RF50mm f/1.8 STM: 6 Lý Do Để Sở Hữu Ống Kính 50mm Tiện Lợi Này
Vào ngày 4 tháng 11, 2020, Canon công bố ống kính RF50mm f/1.8 STM, phiên bản ngàm RF của một trong những ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn phổ biến nhất của nó. Cung cấp chất lượng hình ảnh cao khó tin khi biết mức giá phải chăng của nó, cùng với hiệu ứng bokeh đẹp, mờ mịn đặc trưng của ống kính khẩu độ lớn (“nhanh”), ống kính mới này được thiết kế để tiếp tục di sản của đối trọng ngàm EF của nó như một chiếc ống kính rất được yêu thích dành cho một thế hệ người dùng hệ thống EOS R mới.
1. Hiệu ứng bokeh đẹp bạn có được ở f/1.8
2. Chất lượng hình ảnh được cải thiện nhờ vào ngàm RF
3. Độ dài tiêu cự 50mm linh hoạt
4. Tính lưu động nhỏ gọn
5. Các khả năng chụp semi macro
6. Khả năng ổn định hình ảnh lên đến 7 stop với EOS R5 và EOS R6
1. Hiệu ứng bokeh mờ mịn, đẹp ở f/1.8
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/1,8, 1/1250 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Đối với nhiều người, điểm hấp dẫn lớn nhất của ống kính RF50mm f/1.8 STM có khả năng là hiệu ứng bokeh đẹp, mờ mịn nhờ vào khẩu độ lớn f/1.8. Hiệu ứng bokeh quang học mờ mịn và trông tự nhiên như thế mang lại những tấm chân dung dễ chịu hơn khi nhìn vào so với hiệu ứng bokeh được xử lý kỹ thuật số trên điện thoại thông minh. Giống như đối trọng ngàm EF của nó, ống kính RF50mm f/1.8 STM có giá phải chăng, biến nó thành một ứng viên sáng giá làm ống kính một tiêu cự RF đầu tiên.
Thủ thuật: Khẩu độ tối đa rộng cũng xuất sắc cho chụp ảnh trong nhà. Xem: 2 Thủ Thuật Đơn Giản Để Chụp Chân Dung Trẻ Em Trong Nhà Đẹp, Không Nhòe
2. Chất lượng hình ảnh được cải thiện nhờ vào ngàm RF
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/2500 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Cận cảnh khu vực trong khung hình màu đỏ
Đường kính ngàm lớn và khoảng cách back focus ngắn nhờ vào ngàm RF giúp cho có thể thiết kế các ống kính có khả năng đạt được chất lượng hình ảnh cao hơn trước đây. Ảnh chụp ở khẩu độ tối đa trên các ống kính khẩu độ lớn (“nhanh”) có xu hướng hơi mờ (soft), nhưng những tấm ảnh được chụp ở khẩu độ tối đa f/1.8 trên ống kính RF50mm f/1.8 STM sắc nét đến tận các góc. Các thấu kính phi cầu được kết hợp vào kết cấu ống kính truyền thống để có khả năng chỉnh quang sai thấu kính tốt hơn.
3. Những hình thức khác biệt bạn có thể tạo ra ở 50mm
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/250 giây)/ ISO 200/ WB: Clowdy
Lấy một tờ giấy khổ A3 và giơ nó ra trước mặt bạn với hai tay duỗi thẳng. Khu vực mà tờ giấy che phủ là khoảng tương đương góc xem của độ dài tiêu cự 50mm. Góc xem này giúp cho dễ kết hợp những thứ bạn nhận thấy vào cùng bố cục.
Dải tiêu cự tele tầm trung từ 70 đến 100mm được biết đến với khả năng khắc họa trung thực hình dạng và kích thước. Rộng hơn một chút so với mức đó, độ dài tiêu cự 50mm được biết đến với khả năng linh hoạt của nó. Di chuyển lùi xa hơn một chút so với đối tượng của bạn và chụp nghiêng để có phối cảnh giống ống kính góc rộng; hoặc di chuyển lại gần hơn và chụp cận cảnh để có hình thức giống với khi bạn chụp bằng một ống kính tele tầm trung. Chỉ bằng cách di chuyển đôi chân một chút, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì có thể chỉ với một độ dài tiêu cự.
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/125 giây)/ ISO 640/ WB: Auto
Xem thêm:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (3): Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả
4. Khả năng lưu động nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ
Ống kính RF50mm f/1.8 STM là ống kính RF nhỏ nhất, nhẹ nhất cho đến nay: một lựa chọn tốt cho những ai muốn tối đa hóa khả năng lưu động. Khi kết hợp với một chiếc máy ảnh mirrorless trong hệ thống EOS R, nó mang lại một sự kết hợp nhỏ hơn và nhẹ hơn so với một chiếc máy ảnh full-frame EOS DSLR với ống kính EF50mm f/1.8 STM! Khả năng di động cao hơn này là một điểm cộng không chỉ đối với khi lang thang khám phá các địa điểm, mà còn để tận dụng hiệu quả nhất điểm 3.
5. Bạn có thể chụp gần hơn so với phiên bản ngàm EF
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/30 giây, EV +1)/ ISO 200/ WB: Auto/ Ở khoảng cách lấy nét gần nhất (30cm)
Chụp trên ống kính EF50mm f/1.8 STM ở khoảng cách lấy nét gần nhất (35mm)
Bạn vẫn phân vân trong việc nâng cấp từ ống kính đáng tin cậy EF50mm f/1.8 STM? RF50mm f/1.8 STM có khoảng cách lấy nét gần nhất là 30cm, gần hơn 5cm so với trên đối trọng ngàm EF của nó. Kết hợp đặc điểm này với độ phóng đại tối đa 0,25x cho phép bạn chụp gần hơn với đối tượng là đồ ăn, sản phẩm, những vật nhỏ, và những vật thú vị khác mà bạn có thể gặp, mở ra nhiều khả năng sáng tạo hơn.
6. Xử lý các cảnh thiếu sáng hiệu quả hơn: Khả năng ổn định hình ảnh lên đến 7 stop với EOS R5/R6
Bật IS Trong Thân Máy
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/8, 1/4 giây)/ ISO 400/ WB: Auto
Tắt IS Trong Thân Máy
Theo một quy tắc căn bản nổi tiếng trong nhiếp ảnh, để tránh rung máy, tốc độ cửa trập của bạn phải là 1/(độ dài tiêu cự) giây, có nghĩa là 1/50 giây đối với ống kính 50mm. Bản thân lượng ánh sáng lớn mà khẩu độ f/1.8 của nó cho phép đi vào biến RF50mm f/1.8 STM thành một ống kính xuất sắc ở các cảnh thiếu sáng. Khi lắp vào máy ảnh EOS R5 và EOS R6, cơ chế Ổn Định Hình Ảnh Trong Thân Máy (IS Trong Thân Máy) mang lại khả năng ổn định hình ảnh lên đến 7 stop tốc độ cửa trập, cung cấp độ sắc nét và độ ổn định cao hơn nữa cho ảnh ban đêm chụp cầm tay.
RF50mm f/1.8 STM
Các thông số chính
Kết cấu ống kính: 6 thấu kính chia thành 5 nhóm
Khoảng cách lấy nét gần nhất: 0,3m
Độ phóng đại tối đa: 0,25x
Số lá khẩu: 7 (lá tròn)
Đường kính kính lọc: 43mm
Kích thước: φ69,2 x 40,5mm
Trọng lượng: xấp xỉ 160g
Kết cấu ống kính
A: Thấu kính phi cầu PMO
Loa Che Nắng ES-65B (bán riêng)
Ảnh mẫu
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/250 giây)/ ISO 3200/ WB: Auto
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/25 giây, EV +0,7)/ ISO 200/ WB: Auto
EOS R5/ RF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/1.8, 1/1600 giây)/ ISO 6400/ WB: 4000K
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.
Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.
Đăng Ký Ngay!