan trọng của điều này là vì kích thước cảm biến ảnh hưởng đến khoảng cách chụp của bạn với đối tượng.

Trước hết, chúng ta hãy tóm tắt 4 yếu tố ảnh hưởng đến bokeh hậu cảnh/độ sâu trường ảnh nông:
i)  Khoảng cách giữa đối tượng và hậu cảnh
ii)  Thiết lập khẩu độ
iii) Độ dài tiêu cự hiệu dụng
iv) Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng

Chuyện gì diễn ra khi chúng ta chụp với máy ảnh full-frame và APS-C, khi giữa cho i) và ii) không đổi? Trong các ảnh sau đây, hãy chú ý đến kích thước của các vòng tròn bokeh ở hậu cảnh và chúng thay đổi thế nào.

2 ảnh này được chụp với cùng ống kính 50mm ở f/1.8. Chúng ta sử dụng chế độ crop 1.6x trên máy ảnh full-frame sao cho cả hai ảnh có cùng góc xem.

 

Máy ảnh full-frame ở 50mm ở chế độ crop 1.6x, f/1.8

APS-C ở 50mm (tương đương 80mm), f/1.8

Những vòng tròn bokeh có kích thước gần như nhau trong cả hai ảnh, cho thấy rằng sau khi đã tính đến hệ số crop, ở cùng vị trí và thiết lập chụp, không có khác biệt rõ rệt về độ sâu trường ảnh giữa các ảnh chụp bằng máy ảnh full-frame và APS-C.


Nếu, thay vì sử dụng chế độ crop 1.6x, chúng ta di chuyển máy ảnh full-frame đến gần đối tượng hơn sao cho đối tượng có cùng kích thước như trong ảnh APS-C thì sao?

Máy ảnh full-frame ở 50mm, f/1.8, gần đối tượng hơn

APS-C ở 50mm (tương đương 80mm), f/1.8

Độ sâu trường ảnh nông hơn trong ảnh từ máy ảnh full-frame: nó có vòng tròn bokeh lớn hơn. Chụp gần đối tượng hơn sẽ giảm độ sâu trường ảnh.


Điều này cho chúng ta biết gì?

Khi sử dụng máy ảnh full-frame, chúng ta thường chụp gần đối tượng hơn so với khi chúng ta sử dụng cùng độ dài tiêu cự trên máy ảnh APS-C. Điều này thường là yếu tố dẫn đến độ sâu trường ảnh nông hơn và bokeh yếu hơn.

Tìm hiểu cách tái tạo hậu ảnh lấp lánh đó ở đây

 

Kết luận: Máy ảnh APS-C hay full-frame?

Sau đây là tóm tắt về những lợi thế và bất lợi của cả hai loại máy ảnh


Những lợi thế của máy ảnh APS-C
- Thường nhỏ hơn, nhẹ hơn, và vừa túi tiền hơn
- Các ống kính được thiết kế cho máy ảnh APS-C cũng thường nhỏ hơn, nhẹ hơn, và rẻ hơn
- Hệ số crop 1.6x tự động tăng tầm vươn của bạn
- Có thể gắn ống kính full-frame bên cạnh các ống kính APS-C (nhưng tùy vào hệ thống ngàm, có thể cần ngàm chuyển)

Những bất lợi của máy ảnh APS-C
- Không thể tận dụng hết các ống kính góc rộng
- Có thể có nhiễu dễ nhận ra hơn khi chụp ở độ nhạy sáng ISO cao ở điều kiện thiếu sáng

Những lợi thế của máy ảnh full-frame
- Ghi lại thị trường rộng hơn so với máy ảnh APS-C với cùng ống kính ở cùng vị trí
- Có thể sử dụng hết hiệu quả của các ống kính góc rộng
- Có khả năng có ít nhiễu hơn khi chụp ở điều kiện thiếu sáng ở độ nhạy sáng ISO cao

Những bất lợi của máy ảnh full-frame
- Đắt hơn
- Sử dụng hạn chế với ống kính APS-C


Hãy tự hỏi mình: bạn sẵn sàng hoặc có thể đầu tư bao nhiêu tiền?

Lợi thế lớn nhất của máy ảnh và ống kính APS-C là chúng tương đối rẻ. Nếu đây là chiếc máy ảnh đầu tiên của bạn và bạn có ngân sách hạn hẹp, có thể xây dựng một dàn thiết bị tươm tất với một máy ảnh APS-C, vài ống kính, và có lẽ là một chiếc đèn Speedlite với chi phí bằng một bộ máy ảnh full-frame hoàn toàn mới.

Các hệ thống máy ảnh full-frame cần đầu tư nhiều hơn nhiều, nhưng đổi lại, chúng mang lại khả năng linh hoạt trong các điều kiện chụp đa dạng hơn. Đó là lý do tại sao nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thích sử dụng máy ảnh full-frame hơn, và nhiều người thích chụp ảnh cuối cùng quyết định họ cần phải nâng cấp từ hệ thống máy ảnh APS-C.

Không có quy tắc cứng nhắc nào về việc hành trình nhiếp ảnh nên bắt đầu thế nào. Bạn có thể bắt đầu ở mức nhỏ với một hệ thống máy ảnh APS-C và xem tình hình ra sao, hoặc đầu tư một bộ máy ảnh full-frame để phát triển. Cuối cùng, dàn thiết bị máy ảnh của bạn là những công cụ bạn dùng để biểu đạt bằng hình ảnh, và điều quan trọng là bạn học cách sử dụng chúng hiệu quả! Đó chính là mục đích tồn tại của SNAPSHOT.

Chúc bạn vui chụp ảnh!

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi