Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn Giới thiệu về các khái niệm và kỹ thuật ống kính- Part

10 Khái Niệm Cần Biết Trước Khi Mua Ống Kính Thứ Hai

2023-07-10
6
4.18 k

Bạn đã chụp ảnh bằng ống kính theo bộ được một thời gian và cảm thấy rằng mình đã sẵn sàng cho một điều gì đó khác. Có những loại ống kính nào và chúng khác nhau như thế nào? Chúng tôi làm sáng tỏ biệt ngữ và chia sẻ một số tính năng mà bạn nên chú ý.

Trong bài viết này:

1. Độ dài tiêu cự

1. Độ dài tiêu cự

Mô tả phần cảnh có thể được chụp trong khung hình

Độ dài tiêu cự của ống kính cho chúng ta biết góc xem của nó, có nghĩa là có thể chụp được bao nhiêu cảnh và độ lớn của các đối tượng trong khung hình.

Độ dài tiêu cự ngắn hơn cung cấp góc xem rộng hơn, trong khi độ dài tiêu cự dài hơn cung cấp góc xem hẹp hơn.

Nắm thông tin này: Ống kính có thể được phân loại dựa trên độ dài tiêu cự của chúng

Phân loại ống kính Độ dài tiêu cự (tương đương 35mm)
Góc cực rộng 24mm trở xuống
Góc rộng 35mm trở xuống
Tiêu chuẩn 40mm đến <70mm
Tele tầm trung 70 đến 135mm
Tele > 135mm
Siêu tele 400mm trở lên

Các ống kính theo bộ thường cung cấp góc xem từ rộng đến tele tầm trung. Ví dụ, ống kính RF-S18-45mm f/4.5-6.3 cung cấp góc xem tương đương full-frame 28.8mm đến 72mm do “hệ số crop” 1.6x của nó. (Chúng tôi sẽ giải thích điều này có nghĩa là gì ở điểm tiếp theo.)

Nếu bạn muốn chụp nhiều cảnh hơn mức có thể trên ống kính theo bộ, hãy tìm một ống kính góc cực rộng.

Nếu bạn muốn động vật hoang dã và các vật thể ở xa khác trông to hơn trong khung hình, hãy tìm một ống kính tele hoặc siêu tele.

Tìm hiểu thêm về cách sử dụng các dải tiêu cự khác nhau để thể hiện nghệ thuật trong:
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục Chuyên Nghiệp (3): Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả
Ống Kính Khác Nhau, Biểu Đạt Khác Nhau: Chụp Ảnh Phong Cảnh & Thiên Nhiên
Các Kỹ Thuật Lập Bố Cục đối với Ống Kính Góc Rộng

2. Hệ số crop

2. "Hệ số crop"

Độ dài tiêu cự hiệu dụng trên máy ảnh APS-C

Nếu bạn sử dụng máy ảnh APS-C, hãy nhớ nhân độ dài tiêu cự trong tên ống kính với 1,6 lần để có được góc xem hiệu dụng theo độ dài tiêu cự full-frame. Nếu không, bạn có thể có góc xem hẹp hơn mong đợi!

Điều này là do cảm biến hình ảnh APS-C nhỏ hơn ghi lại ít cảnh hơn, tạo ra hiệu ứng “phóng to”. Trên các máy ảnh APS-C của Canon, hiệu ứng “phóng to” là 1,6 lần, do đó 50mm mang lại góc xem tương đương 80mm (50 x 1,6) trên máy ảnh full-frame.

Xem thêm:
4 Ống Kính Một Tiêu Cự RF Để Sử Dụng Với Máy Ảnh APS-C

3. Khẩu độ tối đa

3. Khẩu độ tối đa

Tác động đến độ sâu trường ảnh (bokeh) và các thiết lập chụp ở điều kiện thiếu sáng

Khẩu động là độ mở của ống kính cho phép ánh sáng đi vào. Nó tạo thành từ các lá thấu kính di chuyển để thay đổi kích thước của lỗ mở để kiểm soát phơi sáng. Độ mở lớn nhất có thể được gọi là “khẩu độ tối đa” của ống kính. Giá trị được đo bằng f-stop (số f). Bạn có thể tìm khẩu độ tối đa trong tên của ống kính, ví dụ, RF50mm f/1.8 STM. (Trong một số tên ống kính, giá trị có thể là một phạm vi, ví dụ, f/4.5-6.3. Chúng tôi giải thích thêm ở Điểm 5.)

