Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm Các tính năng chính của ống kính RF- Part2

6 Đặc Điểm Quan Trọng của Ống Kính RF

2019-04-17
25
23.69 k
Trong bài viết này:

Ngàm RF và ống kính RF không chỉ được thiết kế dựa trên những ưu điểm của hệ thống EF, chúng còn tiến xa hơn để tái định hình nó cho tương lai. Những lợi thế mà điều này mang lại cho hệ thống EOS R và cho việc chụp ảnh là gì? Đọc tiếp để tìm hiểu thêm.

Hình ảnh chính về các đặc điểm của ống kính RF

 

Từ EF đến RF: Ý nghĩa của ống kính RF

Ống kính EF đầu tiên được ra mắt cách đây 31 năm, vào năm 1987. Với đặc trưng là ngàm điện tử hoàn toàn, lớn, ống kính EF trên thực tế trở nên đồng nghĩa với Canon, và chất lượng của chúng có thể được nói là một chuẩn mực đối với các nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới, từ thời đại máy ảnh phim đến tận ngày nay.

Phát triển nhanh trong 30 năm đến năm 2018. Trong thời đại này, máy ảnh mirrorless, từng được cho là không thể, hiện nay đã trở thành hiện thực. Cùng với đó là hệ thống ngàm RF mới, tất cả được chuẩn bị sẵn sàng tiếp bước trong 30 năm tiếp theo.

Mặc dù nó thể hiện những gì là tốt nhất của hệ thống ống kính EF, chẳng hạn như đường kính ngàm lớn và ngàm điện tử hoàn toàn, hệ thống ngàm RF có riêng một số lợi ích. Về mặt đó, ống kính RF không chỉ tiếp tục những phẩm chất minh họa cho Canon, mà nó còn tái định nghĩa chúng để cung cấp các chức năng mới, cải tiến.

 

#1: Hệ thống giao tiếp giữa ống kính-máy ảnh tốt hơn

12 chân kết nối ngàm, nhưng không chỉ liên quan đến con số

So sánh ngàm RF và EF

Ngàm RF: Kết nối 12 chân
Ngàm EF: Kết nối 8 chân

Ngàm RF có 12 chân kết nối, nhiều hơn so với 8 chân trên ống kính EF, và nó cũng được trang bị một giao thức truyền tín hiệu được cải thiện. Nhưng đặc điểm này giúp tăng tốc độ và khối lượng truyền dữ liệu giữa thân máy ảnh và ống kính. Có khả năng giao tiếp cao đáp ứng các nhu cầu hiện tại, điều này cho thấy rằng Canon đã thiết kế ngàm này cho tương lai.

Cơ chế Digital Lens Optimizer (DLO) là một tính năng hưởng lợi từ ngàm mới, ít nhất là theo 2 cách:

1. Dữ liệu chỉnh ống kính DLO hiện nay có thể được lưu trong ống kính. Dữ liệu này có thể được gửi tức thời đến máy ảnh khi gắn ống kính RF, loại bỏ nhu cầu phải tải xuống thủ công và đăng ký dữ liệu chỉnh ống kính khi sử dụng một ống kính mới ra mắt.

2. Giao tiếp giữa ống kính-máy ảnh nhanh hơn giúp tối đa hóa hiệu năng của DLO. Ví dụ, có thể sử dụng DLO trong khi chụp liên tục mà không ảnh hưởng đến tốc độ chụp liên tục hoặc số tấm ảnh. 

 

#2: Đường kính ngàm lớn

3/4 ống kính RF tiên phong có khẩu độ f/2.0 hoặc lớn hơn. Làm thế nào có thể có được điều này?

Đường kính trong của ngàm RF là 54mm, vô tình có kích thước bằng với kích thước trên ngàm EF. Các nhà phát triển của Canon muốn tạo ra một hệ thống ngàm sẽ không chỉ cung cấp chất lượng hình ảnh hoàn hảo mà còn cải thiện tính dễ sử dụng, và rõ ràng là, họ thấy rằng 54mm là kích thước sẽ đạt được kết quả tốt nhất.

Nói chung, đường kính ngàm càng lớn cho phép có đường kính khẩu càng lớn. Trong khi ngàm RF có cùng kích thước với ngàm EF, thiết kế mới của nó cho phép có sự tự do hơn trong thiết kế quang học, lót đường cho các ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn trong dòng ống kính RF.

 

Các ống kính RF khẩu độ lớn

RF28-70mm f/2L USM, RF50mm f/1.2L USM và RF35mm f/1.8 Macro IS STM

 

#3: Khoảng cách buồng tối ngắn

Điều này cũng ngụ ý là khoảng cách back focus (khoảng cách từ điểm cuối của thấu kính đến mặt phẳng tiêu) ngắn. Vậy những lợi ích là gì?

Khi không gian lẽ ra chiếm bởi gương được loại bỏ, khoảng cách từ ngàm đến cảm biến hình ảnh (có nghĩa là khoảng cách buồng tối) có thể được làm cho ngắn hơn.

minh họa khoảng cách back focus

Khoảng cách back focus: Khoảng cách giữa thấu kính cuối cùng và cảm biến hình ảnh.
Khoảng cách buồng tối (Khoảng cách buồng tối): Khoảng cách giữa ngàm và cảm biến hình ảnh.

Trên EOS R và EOS RP, khoảng cách buồng tối là 20mm, chưa bằng một nửa so với khoảng cách trên máy ảnh DSLR. Thậm chí điều này là sau khi cân nhắc nhu cầu phải duy trì một thiết kế chắc chắn, cứng cáp. 

Khoảng cách buồng tối ngắn hơn có nghĩa là thấu kính cuối cùng có thể đặt gần cảm biến hơn. Nói cách khác, khoảng cách back focus (khoảng cách giữa thấu kính cuối cùng và cảm biến hình ảnh) có thể được rút ngắn. Điều này không chỉ cho phép thiết kế thân máy ảnh nhỏ gọn hơn, mà còn cho phép có khả năng linh hoạt cao hơn trong thiết kế ống kính. Điều trước đây là khó khăn với ống kính EF hiện nay đã đạt được.

 

Sự khác biệt về back focus giữa máy ảnh ngàm RF và EF

Khoảng cách back focus trên máy ảnh EOS R và ống kính RF

EOS R + RF24-105mm f/4L IS USM

Khoảng cách back focus trên máy ảnh EOS 5D Mark IV và ống kính EF

EOS 5D Mark IV + EF24-105mm f/4L IS II USM

 

#4: Dual Sensing IS và Hybrid IS

Mang lại cảm giác an toàn với các khả năng ổn định hình ảnh mạnh mẽ của chúng

Hệ thống Ổn Định Hình Ảnh (IS) truyền thống trong ống kính có các cảm biến hồi chuyển trong ống kính, phát hiện và chỉnh rung máy. Hệ thống Dual Sensing IS kết hợp tính năng này, và ngoài ra còn sử dụng thông tin từ cảm biến hình ảnh để phát hiện rung máy mà hệ thống IS truyền thống khó phát hiện. Điều này dẫn đến khả năng ổn định hình ảnh hiệu quả hơn, chính xác hơn.

Ngoài cơ chế Dual Sensing IS, ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM còn được trang bị cơ chế Hybrid IS, một cơ chế tồn tại lâu dài. Hybrid IS không chỉ chỉnh rung máy dạng góc truyền thống gây ra bởi xoay máy và thay đổi về góc máy, mà còn có thể chỉnh rung máy dạng dịch chuyển, xuất hiện trong chuyển động song song của máy ảnh chẳng hạn như lia máy.

Mặt cắt ngang hệ thống Dual Sensing IS

Dual Sensing IS
Truyền dữ liệu nhanh hơn trên ngàm RF cho phép có hệ thống Dual Sensing IS chính xác hơn trên máy ảnh EOS M-series.

Mặt cắt ngang hệ thống Hybrid IS

A) Rung máy dạng góc
B) Rung máy dạng dịch chuyển
C) Bộ Phận IS
D) Bộ vi xử lý trong ống kính
E) Cảm biến gia tốc
F) Cảm biến hồi chuyển rung

Hybrid IS
Cảm biến hồi chuyển rung và cảm biến gia tốc phát hiện và chỉnh rung máy dạng dịch chuyển.

 

#5: Vòng điều chỉnh

Điều chỉnh các thiết lập máy ảnh bằng ống kính của bạn

Ngoài vòng chỉnh tiêu và phòng zoom, ống kính RF còn có một vòng điều chỉnh. Vòng này hoạt động giống như vòng khẩu trên các ống kính chỉnh tiêu thủ công, cho phép bạn điều chỉnh thiết lập phơi sáng chỉ định bằng một cú xoay đơn giản. Để thực hiện việc này, hãy vào tab Camera Functions trong trình đơn, và chọn “Customize dials”. 

Vòng điều chỉnh ống kính RF xoay tay

Có thể tùy biến vòng điều chỉnh để điều chỉnh các thiết lập phơi sáng chẳng hạn như khẩu độ, tốc độ cửa trập, độ nhạy sáng ISO và bù phơi sáng. 

 

Đọc thêm về vòng điều chỉnh và nó giúp cho việc chụp ảnh được dễ dàng hơn như thế nào trong:
3 Tính Năng Trên EOS R Sẽ Làm Thay Đổi Cách Bạn Chụp

Vòng điều chỉnh trên ống kính RF và Ngàm Chuyển EF-EOS R là một tính năng được nhiều nhiếp ảnh gia khen ngợi. Để biết ví dụ về cách các nhiếp ảnh gia khác đã sử dụng nó, hãy tham khảo bài viết sau đây:
EOS R: Vượt Qua Sương Mù, Mồ Hôi, Nụ Cười và Nước Mắt
24 giờ ở Seoul: 10 Ảnh Hấp Dẫn Chụp bằng EOS R (Phiên bản tiếng Anh)
Kiểm nghiệm tận mắt: Tại sao EOS R là một bổ sung tuyệt vời cho bộ đồ nghề chụp ảnh khi đi du lịch của tôi

 

#6: Chú ý kỹ đến chất lượng hình ảnh

Tối đa hóa những phẩm chất của ống kính RF

Đường kính ngàm lớn hơn (được đề cập ở #2) và khoảng cách back focus ngắn (ở #3) cho phép thiết kế ống kính RF đạt được chất lượng hình ảnh cao hơn nữa. Ví dụ, nó cho phép đặt một thấu kính lớn rất gần cảm biến hình ảnh, và điều này giúp có được chất lượng hình ảnh tốt hơn trên toàn bộ ảnh.

Các thấu kính này cũng kết hợp các lớp phủ đặc biệt chẳng hạn như Subwavelength Structure Coating (SWC) (Phiên bản tiếng Anh)Air Sphere Coating (ASC) (Phiên bản tiếng Anh) để giảm lóa và bóng ma.

Để kết hợp tối ưu với các ống kính RF độ phân giải cao hơn, giá trị Sharpness mặc định trong thiết lập Picture Style chi tiết cũng đã được cập nhật: Nó là “4” trên EOS 5D Mark IV, nhưng là “2” trên EOS R và EOS RP.

Ảnh phong cảnh tự nhiên ngược sáng chụp bằng EOS R

EOS R/ RF28-70mm f/2L USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/14, 1/320 giây, EV+0,3)/ ISO 200/ WB: Auto

Nhờ vào các lớp phủ thấu kính đặc biệt, không có hiện tượng bóng ma khả kiến trong tấm ảnh ngược sáng này.

 

Khi ra mắt EOS RP, Canon cũng tiết lộ rằng họ sẽ ra mắt thêm 6 ống kính RF vào nửa cuối năm 2019. Sau đây là thông tin nhanh:
Máy Ảnh Mới EOS RP của Canon: Bắt Đầu Hành Trình Sử Dụng Máy Ảnh Mirrorless Full-Frame Của Bạn

Tìm hiểu thêm về các đặc điểm của 4 ống kính RF tiên phong trong:
Mở rộng phạm vi khả năng chụp ảnh của bạn với ống kính RF hoàn toàn mới

Bạn đang tự hỏi ống kính RF nào là phù hợp với bạn? Hãy tham khảo thông tin đồ họa ở đây:
Ống Kính RF: Ống Kính Nào Phù Hợp Với Tôi? (Phiên bản tiếng Anh)

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Digital Camera Magazine

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation

Kazuo Nakahara

Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.

http://photo-studio9.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi