Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm Các tính năng chính của ống kính RF- Part

5 Yếu Tố Chính của Quá Trình Phát Triển Ống Kính RF10-20mm f/4L IS STM

2023-10-18
1
241

RF10-20mm f/4L IS STMlà một chiếc ống kính đột phát ở nhiều cấp độ: Nó không chỉ là ống kính zoom rộng nhất của Canon cho đến nay, mà còn là ống kính zoom góc cực rộng, khẩu độ không đổi rộng nhất thế giới dành cho máy ảnh full-frame. Ngoài ra, chỉ nặng 570g, nó chỉ bằng một nửa trọng lượng của ống kính EF11-24mm f/4L USM, ống kính ngàm EF tương đương của nó. Từ cuộc phỏng vấn với các nhà phát triển ống kính, chúng tôi tóm tắt câu chuyện phát triển ống kính thành 5 từ khóa.

Các nhà phát triển ống kính RF10-20mm f/4L IS STM là (từ trái sang):
- Akihiko Masuki, Trưởng Nhóm Phát Triển/Thiết Kế Cơ Học
- Masato Shiono, Thiết Kế Cơ Học
- Fuya Mizuochi, Thiết Kế Điện
- Makoto Nakahara, Thiết Kế Quang Học

Trong bài viết này:

1. EF11-24mm f/4L USM

1. EF11-24mm f/4L USM

Hình mẫu đặt ra tiêu chuẩn cao

Được đánh giá cao nhờ góc nhìn độc đáo và chất lượng hình ảnh xuất sắc, EF11-24mm f/4L USM là tiêu chuẩn mà các nhà phát triển đặt ra để vượt qua. Ý tưởng phát triển của RF10-20mm f/4L IS STM hình dung ra một ống kính:

- Ít nhất là rộng bằng như vậy
- Nhỏ gọn và nhẹ để chụp cầm tay thoải mái
- Có khả năng tương đương, nếu không muốn nói là có chất lượng hình ảnh tốt hơn EF11-24mm f/4L USM

Việc nhấn mạnh vào độ nhỏ gọn và tính di động có cải thiện đã giải quyết được phản hồi từ nhiều người dùng ống kính EF11-24mm f/4L USM hiện hữu về trọng lượng của ống kính, khoảng 1180g.

“Tôi nghĩ sứ mệnh của chúng tôi với tư cách là nhà phát triển là giảm bớt gánh nặng đó [từ trọng lượng của ống kính]”

- Akihiko Mauki, Trưởng Nhóm Phát Triển, Thiết Kế Cơ Học

Sứ mệnh của các nhà phát triển đã hoàn thành, như thông số của RF10-20mm f/4L IS STM cho thấy. 

 

2. Thấu kính phi cầu phía trước

2. Thấu kính phi cầu phía trước

Chìa khóa cho chất lượng hình ảnh cao ở 10mm

“Các đội ngũ phát triển và sản xuất đã làm việc cùng nhau để tiến hành nhiều mô phỏng và đạt được hình dạng thấu kính phía trước lý tưởng có thể hiện thực hóa hiệu suất cao và được sản xuất hàng loạt với độ chính xác cao.”

- Makoto Nakahara, Thiết Kế Quang Học

10 mm đạt được phạm vi bao phủ và góc nhìn động không thể có được ở 14mm hoặc 15mm. Nó cho phép người dùng chụp được cả đối tượng ở xa và ở gần trong một khung hình. Tuy nhiên, góc bao phủ càng rộng thì việc chỉnh quang sai của ống kính và đạt được chất lượng hình ảnh xuất sắc càng khó.

Chìa khóa để đạt được cả mục tiêu giảm kích thước và chất lượng hình ảnh trên RF10-20mm f/4L IS STM nằm ở thấu kính phía trước, nó cần phải có vật liệu và hình dạng rất cụ thể:

- Đường kính lớn
- Độ cong cao
- Thấu kính phi cầu hai mặt

Thấu kính phi cầu càng lớn thì càng khó xử lý với độ chính xác cao. Độ cong cao cũng gây khó khăn cho việc áp dụng các lớp phủ thấu kính đặc biệt như SWC (Subwavelength Structure Coating) (Phiên bản tiếng Anh), giúp ngăn chặn hiện tượng bóng ma và lóa một cách đồng đều. Những thách thức này đã được khắc phục nhờ sự trợ giúp của công nghệ mô phỏng.

A: Thấu kính UD (Ultra-low dispersion)
B: Thấu kính phi cầu bằng thủy tinh đúc
C: Thấu kính phi cầu UD

Thấu kính phi cầu phía trước có đường kính lớn, có độ cong cao bằng thủy tinh đúc góp phần rất lớn vào đầu rộng góc 10 mm, chất lượng hình ảnh cao, và kích thước và trọng lượng nhỏ gọn.

Nắm thông tin này: Việc tối ưu hóa chất lượng hình ảnh trên toàn bộ dải zoom cũng là một thách thức, nhất là vì ống kính EF11-24mm f/4L USM đã đặt ra những tiêu chuẩn cao như vậy. Điều này cũng có thể thực hiện được nhờ những tiến bộ trong công nghệ mô phỏng thiết kế quang học được phát triển nội bộ.

 

3. Nhẹ và chắc chắn

3. Nhẹ và chắc chắn

Làm việc nhóm và công nghệ mô phỏng

“Bằng việc kiểm tra các chi tiết trong mô phỏng trong khi tiến hành thiết kế, chúng tôi đã có thể duy trì độ bền tương tự như ống kính L thông thường đồng thời giảm số lượng bộ phận kim loại.”

- Masato Shiono, Thiết Kế Cơ Học

RF10-20mm f/4L IS STM được thiết kế để có cùng kích thước như EF14-35mm f/4L IS USM. Điều này đạt được nhờ vào nỗ lực kết hợp của các bộ phận thiết kế quang học, cơ học, và sản xuất để tối ưu hóa vật liệu, bộ phận, và vị trí và cấu hình ống kính. Như với thiết kế quang học, công nghệ mô phỏng đã giúp các kỹ sư cơ khí nghĩ ra những cách sáng tạo để duy trì độ bền.

Các đường rãnh trong trụ cam này hỗ trợ hai nhóm thấu kính giúp phân tán tác động và đảm bảo độ bền và tính đáng tin cậy được kỳ vọng ở một ống kính L.

 

4. Peripheral Coordinated Control

4. Peripheral Coordinated Control

Tìm hiểu thêm về cách hoạt động của hệ thống

EOS R5 + RF10-20mm f/4L IS STM @ 10mm, f/11, 0.5 giây, ISO 100

Trái với niềm tin của nhiều người, ống kính góc cực rộng được hưởng lợi từ tính năng ổn định hình ảnh. Chúng rất dễ bị nhòe ngoại vi do góc chụp cực rộng. Điều này dễ khắc phục hơn bằng cách di chuyển một bộ phận IS trong ống kính, và chức năng Coordinated Control với IS Trong Thân Máy của máy ảnh giúp khắc phục thêm.

 

“Mặc dù có thể thiết kế IS ống kính để bù rung máy trên toàn bộ khung hình ở một độ dài tiêu cự hoặc khoảng cách lấy nét cụ thể, nhưng khó thực hiện việc bù như vậy đến tận các vùng ngoại vi trong ở các độ dài tiêu cự hoặc khoảng cách đối tượng các nhau. Tính năng Peripheral Coordinated Control tận dụng sự phối hợp giữa IS Quang Học và IS Trong Thân Máy để thực hiện hiệu chỉnh nâng cao hiện tượng nhòe ngoại vi.”

- Fuya Mizuochi, Thiết Kế Điện

 

5. STM

5. STM

Tại sao STM hoạt động tốt nhất trên ống kính này?

Trái: STM của RF10-20mm f/4L IS STM
Phải: Thấu kính chỉnh tiêu với STM

RF10-20mm f/4L IS STM là ống kính L đầu tiên sử dụng STM (Môtơ Bước) để điều khiển AF. Vì thấu kính chỉnh tiêu của nó nhỏ và được thiết kế với hành trình ngắn, nên các nhà phát triển ống kính đã quyết định rằng STM sẽ hoạt động tốt như USM (Môtơ Siêu Âm), mang lại lợi ích lớn hơn cho các thấu kính có hành trình dài. STM nhỏ hơn giúp cải thiện khả năng tự do bố trí nhóm thấu kính IS, cho phép đặt nó gần cảm biến hình ảnh hơn để có thể giảm hiện tượng nhòe ngoại vi dễ dàng hơn.

STM trên RF10-20mm f/4L IS STM được trang bị một cảm biến vị trí giúp rút ngắn thời gian khởi động môtơ. Điều này giúp đạt được khả năng lấy nét nhanh hơn và hiệu suất chung tương đương với USM.

 

Kết luận: Một thế giới mới của góc cực rộng

Kết luận: Một thế giới mới của góc cực rộng

Mọi ống kính RF đều được phát triển với mục đích mang lại giá trị mà ống kính EF không thể làm được. Đầu rộng 10 mm của RF10-20mm f/4L IS STM ghi lại một góc nhìn độc đáo, rất khác biệt về khung cảnh trước mặt chúng ta, và kích thước nhỏ gọn và tính di động của nó giúp cải thiện tính hữu dụng của nó. Các nhà phát triển ống kính đã nhất trí bày tỏ hy vọng rằng người dùng sẽ tự mình trải nghiệm khung cảnh tuyệt đẹp của ống kính này, và khám phá sức mạnh của nó như một công cụ diễn đạt.

Từ trái sang:
- Makoto Nakahara, Thiết Kế Quang Học
- Masato Shiono, Thiết Kế Cơ Học
- Akihiko Masuki, Trưởng Nhóm Phát Triển/Thiết Kế Cơ Học
- Fuya Mizuochi, Thiết Kế Điện

Tìm hiểu câu chuyện phát triển đằng sau ống kính EF11-24mm f/4L USM trong:
[Phần 1] Thế Giới Góc Cực Rộng Chưa Từng Có Của Ống Kính 11mm

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi