Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các Sản Phẩm >> Tất cả sản phẩm

3 Ống Kính Để Bắt Đầu Chụp Ảnh Đồ Ăn

2024-05-10
3
1.79 k

Từ việc đến gần hơn với những kết cấu ngon miệng, đến chụp ảnh cầm tay gọn hơn trong các nhà hàng có ánh sáng yếu, đến việc tạo ra hiệu ứng nhòe hậu cảnh ("bokeh") làm nổi bật món ăn chính, việc thay đổi ống kính của bạn sẽ mở ra những khả năng mới trong chụp ảnh đồ ăn. Với rất nhiều lựa chọn, bạn nên chọn (những) ống kính gì? Sau đây là những điều cần cân nhắc cùng với các đề nghị của chúng tôi.

Trong bài viết này:

 

Ống kính một tiêu cự: Nhanh, sắc nét, và linh hoạt

Ống kính đầu tiên mà hầu hết các nhiếp ảnh gia chụp đồ ăn sẽ mua là ống kính một tiêu cự vì những lý do bên dưới:

- Khẩu độ tối đa rộng
Ống kính một tiêu cự thường "nhanh hơn" (=có khẩu độ tối đa rộng hơn) so với hầu hết các ống kính zoom—đặc biệt là ống kính theo bộ đi kèm với máy ảnh của bạn. Điều này là hữu ích trong điều kiện ánh sáng yếu: bạn có thể sử dụng độ nhạy sáng ISO thấp hơn và/hoặc tốc độ màn trập nhanh hơn và có được những tấm ảnh rõ nét ngay cả khi bạn không sử dụng đèn flash.

- Hiệu ứng bokeh tuyệt đẹp (độ sâu trường ảnh nông hơn)
Khẩu độ tối đa rộng cũng giúp tạo ra hậu cảnh nhòe đẹp, đơn giản hóa bối cảnh xung quanh và thu hút sự chú ý vào đồ ăn. Điều này giúp dễ cho việc đảm bảo rằng các đạo cụ không gây phân tâm trở nên dễ dàng hơn.

- Nhỏ và dễ điều khiển
Bạn có thể thấy ống kính một tiêu cự dễ cầm, ổn định, và di chuyển để tìm góc tốt nhất. Nếu sự kết hợp máy ảnh-ống kính đủ nhẹ để bạn chụp bằng một tay, bạn thậm chí có thể chụp ảnh bạn tự rót nước hoặc làm mẫu tay của chính bạn mà không cần cài đặt chân máy!

- Độ sắc nét
Việc tối ưu hóa chất lượng quang học cho một tiêu cự là dễ hơn, do đó hình ảnh từ ống kính một tiêu cự của bạn sẽ sắc nét hơn những tấm ảnh chụp bằng ống kính zoom nhập môn/ống kính theo bộ của bạn! Không có gì giống như việc có những chi tiết nhỏ được thể hiện một cách tinh tế để làm cho hình ảnh đồ ăn của bạn trông còn ngon hơn nữa.

 

Ngoài ra, thiết kế quang học đơn giản hơn của ống kính một tiêu cự cho phép kết hợp nhiều tính năng hơn. Một tính năng hữu ích mà bạn sẽ tìm thấy trên nhiều ống kính một tiêu cự của Canon là chức năng macro. Hầu như tất cả các ống kính một tiêu cự chúng tôi khuyên dùng ở đây đều có khả năng chụp macro tối thiểu 0.5x. Bạn sẽ có thể lấp đầy phần khung hình nhiều hơn với các món ăn nhỏ hơn và chụp cận cảnh các kết cấu và chi tiết ngon miệng!

 

Cần cân nhắc điều gì khi chọn ống kính một tiêu cự?

Khi quyết định mua ống kính một tiêu cự nào, điều đầu tiên cần cân nhắc là độ dài tiêu cự. Chọn ống kính có độ dài tiêu cự mà bạn có thể dễ dàng làm việc (hoặc bổ sung cho một ống kính hiện hữu) và chụp được góc mà bạn thích.

  Độ dài tiêu cự rộng hơn Độ dài tiêu cự hẹp hơn
Thị trường Lớn hơn Nhỏ hơn
Chiều sâu trường ảnh Sâu hơn Nông hơn
Khoảng cách làm việc
(cần thiết để đạt được cùng khung hình)
Nhỏ hơn Lớn hơn
Ảnh cận cảnh lấp đầy khung hình Khó hơn Dễ hơn
Méo Nhiều hơn Ít hơn

Đây là một số độ dài tiêu cự kinh điển mà các nhiếp ảnh gia chụp đồ ăn chuyên nghiệp sử dụng, cùng với các đề nghị về ống kính cho cả người dùng máy ảnh full-frame và APS-C.

 

1. Ống kính 35mm: Tuyệt vời để chụp ảnh flat lay và chụp ảnh đồ ăn du lịch

Ảnh của Kim/@niesukma_
EOS R6 Mark II + RF35mm f/1.8 Macro IS STM @ f/3.5, 1/100 giây, ISO 1000

Ống kính 35mm thuận tiện để chụp ảnh flat lay và chụp ảnh trên đầu: bạn không cần phải giữ máy ảnh quá cao để có được phần nhiều hơn trong khung hình. Đó là một điểm cộng rất lớn, đặc biệt nếu bạn nhỏ con! Nó cũng cho phép bạn ghi lại nhiều chi tiết hơn về môi trường khi bạn chụp tại các nhà hàng, quán ăn, hoặc sự kiện. Nếu ống kính có chức năng macro như macro RF35mm f/1.8 IS STM (độ phóng đại tối đa xấp xỉ 0.5x ), nó có thể lấy nét gần đối tượng hơn, giúp bạn có thể lấp đầy khung hình nhiều hơn với các chi tiết và kết cấu.

Vì dễ dàng lập khung hình ở 35mm cả trong nhà và ngoài trời, ống kính 35mm cũng có thể trở thành ống kính hàng ngày hoặc ống kính du lịch nhanh hoàn hảo. Bạn chắc chắn sẽ thấy mình dùng nó để chụp ảnh không chỉ đồ ăn!

Thủ thuật chuyên nghiệp: Hiện tượng biến dạng có thành vấn đề với bạn không?
Đừng ngạc nhiên nếu các vật thể hình tròn trông hơi giống hình bầu dục. Là một độ dài tiêu cự góc rộng, 35mm dẫn đến biến dạng phối cảnh. Điều này trở nên rõ ràng hơn ở các cạnh của khung hình, trong ảnh cận cảnh, và khi nghiêng máy ảnh, chẳng hạn như các tấm ảnh chụp ở góc chéo. Nó có thể được sử dụng để mang lại kết quả sáng tạo, nhưng nếu đó không phải là hiệu ứng mà bạn (hoặc khách hàng của bạn) muốn, hãy tránh những góc này và cẩn thận với những gì bạn đặt ở cạnh của khung hình. Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng một độ dài tiêu cự dài hơn, lý tưởng là 50mm trở lên.

 

Khuyên dùng đối với máy ảnh full-frame: RF35mm f/1.8 Macro IS STM

Nhẹ và lưu động, đây là một trong những ống kính một tiêu cự linh hoạt nhất của Canon. Nó có khẩu độ tối đa f/1.8 nhanh và khả năng ổn định hình ảnh tích hợp lên đến 5 stop, hữu ích cho ảnh chụp cầm tay ở điều kiện thiếu sáng. Khả năng chụp macro 0.5x của nó cho phép bạn chụp cận cảnh với đối tượng chỉ cách đầu ống kính vài cm. Đồ ăn chỉ là một trong những đối tượng mà nó có thể xử lý dễ dàng!


Khuyên dùng cho máy ảnh APS-C: RF24mm f/1.8 Macro IS STM

Trên máy ảnh APS-C
Độ dài tiêu cự tương đương: 38,4mm
Độ phóng đại tối đa hiệu dụng: xấp xỉ 0.8x

Nếu bạn đang tìm một ống kính một tiêu cự cho máy ảnh APS-C, hãy nhớ tính đến hệ số crop 1.6x. Ống kính RF24mm f/1.8 Macro IS STM sẽ mang lại cho bị thị trường giống với ống kính RF35mm f/1.8 Macro IS STM trên máy ảnh full-frame. Nó cũng có kích thước gần như nhau.

 

2. Ống kính 50mm: Độ dài tiêu cự linh hoạt

Ảnh của Kim/@niesukma_
EOS R6 Mark II + RF50mm f/1.8 STM @ f/4, 1/125 giây, ISO 100

Nhiều nhiếp ảnh gia thích chụp ảnh ở góc 45° hoặc góc chéo ở 50mm trở lên vì hầu như không có biến dạng nhìn thấy được so với 35mm. Trên thực tế, các ống kính 50mm rất linh hoạt vì chúng mang đến góc nhìn tự nhiên bất kể bạn chụp gần hay xa đến đâu! Một số nhiếp ảnh gia cũng có thể thích thị trường hẹp hơn một chút, điều này giúp cho việc lấp đầy khung hình với các đối tượng nhỏ hơn trở nên dễ hơn.

Tất nhiên, máy ảnh cũng có thể chụp được những cảnh rộng hơn như kỹ thuật flat lay và ảnh chụp trên bàn. Tuy nhiên, bạn sẽ phải di chuyển máy ảnh xa hơn khoảng 30 đến 40cm để có bố cục giống như một ống kính 35mm.


Thủ thuật chuyên nghiệp: Chụp ở điều kiện thiếu sáng? Sử dụng focus bracketing

Nếu bạn phải sử dụng khẩu độ tối đa trong khi chụp và nhận ra rằng bạn không thể lấy nét đối tượng hoàn toàn, hãy giữ máy ảnh ổn định nhất có thể và sử dụng tính năng focus bracketing. Kỹ thuật này chụp nhiều tấm với các vị trí lấy tiêu điểm khác nhau, có thể được kết hợp để tạo ra một tấm ảnh sắc nét hơn.  Hầu hết các máy ảnh EOS R series đều có chức năng Focus Bracketing, nó sẽ chụp các tấm focus bracketing cho bạn, và các máy ảnh mới hơn như EOS R6 Mark II và EOS R8 cũng có tính năng Depth Composition, kết hợp các ảnh bracketing trong máy ảnh.

Xem thêm:
Cách Tăng Chiều Sâu Trường Ảnh Khi Chụp Góc Rộng?
Focus Stacking: Một Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp Được Đơn Giản Hóa với Focus Bracketing

 

Khuyên dùng đối với máy ảnh full-frame: RF50mm f/1.8 STM

Ống kính 50mm này rất phổ biến như ống kính thứ hai hoặc ống kính một tiêu cự đầu tiên vì nó rẻ tiền, nhỏ, và nhẹ. Ống kính nhỏ gọn giúp bạn dễ dàng ổn định, nhưng sử dụng ống kính này với một máy ảnh có IS Trong Thân Máy như EOS R6 Mark II sẽ mang lại nhiều lợi ích ổn định hình ảnh hơn.


Khuyên dùng cho máy ảnh APS-C: RF35mm f/1.8 Macro IS STM

Trên máy ảnh APS-C
Độ dài tiêu cự tương đương: 56mm
Độ phóng đại tối đa hiệu dụng: xấp xỉ 0.8x

Người dùng máy ảnh APS-C sử dụng ống kính này sẽ có được những lợi ích như khả năng ổn định hình ảnh tích hợp lên đến 5 stop và khả năng chụp macro khoảng 0.8x.

 

3. Ống kính 85mm:  Phối cảnh chuyên nghiệp

Ảnh của Tan Jiajun/@jsquaress
EOS R5 + RF85mm f/2 Macro IS STM @ f/4, 1/200 giây, ISO 200

Một ống kính 85mm được xem là một ống kính tele tầm trung (đôi khi được mô tả là "ngắn"). Những ống kính như thế là các ống kính yêu thích của các nhiếp ảnh gia chụp ảnh đồ ăn thương mại vì có phối cảnh tự nhiên đẹp, hiệu ứng nén nhẹ, và độ sâu trường ảnh nông. Các đặc điểm này kết hợp với nhau để tạo ra một tấm ảnh hấp dẫn, lôi bạn vào khung hình và làm cho bạn tập trung quan sát đối tượng chính: đó cũng là lý do tại sao 85mm là một độ dài tiêu cự kinh điển để chụp ảnh chân dung.

Hiệu ứng crop sát hơn giúp bạn dễ dàng chụp được những đối tượng nhỏ hơn như kẹo và quả mọng mà không có quá nhiều không gian trống. Bạn sẽ cần phải đứng xa đối tượng nếu bạn muốn đưa các đạo cụ hoặc các đối tượng phụ vào khung hình. Đối với ảnh bên trên, nhiếp ảnh gia đứng cách đó khoảng 1m.


Khuyên dùng đối với máy ảnh full-frame: RF85mm f/2 Macro IS STM

Ống kính 85mm đầu tiên của Canon có khả năng chụp macro có trọng lượng chỉ khoảng 500g, giúp bạn dễ dàng xử lý. Nó cũng đi kèm với khả năng ổn định hình ảnh tích hợp 5 stop, tăng lên đến 8 stop trên các máy ảnh có IS Trong Thân Máy. Bạn có thể lấy nét ở các đối tượng cách đầu ống kính khoảng 21cm―đủ xa để tránh đổ bóng. Đây là một lựa chọn rất tiết kiệm chi phí đối với một ống kính macro tele đầu tiên.


Khuyên dùng cho máy ảnh APS-C: RF50mm f/1.8 STM

Trên máy ảnh APS-C
Độ dài tiêu cự tương đương: 80mm
Độ phóng đại tối đa hiệu dụng: xấp xỉ 0.4x

Trên một máy ảnh APS-C, ống kính 50mm kinh điển này biến thành một ống kính tele tầm trung với thị trường gần giống 85mm. Mặc dù tên của nó không có chữ "Macro", nó có thể lấy nét ở các đối tượng gần đến khoảng 24cm so với đầu ống kính. Hệ số crop 1.6x của máy ảnh APS-C cho phép nó phóng đại đối tượng gần bằng ống kính RF85mm f/2 Macro IS STM.

 

Chức năng quan trọng: Gần đến các chi tiết

Ảnh của Tan Jiajun/ @jsquaress
EOS R5 + RF85mm f/2 Macro IS STM @ f/4, 1/200 giây, ISO 200

Các ống kính có khả năng chụp bán macro như RF85mm f/2 Macro IS STM và Macro RF35mm f/1.8 Macro IS STM có thể lấy nét khá gần đối tượng, cho phép bạn chụp cận cảnh các chi tiết như trong ảnh bên trên. Điều này làm cho chúng trở thành một sự bổ sung tuyệt vời cho ống kính zoom theo bộ, vì ống kính zoom theo bộ không thể lấy nét gần như vậy. Sử dụng máy ảnh APS-C hoặc chế độ crop 1.6x trên máy ảnh full-frame, cho phép bạn lấp đầy khung hình nhiều hơn nữa—lên đến mức tương đương với độ phóng đại 0.8x.

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi