Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm Các tính năng chính của ống kính RF- Part20

RF85mm f/1.2L USM: Một Ống Kính Lý Tưởng Nhờ Có Ngàm RF

2019-06-12
3
1.49 k
Trong bài viết này:

Được ra mắt vào ngày 8 tháng 5, 2019, RF85mm f/1.2L USM là một ống kính một tiêu cự tele tầm trung được trang bị các công nghệ quang học mới nhất của Canon trong một thân máy hiệu năng cao. Chúng ta tìm hiểu khả năng linh hoạt cao của ngàm RF đã hiện thực hóa tất cả những điều này bằng cách nào.

Tại sao bạn sẽ luôn tìm thấy một ống kính một tiêu cự 85mm trong bộ thiết bị của một nhiếp ảnh gia chụp chân dung

Một ống kính một tiêu cự 85mm là một thiết bị chủ lực đối với chụp ảnh chân dung đến mức nó gần như trở thành đồng nghĩa với thuật ngữ "ống kính chụp chân dung". Điều này là do hai lý do. 

Thứ nhất, góc xem 85mm thể hiện hình dạng và chiều hướng của đối tượng theo cách rất giống với những gì bạn thấy bằng mắt thường. 

Thứ hai, nó cũng cho phép có một khoảng cách chụp vừa đủ cho ảnh chụp phần đầu và bán thân: Nhiếp ảnh gia không đứng quá gần cũng không đứng quá xa người mà họ đang chụp, giúp dễ giao tiếp mà không có cảm giác xâm phạm không gian.

Những phẩm chất này được cải thiện thêm bằng khẩu độ tối đa f/1.2, khẩu độ này cung cấp độ sâu trường ảnh rất nông, giúp cho có thể tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh rất mịn, làm nổi bật đối tượng chân dung.

 

Đạt được những tầm cao mới trong chụp ảnh chân dung: Dựa trên những ưu điểm của ngàm RF

Mặc dù các hãng sản xuất ống kính khác cũng có sản xuất ống kính một tiêu cự 85mm, nhưng có rất ít ống kính trong số này có khẩu độ rộng đến f/1.2. Điều này phản ánh sự khó khăn của việc sản xuất ra một chiếc ống kính có những thông số này. 

Từ khi ra mắt ống kính FD85mm f/1.2 S.S.C. vào năm 1976, các ống kính 85mm f/1.2 của Canon đã rất được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp yêu thích vì độ sáng và chất lượng hình ảnh cao của chúng. Tuy nhiên, một nhược điểm của các ống kính trước đây là xu hướng viền tím, một dạng sắc sai, xuất hiện ở rìa của đầm cưới, phụ kiện và các đối tượng khác có độ tương phản cao, nhất là khi chụp ở gần khẩu độ tối đa.

Vấn đề này đã được khắc phục trên ống kính RF85mm f/1.2L USM nhờ vào đường kính ngàm lớn và khoảng cách lấy nét sau ngắn của ngàm RF, do đó đưa chất lượng hình ảnh lên các tầm cao hơn.

 

RF85mm f/1.2L USM

Các thông số chính
Kết cấu ống kính: 13 thấu kính chia thành 9 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,85m
Độ phóng đại tối đa: 0,12x
Số lá khẩu: 9 (lá tròn)
Đường kính kính lọc: 82mm
Kích thước: φ103,2 x 117,3mm
Trọng lượng: xấp xỉ 1.195g

 

Tại sao là f/1.2 mà không phải là f/1.4?

"Sự kết hợp của độ sắc nét đáng kinh ngạc ở các vùng đúng nét và độ sâu trường ảnh cực kỳ nông của f/1.2 mang lại những biểu đạt hình ảnh chưa từng có. Mặc dù ống kính RF50mm f/1.2L USM được bán ra sớm hơn là một ống kính rất sắc nét, nhưng độ dài tiêu cự dài hơn của RF85mm f/1.2L USM tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn.”

- Kaishi Kawai, Lập Kế Hoạch Sản Phẩm

Chân dung một cô gái

EOS R/ RF85mm f/1.2 L USM / FL: 85mm/ Manual exposure (f/1.2, 1/80 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Auto

 

0,5 stop khẩu độ là một sự chênh lệch rất lớn về mặt độ khó khăn trong thiết kế quang học

Sự chênh lệch giữa f/1.4 và f/1.2 chỉ là 0,5 stop khẩu độ, và dẫn đến có lượng ánh sáng nhiều hơn 1,4 lần đi vào ống kính. Tuy nhiên, về mặt thiết kế quang học, việc có được sự chênh lệch như thế không dễ như bề ngoài.

 "Để có được cùng chất lượng hình ảnh như một ống kính chậm hơn với số f cao hơn, cần phải thực hiện chỉnh quang sai hiệu quả hơn.  Sự chênh lệch nửa stop có thể không có vẻ nhiều lắm, nhưng khi thiết kế những ống kính được gọi là khẩu lớn chẳng hạn như f/1.2 và f/1.4, nửa stop này tạo ra một sự khác biệt rất lớn về khó khăn trong thiết kế."

 - Satoshi Maetaki, Thiết Kế Quang Học

Ống kính càng nhanh, điều càng quan trọng là phải chỉnh quang sai

Khi ánh sáng đi vào ống kính, nó cong lại do khúc xạ, dẫn đến quang sai làm giảm hiệu năng quang học. Để tạo ra một ống kính nhanh đòi hỏi ống kính phải có đường kính khẩu lớn để nó có thể nhận nhiều ánh sáng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là có nhiều tia sáng bị khúc xạ hơn khi chúng đi qua rìa ống kính, làm cho ống kính dễ bị quang sai hơn nữa. Để đảm bảo cùng chất lượng hình ảnh như một ống kính chậm hơn, một ống kính nhanh hơn sẽ đòi hỏi phải có khả năng chỉnh quang sai tiên tiến hơn tích hợp vào thiết kế. 

Đạt được một thiết kế ống kính trước đây không thể đạt được

Trên ngàm EF, việc đạt được cùng mức chỉnh quang sai sẽ đòi hỏi phải sử dụng nhiều thấu kính hơn. Điều này sẽ làm cho thân ống kính lớn hơn đáng kể, và cũng làm chậm tốc độ AF. Thiết kế sẽ là có thể trên lý thuyết, nhưng sẽ không trở thành một sản phẩm thực tiễn. 

Ngược lại, ngàm RF không chỉ có đường kính trong lớn như ngàm EF, nó còn có khoảng cách lấy nét sau ngắn, giúp cho có thể đặt các thấu tính lớn ở rất gần cảm biến hình ảnh. Điều này giúp cho có thể có được mức chỉnh quang sai cao mà không làm cho ống kính trở nên quá to.

 

RF85mm f/1.2L USM - Đưa tính năng chỉnh quang sai lên tầm cao mới 

Chụp ảnh đêm bằng RF85mm f/1.2L USM

Không có quang sai

Phần crop cận cảnh biển hiệu neon ở giữa ảnh. Những vùng có độ tương phản cao như thế này dễ bị viền tím ở khẩu độ tối đa, nhưng RF85mm f/1.2L USM khử quang sai hiệu quả, dẫn đến khả năng dựng ảnh tự nhiên.

Cân cảnh đèn văn phòng ở góc ảnh

Các nguồn sáng điểm ở góc ảnh thường bị méo do quang sai coma, nhưng ống kính này ghi lại trung thực hình dạng của chúng.

EOS R/ RF85mm f/1.2L USM / FL: 85mm/ Manual exposure (f/1.2, 0,4 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Auto

 

Tích hợp những công nghệ mới nhất của Canon chẳng hạn như hệ thống quang học BR và ASC

Theo Tomohiko Ishibashi, nhà phát triển phụ trách Thấu Kính BR và Thiết Kế Lớp Phủ DS, việc sử dụng thấu kính Blue Spectrum Refractive (BR) (Phiên bản tiếng Anh) là yếu tố quan trọng nhất trong việc giảm sắc sai trên RF85mm f/1.2L USM.

Trên thực tế, RF85mm f/1.2L USM là ống kính thứ hai sử dụng hệ thống quang học BR, hệ thống này xuất hiện lần đầu trên ống kính EF35mm f/1.4L II USM

"So với các vật liệu quang học khác, thấu kính BR khúc xạ đáng kể các màu xanh dương (phổ bước sóng ngắn). Nó có các tính chất khuếch tán xuất sắc so với các vật liệu quang học truyền thống, mang lại tác dụng chỉnh sắc sai hiệu quả ngay cả ở các dạng thấu kính cực mỏng, giúp cho chúng tôi có thể đạt được mục tiêu là đạt hiệu năng cao một cách đáng kinh ngạc."

 - Tomohiko Ishibashi, Thấu Kính BR, Thiết Kế Lớp Phủ DS


Sơ đồ ống kính RF85mm f/1.2L USM

A: Thấu kính phi cầu
B: Thấu kính UD
C: Thấu kính BR
D: ASC (Air Sphere Coating)

Ngoài thấu kính BR, ống kính RF85mm f/1.2L USM còn sử dụng:

- Thấu kính phi cầu mài (Phiên bản tiếng Anh), được làm bằng vật liệu thủy tinh, có tác dụng hiệu quả trong chỉnh sắc sai nhưng không thể sử dụng trong thấu kính phi cầu thủy tinh đúc.
- Air Sphere Coating (ASC) (Phiên bản tiếng Anh), giúp giảm hiện tượng bóng ma và lóa.

 

USM dạng vòng có một cái vòng lớn để thực hiện AF nhanh hơn

Mặc dù RF85mm f/1.2L USM có thể được xem là nhỏ gọn đối với chất lượng mà nó mang lại, trọng lượng 1195g của nó vẫn có thể làm cho vài người kinh ngạc. Mặc dù phần lớn là do các thấu kính, một lý do chính khác nằm ở mômen cần thiết để vận hành bộ phận chỉnh tiêu.

"Ống kính RF85mm f/1.2L USM sử dụng cùng môtơ USM dạng vòng (Phiên bản tiếng Anh) như trên các ống kính siêu tele, chúng có mômen mạnh nhất tại Canon. Bằng cách điều chỉnh phương thức điều khiển, cũng có thể tăng mômen tối đa của môtơ, để vận hành bộ phận chỉnh tiêu nặng nề với độ chính xác cao."

- Masami Ichinose, Thiết Kế Điện

Chân dung bán thân

EOS R/ RF85mm f/1.2 L USM / FL: 85mm/ Manual exposure (f/1.2, 1/400 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Auto

 

Thủ thuật: Khi chụp chân dung, hãy sử dụng vòng điều chỉnh để bù phơi sáng

Các nhà phát triển ống kính có một lời khuyên dành cho người dùng chụp chân dung bằng ống kính này: Gán vòng điều khiển để điều chỉnh bù phơi sáng.

"Khi chụp chân dung ngoài trời và điều kiện ánh sáng thay đổi đột ngột, bạn có thể dùng tay trái để vận hành vòng điều chỉnh và điều chỉnh bù phơi sáng đồng thời chỉnh tiêu bằng cách sử dụng nút chụp bằng tay phải. Cách này đảm bảo khả năng thích nghi linh hoạt với những thay đổi trong môi trường trong trường hợp không được phép thất bại, và ngay cả một sự khác biệt 0,1 giây cũng có thể làm thay đổi mọi thứ."

- Kaishi Kawai, Lập Kế Hoạch Sản Phẩm

 

Sắp ra mắt: Một ống kính biến thể có chất lượng bokeh mượt hơn

Với RF85mm f/1.2L USM, các nhà phát triển của Canon tập trung vào việc loại bỏ hoàn toàn sắc sai và đạt được độ phân giải hình ảnh và độ sắc nét cao ở các khu vực đúng nét. Tuy nhiên, một ống kính khẩu lớn như thế này cũng có thể được thiết kế để ưu tiên chất lượng bokeh mềm mại và mượt mà. 

Đó là lý do tại sao Canon cũng đang phát triển một biến thể khác của ống kính này: RF85mm f/1.2L USM DS, sử dụng lớp phủ mới Defocus Smoothing, được phát triển nội bộ, để mang lại hiệu ứng bokeh mượt hơn, mờ mịn hơn. Mẫu sản phẩm này có kế hoạch ra mắt trong năm 2019.


RF85mm f/1.2L USM DS

RF85mm f/1.2L USM DS

 

Tìm hiểu thêm về các ống kính RF khác mà Canon có kế hoạch ra mắt trong năm 2019 ở đây:
Máy Ảnh Mới EOS RP của Canon: Bắt Đầu Hành Trình Sử Dụng Máy Ảnh Mirrorless Full-Frame Của Bạn

Để tìm hiểu thêm về 4 ống kính RF tiên phong, hãy tham khảo:
Mở rộng phạm vi khả năng chụp ảnh của bạn với ống kính RF hoàn toàn mới
Ấn Tượng Về Ống Kính: RF24-105mm f/4L IS USM trong Chụp Ảnh Đường Phố
Ấn Tượng Về Ống Kính: RF50mm f/1.2L USM trong Chụp Ảnh Chân Dung & Đường Phố
Ấn Tượng Về Ống Kính: RF28-70mm f/2L USM trong Chụp Ảnh Phong Cảnh Thiên Nhiên
Ấn Tượng Về Ống Kính: RF35mm f/1.8 Macro IS STM trong Chụp Ảnh Đường Phố

 

Đọc toàn bộ nội dung phỏng vấn với các nhà phát triển ống kính RF85mm f/1.2L USM ở đây (Phiên bản tiếng Anh)

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi