Đánh Giá Ống Kính: RF28mm f/2.8 STM so với RF35mm f/1.8 Macro IS STM trong Chụp Ảnh Du Lịch và Đường Phố
Ống kính một tiêu cự nhanh và lưu động có độ dài tiêu cự rộng vừa phải như 28mm hoặc 35mm (tương đương full-frame) là ống kính tuyệt vời để mang theo khi đi dạo. Chúng ít có khả năng tăng thêm gánh nặng cho bạn hơn, có thị trường dễ lập bố cục, và khẩu độ tối đa sáng của chúng dễ dàng xử lý các địa điểm tối hơn và cảnh đêm. Trong bài viết này, chúng ta so sánh ống kính RF28mm f/2.8 STM và RF35mm f/1.8 Macro IS STM trong đời thực. Nó sẽ giúp bạn biết nên chọn ống kính nào! Cuộn xuống cuối để biết thủ thuật lập bố cục thú vị. (Người trình bày: Maiko Fukui, Digital Camera Magazine)
Điểm kiểm tra #1: Tính lưu động
Chúng dễ dàng bỏ vừa bất kỳ túi xách hàng ngày nào?
Trên: Các ống kính được gắn vào máy ảnh EOS R8
Khi bạn ra ngoài khám phá đường phố, bất kể bạn đang ở quê nhà hay nước ngoài, có khả năng là bạn muốn để mình không bị chú ý bằng cách không sử dụng một chiếc túi đựng máy ảnh dễ nhận thấy.
Khi đi du lịch và đi dạo, tôi thường chỉ mang theo 1 đến 2 ống kính trong một chiếc hàng ngày bình thường, được bảo vệ bằng một cái túi nhỏ đựng máy ảnh có đệm. Hình ảnh cho thấy chiếc túi tote yêu thích của tôi: dễ lấy máy ảnh ra, nhẹ, và có kích thước vừa phải để không vướng víu khi ở giữa đám đông.
Đánh giá: Cả hai đều tiện lợi, nhưng RF28mm f/2.8 STM có điểm cộng nhờ vào thiết kế pancake
Cả ống kính RF28mm f/2.8 STM và RF35mm f/1.8 Macro IS STM đều đủ nhỏ để tôi có thể dễ dàng bỏ vào túi nhỏ đựng máy ảnh. Tuy nhiên, ống kính RF28mm f/2.8 STM phẳng hơn nhiều—nó hầu như không nhô ra khỏi báng cầm của EOS R8. Điều này làm giảm khả năng máy ảnh va chạm hoặc mắc vào vật gì đó trong túi xách của bạn, hoặc khi bạn di chuyển với máy ảnh đeo trên vai hoặc quanh cổ.
Điểm kiểm tra #2: Độ dài tiêu cự
Độ dài tiêu cự nào dễ sử dụng hơn?
Thị trường của ống kính RF28mm f/2.8 STM rộng hơn, trong khi thị trường của ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM gần hơn với những gì bạn nhìn thấy. Tuy nhiên, sự khác biệt này lớn đến mức nào còn tùy vào cảnh.
Khi các đối tượng ở xa hơn
RF28mm f/2.8 STM
RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Khi chụp những cảnh rộng hơn với các đối tượng ở xa hơn, chênh lệch 7mm về độ dài tiêu cự không tạo ra nhiều khác biệt. Việc đóng khung hình dễ dàng như nhau trên cả hai ống kính.
Đối tượng cận cảnh
RF28mm f/2.8 STM
RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Sự khác biệt trong hình ảnh trở nên rõ ràng khi chụp cận cảnh: hãy chú ý đến tòa nhà ở phía sau trông lớn hơn trên ống kính 35mm. Nếu bạn xem xét kỹ đường viền của hộp thư màu đỏ, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng ống kính RF28mm f/2.8 STM tạo ra độ tương phản mạnh hơn, trong khi nhỏ hơn trên ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM.
Đánh giá: Nó phụ thuộc vào phong cách và sở thích của bạn
Ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM thích hợp để chụp nhanh những cảnh bạn nhìn thấy một cách chân thực, trực tiếp. Tuy nhiên, thị trường 28mm rộng hơn có thể có cảm giác quen thuộc hơn với những ai quen chụp ảnh bằng camera điện thoại thông minh.
Mặc dù không liên quan trực tiếp đến độ dài tiêu cự, bạn cũng có thể muốn cân nhắc đến hình ảnh có được từ ống kính. Ảnh từ RF28mm f/2.8 STM dường như có đường viền sắc nét hơn, cứng hơn và nhiều quang sai hơn. Hình ảnh có được giống như phim chụp lấy liền, một xu hướng khá thịnh hành hiện nay! Trong khi đó, ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM mang lại một vẻ đẹp đơn giản, tự nhiên hơn.
Điểm kiểm tra #3: Bokeh (hiệu ứng lấy nét nông)
Bokeh khác biệt như thế nào?
Khẩu độ tối đa của ống kính RF28mm f/2.8 STM là f/2.8, trong khi khẩu độ tối đa của ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM là f/1.8. Sự khác biệt là 1 1/3 stop, có vẻ không quá lớn…hay phải vậy không?
So sánh những ảnh bên dưới.
RF28mm f/2.8 STM ở f/2.8
RF35mm f/1.8 Macro IS STM ở f/2.8
RF35mm f/1.8 Macro IS STM ở f/1.8
Nếu bạn nhớ lại, độ dài tiêu cự dài hơn sẽ làm tăng hiệu ứng bokeh. Đó là lý do tại sao ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM dài hơn tạo ra hậu cảnh mờ hơn so với ống kính RF28mm f/2.8 STM ở cùng thiết lập khẩu độ f/2.8.
Đánh giá: Hiệu ứng bokeh đẹp hơn với ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Nếu hiệu ứng bokeh là lý do chính khiến bạn mua ống kính một tiêu cự, tôi khuyên bạn nên chọn ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM. Ở f/2.8, nó đã thể hiện một lợi thế rõ rệt so với RF28mm f/2.8 STM; mở rộng ở f/1.8, hậu cảnh trở nên mịn như bơ.
Ngược lại, ống kính RF28mm f/2.8 tạo ra hiệu ứng bokeh khá tốt mặc dù có kích thước nhỏ gọn, và đủ dùng cho những người dùng nào không quá coi trọng chất lượng bokeh.
Điểm kiểm tra #4: Chụp cận cảnh
Cả hai ống kính đều cho phép bạn chụp đủ gần?
Với khả năng bán macro 0,5x, ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM rõ ràng được trang bị tốt hơn cho việc chụp cận cảnh. Bạn có thể dễ dàng lấp đầy khung hình bằng các chi tiết đồ ăn và hoa.
Mặc dù ống kính RF28mm f/2.8 STM không cho phép bạn đến gần đối tượng, nhưng nó cho phép bạn đến đủ gần để chụp được một tấm ảnh đồ ăn đẹp mắt, đồng thời ghi lại cả bối cảnh xung quanh, như ví dụ về đồ ăn bên dưới.
Hoa
RF28mm f/2.8 STM
RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Sự khác biệt về khả năng chụp cận cảnh và hiệu ứng bokeh là rõ ràng khi chụp ảnh hoa. Bạn có thể đến gần bông hoa hơn nhiều với ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM.
Đồ ăn
RF28mm f/2.8 STM
RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Ống kính RF28mm f/2.8 STM cho phép bạn đến đủ gần để chụp đồ ăn trước mặt cùng với một số bối cảnh, tất cả đều từ một vị trí ngồi thoải mái. Lưu ý hiệu ứng biến dạng phối cảnh nhẹ, không thể tránh khỏi vì góc rộng hơn.
RF28mm | RF35mm | |
Khoảng cách lấy nét gần nhất | 0,23m | 0,17m |
Độ phóng đại tối đa | 0,17x | 0,5x |
Đánh giá: RF35mm f/1.8 Macro IS STM mang lại tính linh hoạt cao hơn khi chụp cận cảnh
Ống kính RF28mm f/2.8 STM có những điểm mạnh riêng, nhưng ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM mang đến cho bạn nhiều lựa chọn sáng tạo hơn.
Bạn có thể quan tâm đến:
3 Ống Kính Để Bắt Đầu Chụp Ảnh Dồ Ăn
Lựa chọn của tác giả: RF35mm f/1.8 Macro IS STM*
*Lưu ý: đây là ý kiến của tác giả và không phản ánh quan điểm của Canon.
Tại sao nên chọn RF35mm f/1.8 Macro IS STM?
Tôi cảm thấy ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM là phù hợp nhất với phong cách chụp ảnh của tôi. Tôi thích một góc nhìn gần hơn với cái nhìn tự nhiên của mình, và tôi thích hiệu ứng bokeh đẹp mắt mà ống kính tạo ra.
Với tôi, ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM cũng mang đến nhiều khả năng sáng tạo hơn. Góc nhìn rộng hơn của ống kính RF28mm f/2.8 STM tạo ra hình ảnh như tranh vẽ, trong khi ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM nằm ở giữa: hình ảnh có thể trông giống góc rộng hoặc phần nào giống tele tùy vào bố cục và quyết định thiết lập khẩu độ của bạn, chừa nhiều không gian hơn cho bạn tùy chỉnh. Nó là một lựa chọn tuyệt vời vừa như ống kính hằng ngày gắn trên máy ảnh của bạn vừa như ống kính du lịch cho phép bạn làm được nhiều việc hơn với ít thiết bị hơn.
Những điểm tôi thích ở RF28mm f/2.8 STM
Tính năng tự động lấy nét trên ống kính RF28mm f/2.8 STM cho cảm giác liền lạc hơn, và độ sắc nét ở mọi góc ảnh vượt xa mong đợi so với những gì bạn thường mong đợi ở một ống kính pancake. Tính lưu động cũng là điểm nổi trội của nó―nó rất nhỏ gọn và nhẹ, bạn có thể sử dụng nó để chụp ảnh cả ngày mà không cảm thấy mỏi. Bạn sẽ không sai lầm khi chọn nó làm ống kính du lịch.
Những lời cuối cùng
Bạn có thể sẽ thích ống kính RF28mm f/2.8 STM hơn nếu bạn muốn có hình ảnh sắc nét, có độ tương phản tương tự như ảnh chụp từ camera điện thoại thông minh. Nhưng để có tính linh hoạt sáng tạo hơn như chụp cận cảnh, tạo hiệu ứng bokeh, và tùy chỉnh khoảng cách chụp, hãy chọn ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM.
Kỹ thuật lập bố cục: Đóng khung các đối tượng phụ cho độ dài tiêu cự
Một đối tượng phụ có thể làm nổi bật ảnh chụp đồ ăn hoặc đồ trang trí của bạn. Lần tới khi bạn quyết định đưa chúng vào khung hình, hãy nghĩ xem bạn có thể tận dụng độ dài tiêu cự trong bố cục bằng cách nào. Không chỉ là vấn đề về thị trường!
Sau đây là một số ví dụ minh họa. Trong cả hai ví dụ, đối tượng chính của chúng ta là tách cà phê.
RF28mm f/2.8 STM
Tôi chụp tấm ảnh này ở tiêu cự 28mm. Với thị trường rộng hơn, bạn có thể đưa thêm nhiều bối cảnh (đối tượng phụ) vào phía trước và phía sau đối tượng chính để tấm ảnh có thể kể một câu chuyện.
RF35mm f/1.8 Macro IS STM
Tiêu cự 35mm giới hạn những gì bạn có thể đưa vào ảnh, do đó bạn sẽ phải lập bố cục theo cách khác. Ở đây, tôi sử dụng khả năng bokeh của ống kính để làm mờ các vật thể ở tiền cảnh và hậu cảnh. Điều này làm đơn giản hóa cảnh quan xung quanh, hướng sự chú ý vào hơi nước. Bạn gần như có thể ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng của cà phê.
Lời khuyên của chuyên gia: Khi sử dụng ống kính một tiêu cự, nếu bạn không thể nhét thứ gì đó vào khung hình, đừng cố ép. Hãy cố gắng tạo ra bố cục đẹp nhất với những gì bạn có. Bạn sẽ thấy vui hơn nhiều!
Bạn đang nghĩ đến việc mở rộng bộ sưu tập ống kính của mình? Sau đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn quyết định:
Ống Kính Một Tiêu Cự hay Ống Kính Zoom: Tôi Nên Mua Cái Nào?
10 Khái Niệm Cần Biết Trước Khi Mua Ống Kính Thứ Hai
Ống Kính RF so với Ống Kính EF: Sự Khác Biệt Là Gì và Quyết Định Như Thế Nào?
Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh năm 1983 tại Osaka. Nhiếp ảnh gia. Tích cực tham gia hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh cho các tạp chí và quảng cáo, viết sách, tổ chức hội thảo nhiếp ảnh, v.v.