Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính: Tên Ống Kính Có Ý Nghĩa Gì và Tại Sao Một Số Ống Kính Lại Có Màu Trắng?
Có gì trong tên ống kính? Tại sao một số ống kính có màu trắng và một số “được trang trí” một cái vòng màu đỏ? Khám phá "mật mã" trên ống kính của bạn trong bài viết này.
- Khám phá tên ống kính
- Vòng màu đỏ và vòng màu xanh lá
- Ống kính màu trắng
- Tìm hiểu thêm về những phần khác nhau của tên ống kính
Có gì trong tên ống kính?
Yếu tố đầu tiên giúp chúng ta phân biệt ống kính này với ống kính khác là tên của nó.
Hầu hết các ống kính có tên ống kính được in ở mặt trước ống kính, mặc dù trên một số ống kính, chúng có thể được in ở chỗ khác chẳng hạn như ở mặt trên của vành ống kính hoặc gần ngàm.
Chuỗi số và ký hiệu trên ống kính có thể trông rối mắt, nhưng chúng chủ yếu theo cùng định dạng:
A) Ngàm/series ống kính
1: Series ống kính (Có thể là EF, EF-S, EF-M, TS-E, MP-E)
B) Độ dài tiêu cự
2: Phạm vi độ dài tiêu cự (tương đương full-frame)
C) Phạm vi khẩu độ tối đa
3: Giá trị khẩu độ/phạm vi khẩu độ tối đa
D) Loại ống kính
4: Cho biết ống kính chuyên nghiệp (L-series)
5: Cho biết cơ chế ổn định hình ảnh tích hợp
6: Số thế hệ ống kính (cho biết phiên bản mới của ống kính hiện hữu)
7: Loại môtơ AF (cũng có thể là ‘STM’)
Thông tin khác mà bạn cũng có thể nhìn thấy trong D):
- “Macro” (ví dụ như RF35mm f/1.8 Macro IS STM): Cho biết một ống kính có khả năng phóng đại ít nhất 0,5x
- “Fisheye” (ví dụ như EF8-15mm f/4L Fisheye USM): Cho biết một loại ống kính góc cực rộng đặc biệt. Thông tin bổ sung ở đây.
Nhấp vào các liên kết bên trên để đọc thêm về từng chi tiết.
Vòng màu đỏ, vòng màu xanh lá: Không chỉ để trang trí
Ống kính cũng có biểu tượng "địa vị"! Một cái vòng màu đỏ quanh vành ống kính cho biết rằng ống kính đó là một ống kính L-series. ‘L’ là viết tắt của ‘Luxury’ (xa xỉ), nhưng ống kính L-series không chỉ có thế: chúng được chế độ để mang lại tính đáng tin cậy, độ bền, và chất lượng hình ảnh cao nhất có thể, đáp ứng nhu cầu của những người dùng chuyên nghiệp nào kiếm sống bằng thiết bị của họ.
Điều này bao gồm:
- Đệm bít chống thời tiết: Thiết kế chống bụi và chống giọt nước để đảm bảo độ bền cao hơn trong các điều kiện thời tiết khó khăn.
- Hệ thống quang học chất lượng cao hơn: Thủy tinh và lớp phủ đặc biệt giúp chỉnh quang sai ống kính, hiện tượng bóng ma, và lóa và đảm bảo hiệu năng quang học cao nhất.
Một cái vòng màu xanh lá quanh vành ống kính cho biết rằng ống kính đó được trang bị các thấu kính Diffractive Optics, hay DO. Thấu kính DO là một loại thủy tinh đặc biệt, sử dụng nhiễu xạ để giảm sắc sai, và sử dụng chúng để giúp làm cho các ống kính tele được nhẹ hơn.
2 ví dụ rất được yêu thích là:
- EF70-300mm f/4.5-5.6 DO IS USM
- EF400mm f/4 DO IS II USM
Nắm thông tin này: Một số ống kính sử dụng các thấu kính DO không có vòng màu xanh lá, chẳng hạn như RF600mm f/11 IS STM và RF800mm f/11 IS STM.
Có gì rất đặc biệt về các ống kính màu trắng?
Nếu bạn thấy một ống kính màu trắng, nó có khả năng là ống kính zoom tele hoặc siêu tele L-series. Những ống kính này chủ yếu được sử dụng trong chụp ảnh thể thao, động vật hoang dã, và phong cảnh, thường có chụp nhiều giờ dưới nắng nóng. Lớp phủ chống nhiệt màu trắng có tính phản quang cao giúp bảo vệ các tia hồng ngoại trong ánh nắng và giúp ngăn tích nhiệt bên trong ống kính, đảm bảo chất lượng hình ảnh ổn định.
Tìm hiểu thêm về câu chuyện đằng sau các ống kính màu trắng của Canon trong bài viết này (Phiên bản tiếng Anh)
Tìm hiểu thêm về các chi tiết trong tên ống kính
Hiện nay, có 6 series ống kính hiện hữu. 4 series là ống kính tự động lấy nét:
i) RF: Ngàm RF, được thiết kế cho hệ thống máy ảnh mirrorless EOS R.
ii) EF: Ngàm EF, được thiết kế cho máy ảnh DSLR full-frame.
iii) EF-S: Xuất phát từ ngàm EF; nhưng được thiết kế cho các máy ảnh DSLR có cảm biến hình ảnh định dạng APS-C nhỏ hơn.
iv) EF-M: Một sản phẩm khác xuất phát từ ngàm EF, được thiết kế để sử dụng với series máy ảnh EOS M mirrorless nhỏ và nhẹ.
2 series ống kính còn lại là các ống kính lấy nét thủ công đặc biệt, sử dụng ngàm EF:
v) TS-E: Ống kính tilt-shift
vi) MP-E: MP là viết tắt của “Macro Photo” (Ảnh Macro). Nó dùng để chỉ ống kính MP-E65mm f/2.8 1-5x Macro Photo, một chiếc ống kính macro đặc biệt hỗ trợ độ phóng đại lện đến 5x
2. Phạm vi độ dài tiêu cự (tương đương full-frame)
Giá trị này cho biết góc xem ống kính mang lại. Khi một chiếc ống kính được gắn vào máy ảnh có cảm biến hình ảnh APS-C, độ dài tiêu cự hiệu dụng của nó bằng 1,6x con số được cho biết. Ví dụ, góc xem khả dụng trên ống kính EF-M15-45mm là tương đương 24-72mm trên máy ảnh full-frame.
Trên một số ống kính, độ dài tiêu cự cũng được cho biết rõ ở mặt trên của vành ống kính để dễ nhận biết.
Xem thêm:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (3): Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả
3. Giá trị khẩu độ tối đa
Giá trị này cho biết mức rộng nhất để có thể mở cái lỗ trong ống kính của bạn (= đường kính khẩu) Nó thường được biểu diễn như một số f (cũng được gọi là 'tỉ lệ tiêu cực').
Trên một ống kính zoom khẩu độ khả biến, nó được thể hiện như một phạm vi số f. Số f nhỏ hơn là khẩu độ tối đa ở đầu góc rộng, trong khi số f lớn hơn là khẩu độ tối đa ở đầu tele.
Điều này cho chúng ta biết rằng trên ống kính RF24-105mm f/4-7.1 IS STM, khẩu độ tối đa là f/4 ở đầu góc rộng 24mm, và f/7.1 ở đầu tele 105mm.
Khẩu độ tối đa ảnh hưởng thế nào đến ảnh của bạn
Khi chụp ở điều kiện thiếu sáng hoặc tối, một ống kính khẩu độ lớn (“nhanh”) có thể nhận nhiều ánh sáng hơn, cho phép bạn chụp ở tốc độ cửa trập cao hơn và độ nhạy sáng ISO thấp hơn. Trên các máy ảnh mirrorless và trong khi chụp ở chế độ Live View trên máy ảnh DSLR, ánh sáng đi vào cảm biến hình ảnh nhiều hơn cũng giúp cải thiện hiệu năng AF ở điều kiện thiếu sáng.
Vì khẩu độ liên quan đến độ sâu trường ảnh, khẩu độ tối đa lớn hơn cũng có nghĩa là hiệu ứng bokeh mạnh hơn, đây là lý do tại sao các ống kính khẩu độ lớn thường được ưa chuộng để chụp chân dung.
Xem thêm: Một Ống Kính Nhanh Thực Sự Có Thể Giúp Dễ Nhìn Qua Khung Ngắm Hơn Không?
Nắm thông tin này: Khẩu độ tối đa đôi khi được ghi ở dạng tỉ lệ, ví dụ như “1:4”
Nói cách khác, giá trị này là đảo ngược của số f. Nó chỉ là một cách khác để cho biết khẩu độ tối đa.
Tìm hiểu thêm về khẩu độ trong:
[Bài Học 3] Tìm hiểu về Khẩu Độ
4. Ống kính L-series
Xem Vòng màu đỏ, vòng màu xanh lá: Không chỉ để trang trí
5. IS: Hệ thống ổn định hình ảnh tích hợp
“IS” là viết tắt của “Image Stabilizer" (Cơ Chế Ổn Định Hình Ảnh). IS Trong Ống Kính cũng được gọi là IS Quang, và nó phát hiện rung máy và di chuyển hệ thống quang học chỉnh sai để bù, mang lại ảnh sắc nét hơn ngay cả khi bạn chụp cầm tay.
Mặc dù hiệu ứng ổn định hình ảnh phụ thuộc vào cảnh và ống kính, nhưng những ống kính gần đây có thể đạt được khả năng ổn định hình ảnh lên đến tương đương lên đến 5 stop tốc độ cửa trập trở lên. Một số ống kính RF cũng hỗ trợ Coordinated Control IS, chức năng này kết hợp với IS Trong Thân Máy trên các máy ảnh tương thích để đạt được hiệu ứng ổn định hình ảnh còn mạnh hơn nữa.
Khi ộmt ống kính mới có cùng ngàm, độ dài tiêu cự, khẩu độ, trạng thái IS hoặc không IS, trạng thái ống kính L, và môtơ như mẫu ống kính hiện hữu, nó được xem là một thế giới mới của ống kính đó và sẽ có một số La Mã cho biết thế hệ ống kính, ví dụ như EF400mm f/2.8L IS III USM.
Các ống kính thế hệ đầu tiên sẽ không có số thế hệ.
Có 2 loại môtơ chính sử dụng để vận hành hệ thống AF của ống kính.
USM
Canon là hãng sản xuất máy ảnh đầu tiên thương mại hóa thành công môtơ USM (Ultrasonic Motor), chuyển đổi rung động siêu âm để di chuyển nhóm thấu kính chỉnh tiêu trong một ống kính. Chúng được biết đến với khả năng truyền động AF nhanh.
Có các loại môtơ USM khác nhau mà bạn có thể đọc ở đây. Loại mới nhất là Nano USM, kết hợp tốc độ của các môtơ USM truyền thống với sự mượt mà, không ồn, và tính chính xác của môtơ STM.
STM
Môtơ bước (STM) xuất hiện lần đầu vào năm 2012. Chúng được biết là có khả năng truyền động AF mượt mà hơn, êm ái hơn so với loại USM cũ hơn, giúp chúng trở thành lý tưởng cho video.
Đọc thêm về các công nghệ USM và STM ở đây (Phiên bản tiếng Anh)
---
Trong bài tiếp theo của loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những công tắc và chức năng điều khiển khác nhau mà bạn có thể tìm thấy trên vành ống kính.
Để tìm hiểu thêm về ống kính và cách sử dụng chúng, hãy tham khảo:
In Focus: Những Điểm Cơ Bản Về Ống Kính
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!