Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Nhiếp ảnh thiên văn – Hướng dẫn cho người mới bắt đầu

2017-01-17
6
11.8 k
Trong bài viết này:

Ảnh do Ian Norman chụp với máy Canon EOS 5D Mark II, ống kính EF28mm f/1.8 USM, f/1.8, 28mm, 30 giây, ISO1600

Vẻ huyền bí của bầu trời ban đêm khiến rất nhiều người tự vấn điều gì ấn giấu đằng sau vẻ đẹp không gì sánh bằng đó, và cũng rất nhiều người đã cố gắng chụp lại vẻ đẹp của bầu trời đêm ấy. Chúng ta đã từng nhìn thấy những bức ảnh chụp bầu trời đầy sao phủ kín các dãy núi, hay Dải Ngân Hà sáng rực trên bầu trời. Nếu bạn đã từng thắc mắc về nhiếp ảnh thiên văn, hãy đọc bài này để tìm hiểu rõ hơn.

Bạn có biết rằng bức ảnh đầu tiên chụp một vật thể thiên văn là hình ảnh một vầng trăng, được chụp vào năm 1839 bởi Louis Jacques Mande Daguerre (người phát minh ra phép chụp hình đage). Hình ảnh chụp được chỉ là một điểm chấm mờ không rõ nét trên nền màu đen do những hạn chế về quan sát trên kính thiên văn được dùng thời đó. Mãi đến cuối thế kỷ 19 thì công nghệ mới cho phép nhiếp ảnh chụp được những vật thể thiên văn chi tiết hơn, và từ đó được áp dụng bởi tất cả các nhà khoa học và nhiếp ảnh gia.

Ảnh do Dave Young chụp với máy Canon EOS 50D, ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS USM, f/7.1, 400mm, 1/100 giây, ISO100

Nhiếp ảnh thiên văn được định nghĩa là thể loại nhiếp ảnh ghi lại hình ảnh của những vật thể thiên văn (như mặt trăng, các hành tinh và tinh vân) cũng như khoảng bầu trời đêm rộng lớn. Thể loại nhiếp ảnh này đã cách mạng hóa lĩnh vực nghiên cứu thiên văn chuyên nghiệp bởi nó cho phép các nhà khoa học phát hiện mới được hàng triệu ngôi sao và tinh vân mà trước đây không thể quan sát được bằng mắt thường. Với những bí ẩn của hệ mặt trời dần dần được hé lộ, thì không có gì ngạc nhiên rằng các nhiếp ảnh gia – từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp - đều nhanh chóng bị cuốn hút bởi thể loại này, bởi vì cũng giống như bản thân bầu trời, khả năng sáng tạo trong nhiếp ảnh là vô tận.

Ảnh do Scott Cresswell  chụp với máy Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF24-70mm f/2.8L II USM, f/2.8, 24mm, 20 giây, ISO4000

Với máy ảnh DSLR, có thể áp dụng được hai thể loại nhiếp ảnh thiên văn chính:

Ảnh do Paul Williams chụp với máy Canon EOS 6D, ống kính EF24mm f/1.4L II USM, f/1.4, 24mm, 2,5 giây, ISO3200

Ảnh thiên văn trường rộng - Là thể loại ảnh thiên văn phổ biến nhất trong giới nhiếp ảnh gia, được chụp bằng máy ảnh DSLR với ống kính góc rộng. Thể loại này thường khắc họa bầu trời đầy sao hoặc đường ánh sao trên nền phong cảnh. Khi chụp thể loại này, bạn cần đầu tư nhiều thời gian. Bạn cũng cần đặt cảm biến tiếp xúc với ánh sáng dù là rất yếu đi vào khẩu độ ống kính, có nghĩa là bạn sẽ phải chụp ở chế độ phơi sáng dài (cho phép bạn giữ được tốc độ cửa trập lâu hơn tốc độ cho phép trên hầu hết các máy ảnh DSLR) hoặc phải để khẩu độ mở hàng chục phút một lúc.

Ảnh thiên văn tua nhanh thời gian - cũng giống như ảnh thiên văn có trường hình rộng, nhưng chỉ có một khác biệt là bạn phải phối hợp nhiều bức ảnh chụp ở các chế độ phơi sáng khác nhau để làm thành một bức ảnh hoặc đoạn phim duy nhất. Nếu bạn muốn thành công với ảnh tua nhanh thời gian, bạn phải cần đến thiết bị kiểm soát khoảng cách của máy ảnh. Đó là một thiết bị kích hoạt được thiết lập sẵn của máy ảnh, cho phép bạn chụp hàng trăm bức ảnh với khoảng cách thời gian chính xác và thiết lập độ dài phơi sáng. Khi sử dụng thiết bị này, bạn hãy đảm bảo là có đủ thời gian giữa các bức hình để máy ảnh có thể ghi lại được hình ảnh vào thẻ nhớ - thông thường 5 giây là khoảng thời gian hợp lý.

Ảnh do Maxime Raynal chụp với máy Canon EOS 5D Mark III, ống kính EF24-105mm f/4L IS USM, f/4, 24mm, 30 giây, ISO2500

Hãy thật kiên nhẫn

Với việc sử dụng kỹ thuật phơi sáng dài, thì nhiếp ảnh thiên văn có thể sẽ là một thử thách, nhưng cũng có thể khá dễ dàng để bắt đầu ở mức độ cơ bản. Chắc chắn bạn sẽ phải thật kiên nhẫn nếu muốn thành thạo thể loại này! Bạn cũng cần đến một chiếc máy ảnh DSLR, một ống kính góc rộng và giá ba chân để giữ cố định máy ảnh bởi chúng sẽ hoạt động hiệu quả trong điều kiện ánh sáng yếu. Bạn cũng cần phải có đôi chút am hiểu về đặc điểm các mùa, bởi nó sẽ giúp bạn phát hiện được các vì sao sẽ nằm ở vị trí nào trên bầu trời, tránh việc bạn chẳng chụp được gì cả. Kiến thức đó sẽ giúp bạn biết cách hướng máy ảnh tới các vị trí khác trong năm. Mặc dầu vậy, nếu bạn không quan tâm tới khoa học, thì bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng. Nếu ở thành phố, bạn có thể đến một khu vực nào đó ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng, điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng tác nghiệp hơn.

Ảnh do Jason Corey chụp với máy Canon EOS 5D, ống kính EF16-35mm f/2.8L II USM, f/2.8, 16mm, 30 giây, ISO6400

Các thiết bị cũng rất quan trọng

Nếu bạn tìm thấy nguồn cảm hứng của mình qua nhiếp ảnh thiên văn, việc am hiểu về các thiết bị chụp ảnh cũng rất quan trọng, bởi bạn sẽ phải chụp thủ công. Lí do là bởi vì ở chế độ chụp tự động, máy ảnh sẽ không thể điều chỉnh các thiết lập chính xác trong điều kiện ánh sáng ban đêm. Hầu hết các máy ảnh ngày nay đều cho phép bạn có được độ nhạy sáng tốt hơn, sẽ khiến cho việc chụp vào ban đêm trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý rằng thiết lập độ nhạy sáng càng cao, thì bức ảnh càng dễ bị nhiễu. Do đó bạn hãy để mởcửa trập và tấm phơi sáng; cửa trập sẽ cho phép nhiều ánh sáng đi vào ống kính hơn còn tấm phơi sáng sẽ giúp bạn chụp được nhiều đường ánh sao hơn khi các vì sao chuyển động trên bầu trời do trái đất quay quanh trục.

Ảnh do Dave Young chụp với máy Canon EOS 6D, ống kính EF24-105mm f/4L IS USM, f/8, 24mm, 3104 giây, ISO200

Quy luật 600

Tương tự, nếu bạn không muốn chụp đường ánh sao, thì bạn cần chú ý tới chuyển động của các vì sao, bởi có thể nó sẽ ảnh hưởng tới bức ảnh của bạn. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều áp dụng quy luật 600, có nghĩa là để loại bỏ được các đường ánh sao, thì thời gian phơi sáng bằng giây phải bằng độ dài tiêu cự chính xác của ống kính chia cho 600. Điều này nhằm tránh việc các ngôi sao “di chuyển” quá nhiều do trái đất quay quanh trục, bởi vì nếu bạn dùng giá ba chân cố định, bạn sẽ thấy sự chuyển động đó trên khung hình thậm chí trong tích tắc.

 

Đăng ký với chúng tôi để nhận những cập nhật mới nhất về tin tức, bí quyết và mẹo nhiếp ảnh!

 

Giới thiệu về tác giả

Mona Teo

Mona Teo là một cây viết sống và làm việc tại Singapore. Cô tin rằng không có gì mạnh mẽ hơn ngôn từ (dĩ nhiên là không tính cà phê). Yêu thích du lịch và đam mê môn lặn, cô luôn thường trực trên tay chiếc Kindle để tra cứu chuyến bay và tìm kiếm nguồn cảm hứng từ thế giới xung quanh mình.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi