EF8-15mm f/4L Fisheye USM: Ống Kính Tôi Thường Dùng Khi Chụp Ảnh Cảnh Sao
Mặc dù chúng được biết đến nhiều nhất là do các hiệu ứng làm méo độc đáo, nhưng góc xem rộng của các ống kính mắt cá như EF8-15mm f/4L Fisheye USM phục vụ các mục đích rất thực tiễn khi chụp bầu trời bao la đầy sao. Trong bài viết này, một nhiếp ảnh gia chụp cảnh sao chia sẻ một số tấm ông chụp bằng ống kính này, và cho chúng ta biết tại sao ống kính EF8-15mm f/4L Fisheye USM lại là không thể thiếu đối với ông. (Người trình bày: Mitsunori Yuasa, Digital Camera Magazine)
EOS 5D Mark IV/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 15mm/ Manual exposure (f/4, 20 giây)/ ISO 6400/ WB: Auto/ Xén từ ảnh toàn cảnh gồm 3 ảnh ghép lại
Nổi tiếng về cổng torii đứng trong Hồ Biwa (Phiên bản tiếng Anh), Đền Shirahige (Phiên bản tiếng Anh) là nơi Sarutahiko – vị thần dẫn các thần từ trên trời xuống đất – được tôn thờ. Dải Ngân Hà trên cổng torii gợi nên ý tưởng về việc các vị thần này giáng trần.
Chụp cảnh sao: Sở thích thời thơ ấu của tôi đến tận nay
Đã được một nửa thế kỷ từ khi tôi bước vào nhiếp ảnh.
Ông và bác của tôi đều thích nhiếp ảnh, và một phần nhờ họ mà tôi đã rất quen thuộc với máy ảnh từ khi lên 8 tuổi. Tôi rất thích bầu trời đầy sao, và thậm chí đã tự làm những chiếc kính viễn vọng để ngắm và chụp ảnh chúng.
Khi lớn lên và đi làm, áp lực cuộc sống và công việc xuất hiện. Tôi không còn thường ngắm sao như trước, và thậm chí đã ngưng chụp ảnh một thời gian, mặc dù con tim tôi luôn muốn làm như thế. Cách đây khoảng 10 năm, khát vọng chụp ảnh trở nên quá lớn, và tôi từ bỏ công việc văn phòng để theo đuổi nghề nhiếp ảnh.
Tôi chọn tập trung vào chụp cảnh sao: Chụp ảnh phong cảnh cho thấy bầu trời đầy sao. Nó là một lựa chọn lý tưởng đối với tôi, vì tôi rất quen thuộc với các ngôi sao và cũng đã chụp phong cảnh.
Những chiếc ống kính mắt cá là lý tưởng để chụp cảnh sao
Chụp ảnh thiên văn: Trong đó bạn không thể đến gần hơn để làm cho bầu trời trông lớn hơn
Trước đây, một trong những điều đầu tiên mà người mới chụp ảnh sẽ học được trong trường dạy nhiếp ảnh là sử dụng khoảng cách vật lý để thay đổi góc xem. Sử dụng một ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn, chúng ta lĩnh hội khái niệm di chuyển đến gần đối tượng hơn để làm cho nó lớn hơn và ngược lại.
Tuy nhiên, trong chụp ảnh thiên văn, các quy tắc này không áp dụng. Bầu trời sao ở xa đến mức bất kể bạn di chuyển bao xa, nó sẽ không tạo ra sự khác biệt gì. Để thay đổi kích thước của bầu trời trong ảnh của bạn, chỉ có một cách: Thay đổi độ dài tiêu cự của bạn. Điều này thường có nghĩa là sử dụng một ống kính khác.
Không chỉ là về hình thức mắt cá đặc trưng
Sự quyến rũ của ống kính mắt cá không chỉ là về hiệu ứng làm méo đặc trưng, không thể sửa. Hình thức "ống kính mắt cá" độc đáo này là rất thú vị để nghịch, nhưng, đối với nhiều người, tính mới mẻ này nhanh chóng phai nhạt.
Với tôi, vẻ đẹp của ống kính mắt cá, nhất là ống kính tôi thích, chiếc EF8-15mm f/4L Fisheye USM, là tầm chụp của chúng và các khả năng mà chúng cho phép bạn có được.
Vì bầu trời rất rộng lớn, sẽ rất tự nhiên là bạn muốn sử dụng một ống kính góc rộng để chụp được phần cảnh nhiều hơn. Ống kính mắt cá có góc xem rộng nhất mà bạn có thể tìm thấy trên thị trường, và tôi cho rằng chụp ảnh thiên văn và cảnh sao là những thể loại trong số ít thể loại thường xuyên sử dụng ống kính này ở mức hiệu quả nhất.
EOS 6D/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 15mm/ Manual exposure (f/4, 20 giây)/ ISO 3200/ WB: Auto/ Xén từ ảnh toàn cảnh gồm 3 ảnh ghép lại
Không có dấu hiệu của con người gần đỉnh núi phủ sương mù dày đặc. Trời tối, và gió mạnh làm cho trải nghiệm có vẻ đáng sợ hơn nữa. Tôi chờ vài giờ trước khi gió lặng, sương mù tan và Dải Ngân Hàng cuối cùng xuất hiện.
Tại sao EF8-15mm f/4L Fisheye USM lại là ống kính tôi thích
1. Nó có thể tạo ra cả hiệu ứng mắt cá tròn lẫn hiệu ứng mắt cá chéo
Khi lắp ống kính lên một chiếc máy ảnh full-frame, bạn có được hiệu ứng mắt cá tròn gần đầu góc rộng hơn, và hiệu ứng mắt cá chéo gần đầu tele hơn. Tính linh hoạt này là một lý do rất hấp dẫn để tôi mua nó để chụp cảnh sao.
Tìm hiểu thêm về các hiệu ứng này và cách sử dụng chúng trong:
Ống Kính Mắt Cá: Những Thông Tin Mà Tất Cả Người Mới Sử Dụng Phải Biết
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (4): Sử Dụng Các Ống Kính Đặc Biệt
2. Chất lượng hình ảnh đẹp
Tôi sử dụng ống kính này với máy ảnh EOS 5D Mark IV và EOS 6D, cả hai đều được điều chỉnh để chụp ảnh thiên văn. Ở cả hai cách kết hợp, kết quả đều xuất sắc—những ngôi sao ở rìa ảnh được khắc họa thích hợp như những điểm rõ nét.
Thủ thuật: Cẩn thận với các nguồn sáng trên mặt đất
Với góc xem rất lớn, ánh sáng từ các nguồn trên mặt đất có thể được ghi lại trong ảnh của bạn như những hình ảnh phản chiếu hoặc lóa không mong muốn. Hãy cảnh giác với chúng, và cất những vật phát sáng chẳng hạn như điện thoại hoặc đèn pin nếu có thể.
3. Nó có kích thước nhỏ gọn và dễ xử lý
Vì các ống kính khẩu lớn có xu hướng lớn hơn và nặng hơn, lợi thế đổi lại nằm ở tốc độ của ống kính: Ở f/4, phải thừa nhận là khẩu độ tối đa của ống kính này chậm hơn một chút so với mức chúng ta thường sử dụng để chụp ảnh thiên văn. Tuy nhiên, tính lưu động của nó biến nó thành một ống kính không thể thiếu đối với tôi.
Nắm thông tin này: Quy Tắc 500
Lấy 500 chia cho độ dài tiêu cự tương đương full-frame của bạn, và giá trị có được sẽ cung cấp một giá trị ước tính về thời gian phơi sáng có thể có trước khi các vệt sao bắt đầu xuất hiện. Dựa trên quy tắc này, ở 8mm, bạn sẽ có thể chụp ở khoảng 60 giây—sẽ làm cho các ngôi sao xuất hiện sáng hơn ngay cả ở f/4.
(Tìm hiểu thêm ở đây (Phiên bản tiếng Anh))
4. Nó hữu ích để tạo ra ảnh toàn cảnh VR 360 độ
Bên cạnh những tấm ảnh bình thường, ống kính EF8-15mm f/4L Fisheye USM còn có một dải độ dài tiêu cự hữu ích để tạo ra ảnh toàn cảnh hình cầu 360 độ (ảnh toàn ảnh VR 360 độ). Tất cả những gì bạn cần là cài đặt chính xác và sự hỗ trợ của phần mềm ghép ảnh toàn cảnh VR.
(Tìm hiểu cách làm ở đây (Phiên bản tiếng Anh))
EOS 6D/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 8mm/ Manual exposure (f/4, 60 giây)/ ISO 3200/ WB: Auto/ Chụp với chân đế xích đạo (dụng cụ theo dõi sao)
Không có nhiều địa điểm ở khu vực Kansai của Nhật Bản cho phép quan sát rõ toàn bộ trời đêm. Một trong số đó là Odaigahara (Phiên bản tiếng Anh), cũng được xem là một thánh địa để quan sát trời sao tuyệt đẹp. Ảnh này, chụp Dải Ngân Hà tạo thành một đường thẳng, được chụp từ đỉnh đài quan sát trên Núi Hidegatake.
Nắm thông tin này: Loại bỏ méo mắt cá
Không có nhiều nhiếp ảnh gia biết việc này, nhưng nếu bạn không muốn có hiện tượng méo mắt cá đặc trưng trong ảnh, bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách chụp các tấm ảnh dọc và ghép thành ảnh toàn cảnh. Đây là cách tôi có được hai tấm ảnh đầu tiên trong bài viết này, cũng như tấm bên dưới.
Một cách khác là tiến hành chỉnh ống kính để làm thăng đường chân trời bị méo. Tuy nhiên, cách này không chỉnh được những chỗ méo ở rìa ảnh, nơi ghép các tấm lại thành ảnh toàn cảnh.
Hãy nhớ: Giữ cho đường chân trời nằm ở giữa chính xác nhất có thể
Hiệu ứng méo của ống kính thường ít rõ hơn về phía giữa ảnh. Điều này cũng đúng đối với ống kính mắt cá.
EOS 6D/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 15mm/ Manual exposure (f/4, 20 giây)/ ISO 3200/ WB: Auto/ Ảnh toàn cảnh đã xén, ghép từ 3 tấm
Ảnh này có thể trông như nó được chụp từ một hành tinh khác, nhưng thực ra nó là một tảng đá trên mặt đất đã bị sóng biển mài mòn. Ai đó vẽ nguệch ngoạc lên nó, và hiện tượng xói mòn theo thời gian đã làm cho chúng trông như chữ viết cổ đại.
Để biết thêm ảnh ví chụp chụp bằng ống kính EF8-15mm f/4L Fisheye USM, hãy tham khảo các bài viết sau đây:
Chụp Ảnh Dưới Nước Với Ống Kính EF8-15mm f/4L Fisheye USM
Chụp Cả Thế Giới Dưới Nước và Trên Cạn Trong Một Ảnh Duy Nhất
Chụp ảnh phong cảnh: Đuổi theo bão tố
Chụp Ảnh Kiến Trúc và Kỹ Thuật Ánh Sáng (Phiên bản tiếng Anh)
5 Cách Để Định Khung Hình Cho Ảnh Du Lịch
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1960, Yuasa có khả năng xuất sắc trong việc thêm vẻ giống như trong tưởng tượng vào ảnh chụp thiên nhiên. Cảnh sao-phong cảnh cho thấy bầu trời sao-là sở trường của ông. Là người yêu sao, Yuasa tổ chức các hội thảo Nori Starscape Photography và đã giành được 'Giải Xuất Sắc' ở Thể Loại Thiên Nhiên trong Cuộc Thi Ảnh Nikkei National Geographic, cũng như giải 'Danh Dự' trong cuộc thi ảnh Nature's Best Photography Asia.