Tìm những nội dung bạn muốn

hoặc tìm kiếm bằng

các chủ đề

Article
Article

Article

e-Book
e-Book

e-Book

Video
Video

Video

Campaigns
Campaigns

Campaigns

Architecture
Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Máy Ảnh Nhỏ Gọn

Architecture
DSLRs

DSLRs

Architecture
Quay phim

Quay phim

Architecture
Nhiếp ảnh thiên văn

Nhiếp ảnh thiên văn

Architecture
Không gương

Không gương

Architecture
Nhiếp ảnh kiến trúc

Nhiếp ảnh kiến trúc

Architecture
Công nghệ Canon

Công nghệ Canon

Architecture
Nhiếp ảnh ít sáng

Nhiếp ảnh ít sáng

Architecture
Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Các bài phỏng vấn nhiếp ảnh gia

Architecture
Nhiếp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh phong cảnh

Architecture
Nhiếp ảnh vĩ mô

Nhiếp ảnh vĩ mô

Architecture
Nhiếp ảnh thể thao

Nhiếp ảnh thể thao

Architecture
Nhiếp ảnh du lịch

Nhiếp ảnh du lịch

Architecture
Nhiếp ảnh dưới nước

Nhiếp ảnh dưới nước

Architecture
Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Khái niệm về nhiếp ảnh và ứng dụng

Architecture
Nhiếp ảnh đường phố

Nhiếp ảnh đường phố

Architecture
Máy ảnh không gương lật full-frame

Máy ảnh không gương lật full-frame

Architecture
Ống kính và phụ kiện

Ống kính và phụ kiện

Architecture
Nature & Wildlife Photography

Nature & Wildlife Photography

Architecture
Nhiếp ảnh chân dung

Nhiếp ảnh chân dung

Architecture
Chụp ảnh ban đêm

Chụp ảnh ban đêm

Architecture
Chụp ảnh thú cưng

Chụp ảnh thú cưng

Architecture
Giải pháp in ảnh

Giải pháp in ảnh

Architecture
Đánh giá sản phẩm

Đánh giá sản phẩm

Architecture
Chụp ảnh cưới

Chụp ảnh cưới

Các thông tin hữu ích và hướng dẫn >> Tất cả thông tin hữu ích và hướng dẫn

Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Giới Hạn AF Thiếu Sáng Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Ảnh Của Tôi?

2021-09-02
1
973
Trong bài viết này:

Khi đọc về một chiếc máy ảnh mới, bạn có khả năng đã thấy nhắc đến giới hạn lấy nét thiếu sáng của nó (hay giới hạn AF thiếu sáng), thường được ghi bằng giá trị phơi sáng (EV). Ví dụ như, EOS R5 có giới hạn AF thiếu sáng là EV-6, và EOS R6, EV-6.5*. Nhưng các giá trị này thực sự có nghĩa là gì, và chúng ta nên hiểu chúng như thế nào? Chúng ta tìm hiểu trong bài viết này. (Người trình bày: Kazuo Nakahara; Người Mẫu: Honoka Kawata (Oscar Promotions)).

*khi sử dụng các ống kính có khẩu độ tối đa f/1.2

 

“EV” có ý nghĩa gì khi mô tả khả năng lấy nét thiếu sáng

Khi bạn sử dụng hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh ở các điều kiện thiếu sáng và tối khác nhau, nó hoạt động hiệu quả như thế nào so với khi bạn chụp vào ban ngày?

Giới hạn lấy nét thiếu sáng của một chiếc máy ảnh cho biết hệ thống tự động lấy nét (hệ thống AF) có thể phát hiện đối tượng ở điều kiện tối hiệu quả như thế nào. Hãy nghĩ đến nó như khả năng máy ảnh tìm (không chỉ là thấy!) vật trong bóng tối.

Có các mức "tối" khác nhau, và một số máy ảnh có thể tự động lấy nét ở các điều kiện tối hơn so với số khác.  “EV” (giá trị phơi sáng) cho chúng ta biết trong cảnh có bao nhiêu ánh sáng xung quanh, có nghĩa là, cảnh tối ở mức nào. Ánh sáng càng ít, EV càng thấp. Do đó, khi chúng ta nói rằng EOS R6 có giới hạn AF thiếu sáng là EV-6.5, chúng ta muốn nói rằng ở các điều kiện cụ thể, hệ thống AF trên EOS R6 có thể phát hiện các đối tượng ngay cả ở các tình huống tối đến EV-6.5.

Các điều kiện thiếu sáng và EV xấp xỉ của chúng
Ánh sao EV -4
Ánh trăng (trăng tròn) EV -2
Trong nhà vào ban đêm EV -1
Khu vực dân cư vào ban đêm EV 0

Hãy tưởng tượng khi ở ngoài trời vào một đêm không trăng trong đó nguồn sáng duy nhất là những ngôi sao. Trời cực kỳ tối, và thậm chí khi đó, nó đã là EV-4. Hệ thống AF trên các máy ảnh tiên tiến gần đây trong hệ thống EOS R của Canon có thể hoạt động ở các điều kiện tối hơn mức đó. Ví dụ, EV-6 tối đến mức bạn sẽ khó nhìn thấy bất kỳ thứ gì bằng mắt thường.


EOS R5/ RF50mm f/1.2L USM/ Aperture-priority AE (f/1.2, 1/60 giây)/ ISO 100


Tình huống chụp

EOS R5 có giới hạn AF thiếu sáng là EV-6, có nghĩa là nó có thể tự động lấy nét ngay cả ở các điều kiện tối như trong ảnh bên trên. Nếu tôi không thể sử dụng AF, tôi hẳn đã phải chuyển sang lấy nét thủ công, tốn nhiều thời gian hơn. Hay hơn nữa là, tính năng Face Detection và Eye Detection AF cũng hoạt động nhờ vào thuật toán AF có cải thiện đáng kể, giúp cho chụp ảnh được dễ dàng hơn.


Nắm thông tin này: Đừng nhầm "EV" này với bù phơi sáng!

Giá trị phơi sáng (EV) cũng được sử dụng để mô tả độ sáng của phơi sáng mà máy ảnh đạt được, phụ thuộc tốc độ cửa trập và khẩu độ. Đó là lý do tại sao bù phơi sáng cũng được thể hiện bằng “EV+3” hay “EV-3”. Trong trường hợp này, giá trị này chỉ số stop dư sáng hoặc thiếu sáng so với mức phơi sáng “chính xác” do máy ảnh xác định—một tình huống hoàn toàn khác!

 

Tôi có thể tối đa hóa hiệu năng AF thiếu sáng bằng cách nào?

EOS R5/ RF85mm f/1.2L USM/ Aperture-priority AE (f/1.2, 1/125 giây, EV -1.3)/ ISO 500


- Sử dụng một ống kính nhanh
- Sử dụng điểm AF trung tâm

Hệ thống AF sử dụng thông tin từ ánh sáng đi vào các điểm ảnh của cảm biến hình ảnh để lấy nét. Khi chụp ở điều kiện tối, bạn muốn tối đa hóa ánh sáng đi vào ống kính để đảm bảo hiệu năng AF cao nhất.

Máy ảnh Canon sử dụng đo sáng ở khẩu độ lớn nhất, có nghĩa là ngay cả khi bạn khép khẩu, màn khẩu vẫn mở rộng theo mặc định và chỉ tạm thời khép lại khi nhả màn trập. Do đó, lượng ánh sáng đi vào cảm biến hình ảnh được quyết định bởi khẩu độ tối đa của ống kính.

Ngoài ra, các điểm ảnh ở giữa cảm biến hình ảnh nhận được nhiều ánh sáng nhất. Do đó, khi chụp ở điều kiện tối, hãy sử dụng ống kính nhanh nhất và điểm AF trung tâm.


Nắm thông tin này: Các điều kiện chính thức đối với giới hạn AF thiếu sáng

Các mô tả chính thức thường cho biết các điều kiện đối với giới hạn AF thiếu sáng trên các máy ảnh trong hệ thống EOS R như sau:
- Ống kính f/1.2
- Điểm AF trung tâm
- ISO 100
- One Shot AF

Nói cách khác, đạt được hiệu năng AF thiếu sáng cao nhất với:
- một ống kính AF nhanh;
- điểm AF trung tâm;
- độ nhạy sáng ISO thấp; và
- Chế độ One Shot AF

Các yếu tố khác như nhiệt độ xung quanh cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu năng AF.

 

Nếu tôi không sử dụng một ống kính nhanh thì sao?

Giới hạn AF thiếu sáng thấp hơn (tối hơn) sẽ cải thiện hiệu năng AF thiếu sáng chung, ngay cả khi bạn đang sử dụng một ống kính có khẩu độ tối đa nhỏ hơn (chẳng hạn như f/4 đến f/11).

 

Thủ thuật bổ sung: Điều chỉnh độ sáng màn hình EVF/LCD

Máy ảnh EOS tự động điều chỉnh độ sáng của khung ngắm điện tử (EVF) và màn hình LCD sau cho phù hợp với điều kiện ánh sáng nổi trội. Đó là lý do tại sao quan sát cảnh qua chúng khi chụp ở điều kiện thiếu sáng hoặc tối lại là dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, nhất là khi môi trường rất tối, màn hình có thể trở nên quá sáng, gây khó chịu. Ngoài ra, mặc dù ánh sáng đi lạc thường không ảnh hưởng đến hình ảnh bạn xem khi chụp qua khung ngắm, nhưng nó có thể chiếu qua các khe hở nếu bạn đeo kính. Trong những tình huống như thế, điều chỉnh độ sáng theo cách thủ công sẽ cho phép bạn chụp thoải mái hơn.

 

Cách điều chỉnh độ sáng?

1. Vào tab SET UP (trình đơn màu vàng).
2. Tìm tùy chọn “Disp. brightness”.

Để điều chỉnh độ sáng kính ngắm, hãy quan sát qua khung ngắm.


Điều chỉnh thanh trượt nếu cần.


Để điều chỉnh độ sáng màn hình LCD phía sau, hãy rời mắt khỏi EVF và quan sát màn hình LCD:


Điều chỉnh thanh trượt nếu cần.


Khi nào cần điều chỉnh độ sáng?

- Môi trường chụp tối (đêm khuya, chụp sao): Cài đặt cho EVF/màn hình LCD sau tối hơn.
- Ngoài trời vào một ngày có nắng: Cài đặt cho màn hình LCD sau sáng hơn.

Thủ thuật: Giảm độ sáng màn hình đến một mức thích hợp hơn cũng có thể giúp giảm mức tiêu thụ pin.

 

Nắm thông tin này: Độ sáng màn hình ảnh hưởng đến cách bạn nhìn thấy hình ảnh 

Độ sáng màn hình có thể làm cho mức phơi sáng cảu ảnh trông sáng hơn hoặc tối hơn thực tế, nhất là khi bạn đã điều chỉnh nó. Để tránh thiếu sáng hoặc dư sáng, đừng dựa vào những gì bạn nhìn thấy trên màn hình. Tham khảo biểu đồ histogram, nó sẽ thể hiện sự phân bổ vùng sáng và tối chính xác hơn.


Để biết thêm thủ thuật về cách sử dụng hệ thống AF của máy ảnh của bạn hiệu quả nhất, hãy xem:
Tùy Chỉnh Chức Năng Touch & Drag AF Để Chụp Qua EVF Hiệu Quả Hơn
Chim Đang Bay: Các Thiết Lập Máy Ảnh Để Tăng Khả Năng Chụp Thành Công
Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Servo AF là gì?
Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Lập Bố Cục Trên Máy Ảnh Mirrorless Có Dễ Hơn Hay Không?

 


Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Giới thiệu về tác giả

Kazuo Nakahara

Sinh năm 1982 tại Hokkaido, Nakahara chuyển sang nhiếp ảnh sau khi làm việc tại một công ty sản xuất hóa chất. Anh học nhiếp ảnh tại Viện Thiết Kế Vantan và là giảng viên trong các hội thảo nhiếp ảnh, ngoài việc hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại. Anh cũng là đại diện của trang web thông tin nhiếp ảnh studio9.

http://photo-studio9.com/

Chia sẻ ảnh của bạn trên My Canon Story và nắm bắt cơ hội được giới thiệu trên các nền tảng truyền thông xã hội của chúng tôi