Số f nhỏ hơn cho biết khẩu độ lớn hơn, cho phép nhiều ánh sáng đi vào hệ thống hơn trong một khoảng thời gian đã cho. Điều này cho phép có khả năng linh hoạt hơn với thiết lập tốc độ cửa trập và độ nhạy sáng ISO. Nó cũng cho biết độ sâu trường ảnh nông hơn, có nghĩa là hiệu ứng bokeh mạnh hơn (hiệu ứng làm nhòe ngoài tiêu điểm).


Bokeh

f/1.8

f/4


Thiếu sáng

Một ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn sẽ tạo ra hiệu ứng bokeh mạnh hơn. Nó cũng cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn để đóng băng chuyển động nhanh khi chụp ở điều kiện thiếu sáng yếu, hoặc độ nhạy sáng ISO thấp hơn để đảm bảo hình ảnh sạch hơn mà không nhìn thấy hạt.

f/1.8 @ 1/1000 giây

f/4 @ 1/200 giây

Cả hai ảnh đều được chụp ở ISO 12800. Tốc độ cửa trập nhanh hơn nhờ vào khẩu độ f/1.8 cho phép chúng tôi đóng băng quả bóng ngoài cùng bên trái giữa không trung mà không bị nhòe do chuyển động.


Nắm thông tin này: Khẩu độ tối đa lớn hơn cũng nâng cao hiệu suất AF.

Xem thêm:
Những Câu Hỏi Thường Gặp về Ống Kính #2: Một Ống Kính Nhanh Thực Sự Có Thể Giúp Dễ Nhìn Qua Khung Ngắm Hơn Không?
Những CHTG về Ống Kính #9: Sự khác biệt giữa ống kính zoom tele f/2.8 và f/4 là gì?

4. Ống kính một tiêu cự và ống kính zoom

4. Ống kính một tiêu cự và ống kính zoom

Sự thuận tiện & các dải tiêu cự chưa được khám phá: Ống kính zoom
Bokeh và tính lưu động: Ống kính một tiêu cự

Có hai loại ống kính chính: ống kính một tiêu cự và ống kính zoom.

Hầu hết các ống kính theo bộ đều là ống kính zoom: bạn có thể thay đổi độ dài tiêu cự (phóng to và thu nhỏ) bằng cách xoay vòng zoom. Nếu bạn muốn mua một ống kính mới để sử dụng góc xem mà ống kính theo bộ của bạn không cung cấp, thì ống kính zoom sẽ mang lại sự tiện lợi nhất!

Ống kính một tiêu cự chỉ có một tiêu cự nên bạn phải “zoom bằng chân”. Nhưng vì chúng có cấu trúc đơn giản hơn nên sẽ dễ dàng kết hợp khẩu độ tối đa lớn hơn trong khi vẫn giữ cho chúng có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. Nếu bạn muốn hiệu ứng bokeh hoặc hiệu suất ở điều kiện thiếu sáng tốt hơn, nhưng cũng cần một thứ gì đó nhỏ gọn hoặc có ngân sách eo hẹp, hãy cân nhắc sử dụng ống kính một tiêu cự.

Chi tiết bổ sung về cả hai loại ống kính có trong:
Ống Kính Một Tiêu Cự hay Ống Kính Zoom: Tôi Nên Mua Cái Nào?

EOS R100/ RF85mm f/2 Macro IS STM @ FL: 85mm (tương đương 136mm), f/2, 1/800 giây, ISO 100

Hiệu ứng bokeh tiền cảnh và hậu cảnh tuyệt đẹp trong ảnh này bổ sung cho kết cấu mềm mại, mượt mà của những cánh hoa.  Nó được tạo ra nhờ sự kết hợp giữa độ dài tiêu cự dài và khẩu độ tối đa lớn f/2.

Thủ thuật: Ống kính một tiêu cự rất tốt cho việc tập lập bố cục vì chúng buộc bạn phải nỗ lực hơn để có được ảnh đẹp. Sử dụng cùng một độ dài tiêu cự đủ lâu và bạn sẽ biết rõ những gì sẽ phù hợp với khung hình ngay cả khi không kiểm tra khung ngắm! Đó là cách mà một số nhiếp ảnh gia đường phố có được tấm ảnh đẹp ngay cả khi chụp từ ngang hông.

5. Ống kính zoom có khẩu độ khả biến và khẩu độ không đổi

5. Ống kính zoom có khẩu độ khả biến và khẩu độ không đổi

Bạn cần dạng linh hoạt nào hơn?


Ống kính zoom khẩu độ khả biến

Hầu hết các ống kính theo bộ là ống kính zoom có khẩu độ khả biến. Bạn có thể biết qua tên ống kính, trong đó khẩu độ tối đa được ghi dưới dạng một phạm vi, ví dụ, RF-S18-45mm f/4.5-6.3 IS STM.

Khẩu độ tối đa thay đổi theo độ dài tiêu cự và thường là lớn nhất ở đầu góc rộng và hẹp nhất ở đầu tele. Ví dụ, với RF24-105mm f/4-7.1 IS STM, bạn có thể cài đặt độ khẩu độ tối đa là f/4 ở 24 mm, nhưng khẩu độ này giảm dần khi bạn phóng to. Ở 105 mm, khẩu độ rộng nhất bạn có thể cài đặt là f/7.1.

Ống kính zoom có khẩu độ khả biến thường nhỏ hơn, nhẹ hơn, và vừa túi tiền hơn. Chúng là một lựa chọn tốt nếu tính di động là rất quan trọng đối với bạn, và bạn chủ yếu chụp vào ban ngày ở điều kiện ánh sáng tốt.


Ống kính khẩu độ không đổi

Ống kính zoom khẩu độ không đổi có cùng khẩu độ tối đa bất kể độ dài tiêu cự được sử dụng. Ví dụ, trên RF24-105mm f/4L IS USM, bạn có thể cài đặt khẩu độ ở f/4 ở bất kỳ độ dài tiêu cự nào từ 24 đến 105mm. Điều này làm cho chúng trở nên linh hoạt hơn so với ống kính khẩu độ khả biến. Những ống kính này cũng thường là ống kính chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt hơn và kết cấu bền hơn với khả năng chống chịu thời tiết.

6. Khoảng cách lấy nét gần nhất và độ phóng đại tối đa

6. Khoảng cách lấy nét gần nhất và độ phóng đại tối đa

Quan trọng đối với chụp ảnh macro và cận cảnh

Khoảng cách lấy nét gần nhất (hoặc khoảng cách chụp tối thiểu) là thông số kỹ thuật của ống kính cho biết khoảng cách làm việc ngắn nhất có thể trước khi ống kính không thể lấy nét.

Độ phóng đại tối đa là một khái niệm liên quan. Nó cho biết kích thước của đối tượng sẽ xuất hiện trong khung hình ở khoảng cách lấy nét gần nhất. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi độ dài tiêu cự.

Bạn không nhất thiết phải luôn muốn có khoảng cách lấy nét gần nhất ngắn nhất. Các đối tượng nhạy cảm như côn trùng có thể bay đi nếu ống kính của bạn quá gần! Đó là lý do tại sao các ống kính macro tele chẳng hạn như RF100mm f/2.8L Macro IS USM rất phổ biến để chụp ảnh macro: chúng cung cấp độ phóng đại tối đa cao ngay cả khi chụp ở khoảng cách xa.

7. Khả năng tương thích với extender

7. Khả năng tương thích với extender

Tăng phạm vi tiếp cận của ống kính tele của bạn

Extender, còn được gọi là teleconverter, giúp tăng độ dài tiêu cự của ống kính khi gắn vào. Hệ số tăng có trong tên của extender. Ví dụ, sử dụng Extender RF2x với RF100-400mm f/5.6-8 IS USM sẽ tăng gấp đôi dải tiêu cự lên 200 đến 800mm, giúp thu được ảnh cận cảnh chim và động vật hoang dã hiệu quả hơn! Chúng là một cách tương đối di động và thân thiện với ngân sách để đạt được phạm vi tiếp cận lớn hơn khi cần thiết.

Hai điều cần lưu ý về extender:

1. Chúng chỉ tương thích với các ống kính nhất định
Nếu bạn nghĩ rằng bạn cần một cái, hãy chắc chắn rằng bạn mua một ống kính tương thích.

2. Chúng giảm khẩu độ tối đa
Extender 1.4x giảm khẩu độ xuống 1 f-stop và extender 2x giảm 2 f-stop.

Khẩu độ tối đa Với Extender RF1.4x Với Extender RF2x
f/2.8 f/4 f/5.6
f/4 f/5.6 f/8
f/5.6 f/8 f/11
f/8 f/11 f/16
f/11 f/16 f/22

Ống kính có khẩu độ tối đa lớn hơn sẽ linh hoạt hơn với extender. Nhiều ánh sáng đi vào ống kính hơn cũng giúp đảm bảo hiệu suất lấy nét tự động!

8. Ống kính RF so với RF-S

8. Sự khác biệt giữa ống kính RF và RF-S

Ống kính được thiết kế cho máy ảnh full-frame so với máy ảnh APS-C

Có hai loại ống kính ngàm RF. Mặc dù cả hai đều có thể được sử dụng trên bất kỳ máy ảnh nào thuộc hệ thống EOS R mà không cần ngàm chuyển, nhưng có những khác biệt chính:

 
RF
RF-S
Được thiết kế dành cho
  • Máy ảnh EOS R series full-frame
  • Máy ảnh APS-C EOS R series
Hệ số hình dạng Thường lớn hơn
(phải thích hợp với cảm biến hình ảnh full-frame lớn hơn)
Nhỏ hơn và nhẹ hơn
(Cảm biến hình ảnh APS-C nhỏ hơn)
Khi được gắn vào máy ảnh full-frame
  • Góc xem tương ứng với độ dài tiêu cự trong tên ống kính. (Hình ảnh được ghi bằng cảm biến hình ảnh đầy đủ)
  • Máy ảnh chuyển sang chế độ crop 1.6x. (Hình ảnh chỉ được ghi bằng một phần của cảm biến)
  • Góc xem tương ứng với 1.6x độ dài tiêu cự trong tên ống kính.
Khi được gắn vào máy ảnh APS-C
  • Góc xem tương ứng với 1.6x độ dài tiêu cự trong tên ống kính. (Hình ảnh được ghi bằng cảm biến hình ảnh đầy đủ)
  • Góc xem tương ứng với 1.6x độ dài tiêu cự trong tên ống kính. (Hình ảnh được ghi bằng cảm biến hình ảnh đầy đủ)
Hiện tại có nhiều lựa chọn ống kính RF hơn so với ống kính RF-S, mặc dù lựa chọn ống kính RF-S đang tăng lên. Ống kính RF cũng mang lại khả năng hữu dụng trong tương lai tốt hơn nếu bạn nâng cấp từ máy ảnh thuộc hệ thống APS-C EOS R lên máy ảnh full-frame trong tương lai.

Tìm hiểu thêm trong:
Máy Ảnh Full-Frame so với APS-C: Tôi Nên Chọn Máy Nào?

9. Ống kính EF so với RF

9. Sự khác biệt giữa ống kính EF và RF

Sự khác biệt giữa cái cũ và cái mới là gì?

Ống kính EF/EF-S sử dụng hệ thống ngàm cũ hơn được thiết kế cho máy ảnh EOS DSLR. Ống kính RF/RF-S là hệ thống ngàm mới hơn được thiết kế cho hệ thống máy ảnh mirrorless EOS R và có công nghệ tiên tiến hơn.

Không thể sử dụng ống kính RF/RF-S trên máy ảnh EOS DSLR hoặc máy ảnh mirrorless EOS M-series. Bạn sẽ cần ngàm chuyển để sử dụng ống kính EF/EF-S với máy ảnh EOS R-series.

Bài viết của chúng tôi về ống kính EF và RF cung cấp thêm thông tin chuyên sâu về những khác biệt giữa hai hệ thống. Nhưng về cơ bản, ống kính RF/RF-S mang lại hiệu suất và chức năng tốt nhất với máy ảnh EOS R series.

Nắm thông tin này: Hệ thống giao tiếp ống kính-máy ảnh được cải thiện trên ống kính RF/RF-S cho phép có các tính năng mới. Một ví dụ là thang hiển thị khoảng cách lấy nét theo thời gian thực này trong màn hình Live View/EVF (hiển thị bên trên), giúp lấy nét thủ công.

10. Ống kính L-series

10. Ống kính L-series

Khả năng chống chịu thời tiết và chất lượng hình ảnh tốt nhất có thể

Các ống kính “L” series có chữ “L” trong tên ống kính và một đường màu đỏ xung quanh ống kính. Chúng cho biết đó là một ống kính đẳng cấp chuyên nghiệp. Những ống kính như thế có:

  • Một thiết kế quang học đảm bảo chất lượng hình ảnh rõ ràng, sắc nét nhất
  • Hệ thống cơ học mang lại hiệu suất lấy nét tự động nhanh, liền lạc
  • Khả năng chống bụi và nước để đảm bảo độ bền và độ tin cậy ở các điều kiện thời tiết khác nhau.

Nếu bạn thường chụp ảnh ngoài trời, nhất là ở những nơi ẩm ướt hoặc bụi bặm như rừng và thác nước, khả năng chống chịu thời tiết và độ bền của ống kính L-series sẽ là một khoản đầu tư đáng giá.


Nắm thông tin này: Nếu bạn sở hữu một thân máy ảnh EOS R series đủ điều kiện và ít nhất 3 ống kính L-series, thì bạn đủ điều kiện nhận Tư Cách Thành Viên EOS Professional Silver miễn phí, mang lại cho bạn nhiều lợi ích. Để biết thêm chi tiết, hãy xem Các Dịch Vụ Chuyên Nghiệp của Canon (Châu Á) (Phiên bản tiếng Anh). Hãy ghi nhớ điều này khi bạn xây dựng bộ sưu tập ống kính của mình!

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi