Đánh Giá Ống Kính: RF50mm f/1.8 STM trong Chụp Ảnh Đường Phố
Một ống kính tốt, lưu động trong nhóm ống kính 50mm mang lại tính di động và tính linh hoạt bạn cần trong khi khám phá các góc cạnh khác nhau trên các con phố, và hiện nay có một lựa chọn dành cho ngàm RF: ống kính RF50mm f/1.8 STM. Nhiếp ảnh gia đường phố Kazuyuki Okajima mang theo ống kính này với máy ảnh EOS R6, và chia sẻ những ấn tượng của anh ở đây. (Người trình bày: Kazuyuki Okajima, Digital Camera Magazine)
Một chiếc ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn, tiện lợi, nhanh, có thể chụp cận cảnh
Nếu bạn đã chụp ảnh với các ống kính của Canon được một thời gian, có khả năng bạn sẽ quen thuộc với các ống kính EF50mm f/1.8 của Canon. Thậm chí nó có thể đã là chiếc ống kính đầu tiên bạn sở hữu bên cạnh ống kính theo bộ! Nhỏ, vừa túi tiền, và mang lại chất lượng hình ảnh xuất sắc, nó đã là—và vẫn là—một trong những ống kính phổ biến nhất của Canon, với ống kính EF50mm f/1.8 STM là thế hệ thứ 3. Với ống kính RF50mm f/1.8 STM, hệ thống máy ảnh mirrorless EOS R hiện nay có phiên bản ngàm RF cung cấp một lựa chọn ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn ở một mức giá vừa túi tiền, ngược lại với ống kính lớn hơn, đẳng cấp chuyên nghiệp RF50mm f/1.2L USM.
Những ấn tượng ban đầu: Trọng lượng nhẹ với hình thức hấp dẫn
Trong buổi chụp thử này, tôi sử dụng ống kính này với máy ảnh EOS R6. Điều đầu tiên làm tôi chú ý là trọng lượng nhẹ của nó, sau đó là hình thức của nó, nhất là với vòng lõi ngàm màu bạc đặc trưng của ống kính RF ở đế của nó.
Ống kính này cân bằng tốt với các máy ảnh thuộc EOS R series. Nó có tính lưu động đủ để mang theo đi dạo và đủ nhỏ để bỏ vừa vào một chiếc túi nhỏ, và với nó, tôi thấy rằng tôi đang thực sự trải nghiệm tính di động mà các máy ảnh mirrorless mang lại. Trong thời gian tôi sở hữu ống kính này, tôi thường thấy mình chụp cả ngày chỉ với một ống kính RF50mm f/1.8 STM—rất nhanh chóng!
Điểm nhấn #1: Hiệu ứng bokeh mờ mịn ở f/1.8
Dễ dàng tách biệt hậu cảnh để làm nổi bật đối tượng của bạn
Tôi thích các ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn hơn so với ống kính zoom tiêu chuẩn vì tôi thường gặp các tình huống yêu cầu phải chụp ở f/1.4 hoặc f/2. Việc có một khẩu độ tối đa lớn hơn mang lại khả năng kiểm soát nhiều hơn đối với độ sâu trường ảnh, và giúp dễ chụp ảnh có độ sâu và tính 3 chiều hơn.
Ở f/1.8, khẩu độ tối đa của ống kính RF50mm f/1.8 STM rộng hơn 1 stop so với f/2.8 mà bạn có được trên các ống kính zoom tiêu chuẩn, tốc độ cao. Điều này không chỉ có nghĩa là có hiệu ứng bokeh nhiều hơn 1 stop, mà còn có nghĩa là có được tốc độ cửa trập nhiều hơn 1 stop. Dễ tách đối tượng ra khỏi hậu cảnh và tiền cảnh hơn và làm cho các yếu tố bạn muốn khắc họa xuất hiện rõ hơn và sắc nét hơn.
EOS R6/ Aperture-priority AE (f/1.8, 1/800 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Đối tượng này cách xa tôi một chút, nhưng tôi vẫn có được hiệu ứng bokeh hậu cảnh mạnh ở khẩu độ tối đa f/1.8. Nó tách đối tượng ra khỏi hậu cảnh một cách hiệu quả và dẫn ánh mắt của người xem vào những bông hoa.
Khu vực trong khung màu đỏ, phóng to. Đây là vị trí tôi lấy nét. Khu vực xung quanh những bông hoa có hiệu hứng nhòe dần mượt mà. Ống kính này tái tạo đẹp không chỉ tính 3 chiều của cảnh mà còn đường nét mềm mại của những cánh hoa.
Điểm nhấn #2: Tính di động
Giúp bạn tự do chụp ảnh từ các góc khác nhau
Với kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, ống kính RF50mm f/1.8 STM rất dễ mang theo—rất phù hợp để di chuyển tìm các góc và bố cục mới.
Mặc dù độ dài tiêu cự tiêu chuẩn 50mm có thể chụp ảnh với một phối cảnh gần với mắt người, bạn cũng có thể tạo ra những tấm ảnh giống với những tấm được chụp trên một…
- Ống kính góc rộng: Bằng cách chừa nhiều không gian giữa bản thân bạn và đối tượng và chụp từ một góc chéo làm tăng hiệu ứng phóng đại phối cảnh.
- Ống kính tele: Bằng việc đến gần đối tượng hơn, loại bỏ phối cảnh, và hạn chế lượng thông tin trong khung hình để làm cho bối cảnh được đơn giản.
Ảnh giống như ảnh tele
EOS R6/ Program AE (f/8, 1/800 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Để tạo ra ảnh giống ảnh tele, hãy chụp gần một phần của đối tượng thay vì chụp toàn bộ đối tượng. Bất kỳ dấu hiệu nào của hiệu ứng phóng đại phối cảnh cũng sẽ làm cho nó trông như thể được chụp từ một ống kính góc rộng, do đó hãy tránh nghiêng máy ảnh lên trên: giữ cho nó nằm thẳng và cân bằng nhất có thể.
EOS R6/ Program AE (f/10, 1/800 giây, EV -1,0)/ ISO 100/ WB: Auto
Bằng cách làm nhòe hậu cảnh và đến đủ gần sao cho các yếu tố không mong muốn nằm ngoài khung hình, tôi đơn giản bố cục và tạo ra một cảnh crop gần rất giống như những gì có được ở độ dài tiêu cự dài hơn. Để có một góc nhìn hẹp hơn nữa, thu hút sự chú ý đối với các đối tượng ở xa, hãy chụp một tấm nằm dọc.
Ảnh giống góc rộng
EOS R6/ Program AE (f/5,6, 1/320 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Nếu bạn không chú ý đủ đến việc lập khung hình, các cảnh ở xa có thể có vẻ quá rời rạc, ngay cả là trên một ống kính tiêu chuẩn! Đối với ảnh này, tôi sử dụng các đường chéo trong cảnh để gắn kết bố cục và tạo ra cảm giác phối cảnh. Kết quả: một tấm ảnh giống với một tấm ảnh được chụp trên một ống kính góc rộng.
Xem thêm:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (3): Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả
Hệ thống quang học sắc nét và rõ
Trong khi ống kính RF50mm f/1.8 STM thừa hưởng hệ thống quang học được đánh giá cao của EF50mm f/1.8 STM, nó cũng được trang bị đường kính lớn hơn và khoảng cách back focus ngắn của ngàm RF, cũng như một thấu kính phi cầu PMo bổ sung, giúp cải thiện thêm hiệu năng quang học. Ảnh có độ rõ và trong đạt yêu cầu đến tật rìa ảnh, và hiện tượng quang sai của ống kính được chỉnh hiệu quả, mang lại hiệu ứng bokeh hoàn hảo ở khẩu độ tối đa f/1.8. Tôi không nhìn thấy bất kỳ hiện tượng lóa hay bóng ma nào ngay cả ở điều kiện ngược sáng mạnh.
Điểm nhấn #3: Ảnh sắc nét
Các chi tiết sắc nét hơn ngay cả ở khẩu độ hẹp hơn khẩu độ tối đa một chút
Mặc dù ống kính này đạt được hiệu ứng bokeh đẹp ở khẩu độ tối đa, đối với các tình huống trong đó bạn muốn cảnh và đối tượng được sắc nét hơn nữa, bạn có thể chỉ cần khép khẩu. Mức hẹp cần sử dụng là tùy vào khoảng cách chụp và khoảng cách từ hậu cảnh, nhưng ống kính này có độ sắc nét cao ngay cả khi bạn không khép khẩu quá hẹp.
Nếu bạn thường xuyên thay đổi khẩu độ, hãy gán vòng điều chỉnh làm lối tắt. Hiện tượng mờ do nhiễu xạ có thể được giảm bằng Digital Lens Optimizer, do đó thậm chí là bạn có thể lấy nét sâu với khẩu độ tối thiểu f/22 nếu tình huống đòi hỏi.
f/4.5
EOS R6/ Aperture-priority AE (f/4.5, 1/160 giây, EV -1,0)/ ISO 100/ WB: Auto
Những chiếc lá trên cái cây này chỉ mới bắt đầu chuyển màu, dấu hiệu cho thấy mùa thu sắp đến. Tôi khép khẩu một chút sao cho các phần bắt ánh nắng sẽ có vẻ sắc nét hơn. Vẫn có một phần hiệu ứng bokeh ở các yếu tố đối diện và phía sau những chiếc lá, nhưng điều đó tạo ra độ sâu trong ảnh.
f/9
Nếu bạn không xa đối tượng quá, bạn có thể lấy nét sâu mà không cần khép khẩu quá nhiều. Và nếu có nhiều ánh sáng, chế độ Program AE sẽ tự động chọn một khẩu độ hẹp hơn, giúp cho cảnh trở nên sắc nét.
Điểm nhấn #4: Khoảng cách lấy nét gần nhất 30cm
Chụp cận cảnh những đối tượng nhỏ chiếm phần lớn hơn của khung hình
Mặc dù ảnh cận cảnh của nó có thể trông giống như ảnh được chụp bằng cách ống kính bán macro như RF35mm f/1.8 Macro IS STM hoặc RF85mm f/2 Macro IS STM, ống kính RF50mm f/1.8 STM là một ống kính macro 1/4 (độ phóng đại tối đa 0,25x). Khoảng cách lấy nét gần nhất 30cm cho phép bạn chụp gần đối tượng hơn so với EF50mm f/1.8 STM, để bạn có thể trải nghiệm niềm vui của việc chụp cận cảnh các đối tượng nhỏ.
Aperture-priority AE (f/3.2, 1/100 giây, EV +3,0)/ ISO 100/ WB: Auto
Sẽ là tuyệt vời khi có một ống kính cho phép bạn chụp cận cảnh bất kỳ khi nào bạn thích. Bạn có được những đường thẳng rõ nét và độ phân giải cao trong toàn bộ ảnh—hãy để ý ngay cả những cái gân trên những chiếc lá nhỏ xíu này cũng được phân giải tốt như thế nào. Nó có độ rõ xuất sắt, và độ tương phản đủ yêu cầu.
Một khoảng cách lấy nét gần nhất 30cm cho phép bạn đến khá gần—trên thực tế, đủ gần để đổ bóng lên đối tượng! Hãy để ý đến điều đó khi chụp.
AF nhanh, mượt mà; khả năng ổn định hình ảnh 7 stop với EOS R5/R6
AF vận hành bằng STM (môtơ bước) hoạt động êm ái, và có thể lấy nét nhanh chóng và mượt mà. Vòng điều chỉnh rất có ích, nó biến thành vòng chỉnh tiêu, cho phép lấy nét thủ công và lấy nét thủ công hoàn toàn chỉ với một cái gạt công tắc.
Mặc dù ống kính này không có hệ thống ổn định hình ảnh tích hợp, nhưng nếu bạn đang sử dụng nó với máy ảnh EOS R5 hoặc EOS R6, IS Trong Thân Máy trong máy ảnh cung cấp khả năng ổn định lên đến tương đương 7 stop tốc độ cửa trập. Điều này cho phép bạn chụp cầm tay ngay cả ở tốc độ cửa trập khoảng 2 giây.
Tóm tắt: Một chiếc ống kính dễ mang theo, tiện lợi có khả năng linh hoạt cao
Đừng đánh giá thấp những gì bạn có thể làm với một chiếc ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn, nhất là với một chiếc ống kính có tính di động như ống kính này. Hữu ích ở các lĩnh vực và thể loại khác nhau, bạn có thể chụp nhiều hơn với máy ảnh EOS R series một khi bạn thêm ống kính này vào bộ thiết bị của bạn!
*Vì bài đánh giá này được thực hiện trên một mẫu ống kính tiền sản xuất, có thể có một số khác biệt về hình thức bên ngoài của sản phẩm và chất lượng hình ảnh.
RF50mm f/1.8 STM
Các thông số chính
Kết cấu ống kính: 6 thấu kính chia thành 5 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,3m
Độ phóng đại tối đa: 0,25x
Số lá khẩu: 7 (lá tròn)
Đường kính kính lọc: 43mm
Kích thước: φ69,2 x 40,5mm
Trọng lượng: xấp xỉ 160g
Kết cấu ống kính
A: Thấu kính phi cầu PMO
Loa Che Nắng ES-65B (bán riêng)
Tìm hiểu thêm về công nghệ ống kính RF và các ống kính RF khác trong:
In Focus: RF Lenses
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!Giới thiệu về tác giả
Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau.
Xuất bản bởi Impress Corporation
Sinh ở Thành Phố Fukuoka vào năm 1967, Kazuyuki Okajima tốt nghiệp Trường Nhiếp Ảnh Tokyo (tên hiện nay: Tokyo Visual Arts). Sau khi làm trợ lý studio và trợ lý nhiếp ảnh gia, ông trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Ngoài việc chụp ảnh quảng cáo và chụp ảnh cho tạp chí, ông đi khắp thế giới chụp ảnh có tính thi vị cao. Nhiều ấn phẩm của ông gồm có bộ sưu tập ảnh Dingle. Các triển lãm tác phẩm của ông gồm có “The Light and Wind of Dingle,†“Shio-sai†(Tidal Tints), và “Let’s Go to School.